Kết quả hoạt động kinh doanh:

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Thăng Long (Trang 45 - 79)

5. Kết cấu luận văn:

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh:

Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Tổng thu 82.283 100 128.080 100 196.570 100

- Thu lãi cho vay 55.977 68,03 79.858 62,35 115.662 58,84 - Thu lãi tiền gửi 18.711 22,74 38.091 29,74 66.008 33,58 - Thu phí dịch vụ

& lãi kd ngoại tệ 7.595 9,23 10.131 7,91 14.900 7,58

2. Tổng chi 74.315 100 118.448 100 185.101 100

- Chi trả lãi tiền

gửi 57.289 77,09 90.660 76,54 139.011 75,10 - Chi dịch vụ 438 0,59 746 0,63 2.277 1,23 - Chi tài sản, văn

phòng 3.939 5,28 6.159 5.2 12.902 6,97

- Chi phí quản lý 5.180 6,97 8.079 6,82 13.531 7,31 - Chi dự phòng 8.469 10,05 12.804 10.81 17.381 9,39

3. LN trước thuế 7.968 9.632 11.469

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của CN NH TMCP NT Thăng Long)

Như vậy trong những năm qua, Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tất cả các mặt hoạt động. Trong các nguồn thu đem lại lợi nhuận cho Chi nhánh thì nguồn thu từ cho vay và thu lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tổng thu nhập từ hai nguồn này luôn đạt mức xấp xỉ 90%-92% tổng thu nhập. Trong khi đó, thu từ kinh doanh ngoại tệ và thu phí dịch vụ chỉ đạt con số rất khiêm tốn, thường chiếm dưới 10% tổng

thu nhập. Trong tổng chi phí thì chi trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuy nhiên, tỷ trọng này đang có sự giảm dần qua các năm từ 2005 đến 2007. Các khoản chi khác như: chi dịch vụ, chi tài sản, văn phòng, chi phí quản lý, chi dự phòng đều tăng. Bắt đầu từ năm 2005, Chi nhánh thực hiện Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN làm cho khoản chi để trích lập dự phòng rủi ro tăng lên mạnh. Điều này cũng làm cho lợi nhuận của các năm giảm đi đáng kể.

2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG THĂNG LONG

2.2.1. Thực trạng tín dụng tại Chi nhánh

2.2.1.1. Chính sách tín dụng của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long

 Nguyên tắc chung

Chính sách tín dụng của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long được ban hành nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng của Chi nhánh cho khách hàng tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau đây:

- Tuân thủ pháp luật: Việc cấp tín dụng cho khách hàng phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan.

- Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam nói chung cũng như của Chi nhánh nói riêng tại từng thời kỳ: Việc mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược và có sự kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống ngân hàng.

- Vừa tôn trọng quyền tự quyết của Giám đốc chi nhánh vừa bảo đảm mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng: Chính sách này vừa chú trọng tính an toàn

tín dụng, song vừa bảo đảm tính linh hoạt trong hoạt động thực tế của các chi nhánh.

- Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng: Thực hành thống nhất chính sách khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu, việc giao dịch với khách hàng được xây dựng theo mô hình một đầu mối giao dịch.

- Đề cao trách nhiệm cá nhân: Mục đích là nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Cán bộ có quyền tự quyết và tự phải chịu trách nhiệm trước quyết định đó.

 Chính sách cho vay đối với khách hàng

Nội dung chính sách cho vay được soạn thảo trên cơ sở:

- Quy chế về bảo đảm tiền vay do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ban hành;

- Quy chế cho vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ban hành;

- Chiến lược, định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng như của Chi nhánh Thăng Long

Một số nội dung cơ bản của chính sách cho vay khách hàng

- Đối tượng vay vốn: áp dụng cho tất cả đối tượng vay vốn để đảm bảo tính bình đẳng.

- Nguyên tắc cho vay: Sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Điều kiện cho vay:

+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

+ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật.

+ Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP NT Việt Nam.

- Mức cho vay: không quy định cố định mức cho vay, giám đốc chi nhánh tự quyết định mức cho vay theo nhu cầu và khả năng của khách hàng, theo khả năng nguồn vốn của ngân hàng và qui định của pháp luật.

