Nhóm giải pháp phát triển thanh toán thẻ

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TM CP Kỹ Thương Việt Nam (Trang 83 - 86)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.2.5. Nhóm giải pháp phát triển thanh toán thẻ

3.2.5.1. Mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ

Để thực sự tiếp cận được thị trường trong nước, đẩy mạnh doanh số thanh toán cũng như số thẻ phát hành việc phát triển được các đơn vị chấp nhận thẻ cung cấp hàng hóa tiêu dùng cho người dân là rất cần thiết, vì vậy Techcombank cần phải tăng nhanh mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ

Hiện tại, chỉ có mạng lưới siêu thị và nhà hàng là có độ chấp nhận thẻ tương đối cao, nhưng thị trường này cũng bị các ngân hàng khác khai thác đến mức bão hòa. Một siêu thị có khi đến ba, bốn ngân hàng cùng đặt máy thanh toán thẻ khiến việc đầu tư trở nên lãng phí.

Để chủ thẻ có chỗ chi tiêu, cần phải đẩy mạnh phát triển mạng lưới sang cả các loại hình đơn vị vốn không phải là truyền thống trên thị trường địa bàn thành phố như cửa hàng điện tử, quần áo thời trang, mỹ phẩm, trung tâm ngoại ngữ, đặc biệt là các nhà hàng… Thời gian đầu, chắc chắn hiệu quả hoạt động của các loại hình đơn vị chấp nhận thẻ này không thể cao bằng các đơn vị chấp nhận thẻ cho khách nước ngoài như khách sạn, cửa hàng lưu niệm. Nhưng chúng ta phải quan niệm rằng đầu tư vào các đơn vị chấp nhận thẻ ( ĐVCNT) phục vụ chủ thẻ trong nước, phục vụ người Việt Nam mới là

cách đầu tư lâu dài, bền vững và cũng là đầu tư để phát triển thị trường thẻ, phát triển số người sử dụng thẻ.

Một vấn đề cần đặc biệt chú ý là ngoài việc phát triển về diện rộng, chính sách phát triển về chiều sâu cũng cần được quan tâm.

Trước hết việc tập trung vào những ĐVCNT có doanh số cao cũng hết sức quan trọng. Ngân hàng cần có những chính sách khách hàng hợp lý để toàn bộ các ĐVCNT này chỉ thanh toán qua Techcombank, không sử dụng dịch vụ của các Ngân hàng khác nữa, đảm bảo không phải đầu tư thêm mà lại tăng đáng kể doanh số nguồn thu phí. Chẳng hạn, ngân hàng nên dành cho họ những ưu đãi trong hoạt động giao dịch khác với ngân hàng như ưu đãi trong hoạt động cho vay, thanh toán… Ngoài ra khi ký hợp đồng với ĐVCNT có thể thực hiện giảm giá với tỷ lệ phần trăm nào đó cho khách hàng sử dụng thẻ do Techcombank phát hành. Sau đó ngân hàng sẽ bù giá cho ĐVCNT, ghi có vào tài khoản của ĐVCNT toàn bộ số tiền hàng hóa, dịch vụ theo giá gốc; khi đó ĐVCNT sẽ tăng được doanh thu từ đối tượng khách hàng là chủ thẻ do Techcombank phát hành và lượng khách hàng tới làm thẻ tại Techcombank cũng sẽ tăng để mua hàng hóa với giá rẻ. Khi thẻ do Techcombank được phát hành nhiều, người dân đã biết đến thẻ một cách rộng rãi và nhận biết được các tiện ích do thẻ mang lại, Ngân hàng sẽ dần điều chỉnh mức bù giá cho ĐVCNT và tiến tới sẽ không bù giá nữa đồng thời bắt đầu thực hiện thu phí dịch vụ thanh toán từ ĐVCNT và thu phí khác từ chủ thẻ để cho công tác phát hành – thanh toán thẻ của Ngân hàng thực sự đem lại lợi nhuận.

Với chung cả mạng lưới ĐVCNT, Techcombank nên thực hiện các chương trình trao thưởng cho những ĐVCNT nào có doanh số cao và ổn định, thực hiện cộng điểm thưởng với những ĐVCNT hoạt động hiệu quả…

Ngoài ra Techcombank cũng cần định kỳ cho người xuống các ĐVCNT để kiểm tra và bảo dưỡng máy, sửa chữa kịp thời những hỏng hóc để kéo dài thời gian sử dụng và để xem thực tế ĐVCNT sử dụng thiết bị có hiệu quả không. Cũng cần hướng dẫn đào tạo cho nhân viên của ĐVCNT về cách sử dụng máy, cập nhật những thông tin mới về tình hình thẻ giả mạo… để nâng cao hiệu quả của ĐVCNT.

3.2.5.2. Phát triển hệ thống ATM

Một trong những cách để cạnh tranh hiệu quả là thông qua các máy ATM – nơi cung cấp các dịch vụ ngân hàng tự phục vụ, cung cấp cho ngân hàng nhiều tiện ích và hỗ trợ ngân hàng tận dụng được các công nghệ hiện đại hóa, tăng cường hiệu quả hoạt động và đáp ứng các nhu cầu khách hàng. Hiện tại hệ thống ATM của Ngân hàng trong tình trạng quá tải vì vậy trong thời gian tới Techcombank cần phải chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ATM.

Trước hết, cần phải mở rộng mạng lưới ATM tránh tình trạng tập trung quá nhiều giao dịch vào một số máy. Ngân hàng phải lên kế hoạch kỹ lưỡng về việc triển khai ATM, sẽ triển khai bao nhiêu máy, lựa chọn địa điểm đặt máy có hiệu quả như tại các khu vực dân cư đông đúc, tại các siêu thị, các trung tâm thương mại lớn nơi có lượng người giao dịch mua bán nhiều…, không những vậy còn cần cân nhắc đế các vấn đề như điện, thời tiết, giao thông… có đảm bảo cho hoạt động của máy ATM được thông suốt không?

Về dịch vụ bảo trì: Hầu hết các máy ATM xử lý lượng giao dịch rất lớn và cần được bảo trì đúng cách để đảm bảo sự chính xác trong giao dịch của khách hàng. Cần đảm bảo các module phân phối tiền mặt, hệ thống liên lạc, hệ thống thẻ, màn hình, bàn phím được bảo trì đúng cách, các thiết bị lỗi cần được phát hiện sớm và thay thế, đảm bảo mạng được duy trì và hoạt động tốt.

Về xử lý các sự cố liên quan tới máy ATM: Đôi khi máy ATM có thể gặp sự cố làm máy không hoạt động như nghẽn mạch, hết giấy nhật ký…, khi đó Ngân hàng cần phải có bộ phận thường xuyên theo dõi tình trạng hoạt động của các máy ATM để kịp thời có biện pháp khắc phục bảo đảm máy ATM hoạt động thông suốt.

Ngoài ra Ngân hàng cũng cần chú trọng tới sự an toàn của chủ thẻ khi thực hiện giao dịch trên máy ATM. Nên đầu tư xây kín thành hộc xung quanh máy ATM với lớp cửa kính nhất là những máy đặt tại siêu thị, nơi đông người qua lại khi đó sẽ đảm bảo an toàn cho khách hàng trong việc không lộ số PIN và không thể bị cướp giật tiền một cách đáng tiếc. Ngân hàng cũng cần thường xuyên kiểm tra tình trạng máy ATM để kịp thời phát hiện những thiết bị đọc thẻ gắn trộm trên máy nếu có.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TM CP Kỹ Thương Việt Nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w