42.1. Rủi ro lãi suất
Thời hạn định lại lãi suất thực tế là thời hạn còn lại tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính cho tới kỳ định lại lãi suất gần nhất của các khoản mục tài sản và nguồn vốn.
Các giả định và điều kiện sau được áp dụng trong phân tích thời hạn định lại lãi suất thực tế của các tài sản và công nợ của Ngân hàng:
Tiền mặt, vàng bạc đá quý; góp vốn đầu tư dài hạn và các tài sản có khác (bao gồm tài sản cố định, bất động sản đầu tư
►
và tài sản có khác) được xếp loại khoản mục không chịu lãi;
Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được xếp loại tiền gửi thanh toán do đó kỳ hạn định lại lãi suất thực tế được
►
xếp loại đến một tháng;
Thời hạn định lại lãi suất thực tế của chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh được tính dựa trên thời gian đáo
►
hạn thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính của từng loại chứng khoán;
Thời hạn định lại lãi suất thực tế của các khoản tiền gửi và cho vay các TCTD; các khoản cho vay khách hàng; các khoản
►
nợ chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; các khoản tiền gửi và vay các Tổ chức tín dụng và khoản mục tiền gửi của khách hàng được xác định như sau:
Các khoản mục có lãi suất cố định trong suốt thời gian của hợp đồng: Thời hạn định lại lãi suất thực tế dựa trên thời •
gian đáo hạn thực tế tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính.
Các khoản mục có lãi suất thả nổi: Thời hạn định lại lãi suất thực tế dựa trên kỳ định lại lãi suất gần nhất tính từ thời •
điểm lập báo cáo tài chính.
Thời hạn định lại lãi suất thực tế của khoản mục phát hành giấy tờ có giá dựa trên thời gian đáo hạn thực tế của từng
►
loại giấy tờ có giá;
Thời hạn định lại lãi suất thực tế của khoản mục nguồn vốn tài trợ uỷ thác đầu tư, cho vay mà tổ chức tín dụng chịu rủi
►
ro được xếp vào kỳ hạn từ 1 năm đến 5 năm;
Thời hạn định lại lãi suất của các khoản nợ khác được xếp vào kỳ hạn từ 1 tháng đến 3 tháng. Trong thực tế, các khoản
►
mục này có thể có thời gian định lại lãi suất khác nhau. Chính sách quản lý rủi ro của Ngân hàng cụ thể như sau:
đối với hoạt động đầu tư, căn cứ vào các thông tin chủ yếu bao gồm: Cân đối vốn kinh doanh của NHCTVN trong ngắn hạn và dài hạn;
►
Cân đối vốn trên thị trường và dự đoán xu hướng lãi suất thị trường (theo Reuter, phỏng vấn…);
►
Thông tin từ các ngân hàng lớn và đối tác;
►
Thông tin chính sách từ NHNN;
►
Các nguồn thông tin khác.
►
Ngân hàng dự báo diễn biến lãi suất trên thị trường để đưa ra quyết định đầu tư cho phù hợp. Trong trường hợp dự báo lãi suất có xu hướng giảm, Ngân hàng sẽ tăng cường các khoản đầu tư dài hạn để tăng khả năng sinh lời. Ngược lại, nếu dự báo lãi suất có xu hướng tăng, Ngân hàng sẽ tăng cường đầu tư ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro lãi suất.
NgâN HàNg THươNg mại Cổ pHầN CôNg THươNg ViệT Nam