- Thời hạn cho vay: không qui định giới hạn tối đa về thời hạn cho vay, được xác định căn cứ vào chu kì sản xuất, thời hạn thu hồi vốn của dự án, khả năng nguồn vốn của ngân hàng, thời hạn cho phép hoạt động kinh doanh của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng.

- Lãi suất cho vay: áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt. Chi nhánh tự chủ động đưa ra một mức lãi suất có lợi cho mình

+ Phương thức áp dụng lãi suất cũng linh hoạt: áp dụng lãi suất cố định hay có điều chỉnh.

- Bảo đảm tiền vay: Chi nhánh tự xem xét quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong việc lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm giảm thiểu rủi ro cho khoản vay ở mức thấp nhất.

2.2.1.2. Thực trạng tín dụng tại Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long

Năm 2007 là năm thứ tư liên tiếp NH TMCP NT Việt Nam thực hiện chủ trương “Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở tập trung nâng cao chất lượng và

hướng tới chuẩn mực quốc tế”. Quán triệt tinh thần trên, toàn hệ thống tăng

cường các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng, kiểm soát chặt chẽ. Bên cạnh việc khống chế tổng mức dư nợ tối đa đối với các chi nhánh có chất lượng tín dụng chưa tốt, kiên quyết hạ giới hạn tín dụng đối với các khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, hoạt động kinh doanh không hiệu quả, NH TMCP NT Việt Nam tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi các quy định về giới hạn tín dụng cho

phù hợp hơn với hoạt động thực tiễn. Các chi nhánh trong đó có Chi nhánh Thăng Long đã coi trọng lựa chọn danh mục khách hàng và ngành cho vay, thực hiện nghiêm túc tăng trưởng tín dụng lựa chọn theo vùng, luôn bám sát và xử lý tốt các khoản nợ xấu, tăng dần tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản.

Mức dư nợ của Chi nhánh đến cuối năm 2007 đạt 1.200.000 triệu VNĐ vượt kế hoạch do NH TMCP NT Việt Nam giao.

a. Thực trạng tín dụng phân theo thời hạn

Bảng 3: Tín dụng phân theo thời hạn

Đơn vị: Triệu VNĐ

Dư nợ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Ngắn hạn 465.877 674.847 807.960 Tỷ trọng 65,66% 66,36% 67,33% Trung hạn 93.800 132.000 162.000 Tỷ trọng 13.22% 12,98% 13,50% Dài hạn 149.853 210.102 230.040 Tỷ trọng 21,12% 20,66% 19,17% Tổng dư nợ 709.530 1.016.949 1.200.000

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long)

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Đến 31/12/2007, tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh đạt 1.200.000 VNĐ tăng 18% so với năm 2006. Năm 2006 mức tăng trưởng dư nợ tín dụng tăng 43,33% so với năm 2005. Xu hướng giảm dần tốc độ tăng trưởng dư nợ nằm trong định hướng tăng cường kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh.

Từ 2005 đến 2007 sự thay đổi theo cơ cấu thời hạn là không đáng kể, trong đó chủ yếu vẫn là cho vay ngắn hạn chiếm trên 65%, cho vay dài hạn chiếm trên 19% tỷ trọng dư nợ, tăng nhanh và nhiều hơn so với các khoản nợ trung hạn

Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng từ năm 2005 đến 2007 cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối chứng tỏ dư nợ ngắn hạn tăng tỷ lệ thuận với mức tăng tổng dư nợ. Tỷ trọng dư nợ dài hạn giảm từ năm 2005 đến năm 2007 song con số tuyệt đối lại tăng lên chứng tỏ tổng dư nợ tăng nhanh hơn so với nợ dài hạn.

Trong những năm gần đây, Chi nhánh chủ yếu tập trung vào các khoản nợ ngắn hạn, có thời gian thu hồi vốn nhanh nên hạn chế được những rủi ro như lãi suất, tỷ giá. Mặt khác, cho vay ngắn hạn hạn chế rủi ro do vốn không bị đọng lại ở người vay quá lâu, khó kiểm soát.

b. Thực trạng tín dụng theo loại tiền cho vay Bảng 4: Cho vay bằng đồng Việt Nam

Đơn vị: Triệu VNĐ

Dư nợ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Ngắn hạn 240.350 340.858 420.494 Tỷ trọng 69,74% 74,25% 73.35% Trung hạn 71.916 92.332 116.471 Tỷ trọng 20,87% 20,11% 19,62% Dài hạn 32.353 25.861 56.795 Tỷ trọng 9,39% 5,64% 7,03% Tổng dư nợ 344.619 459.051 593.760

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của chi nhánh NH TMCP NT Việt Nam))

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Chi nhánh duy trì cơ cấu cho vay khá ổn định; cho vay bằng VNĐ của chi nhánh chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn chiếm trên 69%, trung hạn trên 19%, dài hạn trong khoảng từ 5-10%.

Bảng 5: Cho vay bằng ngoại tệ qui đổi

Đơn vị: Triệu VNĐ

Dư nợ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Ngắn hạn 225.527 333.989 387.466 Tỷ trọng 61,80% 59,87% 63,91% Trung hạn 21.884 39.668 45.529 Tỷ trọng 6,00% 7,11% 7,51% Dài hạn 117.500 184.241 173.245 Tỷ trọng 32,2% 33,02% 28,58% Tổng dư nợ 364.911 557.898 606.240

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long)

Trong bảng số liệu trên ta thấy: Giai đoạn 2005-2007 tín dụng ngắn hạn bằng ngoại tệ lại tăng nhanh chiếm khoảng trên 59% tổng dư nợ, còn lại là tín dụng trung và dài hạn trong đó tín dụng dài hạn chiếm khoảng trên 28%. Tín dụng trung hạn chiếm khoảng trên 6% tổng dư nợ

Bảng 6: Cho vay theo loại tiền

Đơn vị: Triệu VNĐ

Bằng VNĐ 344.619 459.051 593.760 48,57% 45,14% 49,48% Bằng ngoại tệ 364.911 557.898 606.240 51,43% 54,86% 50,52% Tổng dư nợ 709.530 1.016.949 1.200.000

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long)

Tín dụng ngoại tệ có xu hướng tăng từ năm 2005 đến 2007. Năm 2007 dư nợ ngoại tệ là 606.240 triệu VNĐ tăng về số tuyệt đối so với năm 2006, tăng 8,7% nhưng chỉ chiếm 50,52% tổng dư nợ, trong khi năm 2006 là 54,86%. Sở dĩ như vậy vì dư nợ ngoại tệ tăng nhưng mức tăng trưởng chậm hơn so với tổng dư nợ nên có sự giảm trong cơ cấu so với năm 2006.

Chi nhánh có nguồn vốn ngoại tệ lớn, chi phí rẻ. Nắm bắt lợi thế cạnh tranh này, Chi nhánh đã đẩy mạnh tín dụng ngoại tệ. Trong những năm gần đây, Chi nhánh đã nâng cao hệ số sử dụng nguồn vốn ngoại tệ thông qua đầu tư cho các dự án lớn của Chính phủ. Với thế mạnh về vốn và khả năng quản lý tài chính, quản lý dự án Chi nhánh đã tập trung vào lĩnh vực tài trợ dự án, quan tâm đến những dự án trọng điểm quốc gia.

c. Thực trạng tín dụng phân theo thành phần kinh tế

Bảng 7: Tín dụng phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Triệu VNĐ

DNQD 430.685 513.559 618.000 Tỷ trọng 60,70% 50,50% 51,50% DN ngoài QD 232.726 420.000 489.600 Tỷ trọng 32,8% 41,30% 40,8% Cá thể 46.119 83.390 92.400 Tỷ trọng 6,5% 8,2% 7,7% Tổng dư nợ 709.530 1.016.949 1.200.000

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long)

Qua bảng số liệu trên ta thấy khách hàng doanh nghiệp Nhà nước là khách hàng chủ yếu và truyền thống của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long. Tỷ trọng DNNN luôn chiếm phần lớn tổng dư nợ (trên 50%). Tuy nhiên trong những năm gần đây đã có sự chuyển dịch một cách từ từ trong cơ cấu cho vay từ năm 2005 đến năm 2007. Năm 2005 dư nợ của Doanh nghiệp quốc doanh chiếm 60,70% tổng dư nợ; gấp 1,85 lần dư nợ của Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chiếm 32,8% tổng dư nợ). Nhưng đến năm 2007 khoảng cách chênh lệch giữa dư nợ của Doanh nghiệp Quốc doanh và Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh đã thu hẹp lại, dư nợ của DNQD là 489.000 triệu VNĐ; gấp 1,26 lần dư nợ của DN ngoài QD, chiếm 51,5% trên tổng dư nợ, trong khi đó dư nợ của DN ngoài QD chiếm 40,8% tổng dư nợ, còn lại là cho vay đối với các hộ cá thể (chiếm tỷ trọng nhỏ dưới 8,2%).

Trước đây, Ngân hàng TMCP NT Việt Nam được biết đến như một ngân hàng chuyên doanh hoạt động trong lĩnh vực tài trợ xuất nhập khẩu và

thường chỉ quan hệ với những doanh nghiệp Nhà nước lớn, các Tổng công ty. Nhưng ngày nay, để phát triển phù hợp với chủ trương của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, nâng cao vai trò, tầm quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Ngân Hàng TMCP NT Việt Nam nói chung cũng như Chi nhánh Thăng Long nói riêng đã có sự thay đổi chiến lược cơ cấu, Chi nhánh đã mở rộng tín dụng cho khối khách hàng thể nhân cũng như pháp nhân, vừa cho vay bán buôn vừa mở rộng bán lẻ, bên cạnh việc tiếp tục hợp tác với các Tổng công ty và các Doanh nghiệp Nhà nước, chi nhánh đã tích cực mở rộng cho vay đối với khách hàng là DN ngoài QD (chủ yếu là các công ty TNHH, CTCP, DNTN).

d. Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo

Bảng 8: Tín dụng phân theo tài sản đảm bảo

Đơn vị: Triệu đồng

Dư nợ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Cho vay có TSĐB 137.791 363.254 477.480 Tỷ trọng 19,42% 35,72% 39,79% Cho vay không có TSĐB 571.739 653.695 722.520 Tỷ trọng 80,58% 64,28% 60,21% Tổng dư nợ 709.530 1.016.949 1.200.000

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long)

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách là tăng dần tỷ trọng tài sản đảm bảo trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh NH TMCP NT

Thăng Long, tỷ lệ cho vay được đảm bảo bằng tài sản ngày càng tăng, từ 19,42%/tổng dư nợ năm 2005 lên 39,79% năm 2007. Trước thực trạng diễn biến kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới ngày càng biến động, cạnh tranh gay gắt, ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Do đó, cho vay có bảo đảm bằng tài sản là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao tính an toàn trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, do đối tượng khách hàng của Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long trước đây chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, tổng công ty với bề dày lịch sử kinh doanh nên thường đó là những khách hàng tốt, uy tín nên cho vay chủ yếu áp dụng hình thức tín chấp. Từ khi thực hiện chủ trương cổ phần hóa các DNNN, các tổng công ty, chuyển đổi mô hình sang công ty cổ phần, đồng thời, thực hiện quy định bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước là đảm bảo yêu cầu an toàn trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh NH TMCP NT Thăng Long đã áp dụng cho vay có tài sản đảm bảo đối với các khoản cấp tín dụng mới, đồng thời yêu cầu bổ sung tài sản đảm bảo đối với các khoản vay vẫn còn dư nợ. Nhờ đó, tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo đã tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, tỷ trọng tài sản đảm bảo này vẫn thấp, cao nhất mới chỉ chiếm khoảng 39,79%/tổng dư nợ năm 2007. Chi nhánh cần tiếp tục nâng cao tỷ trọng này trong những năm tới.

2.2.2. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh

2.2.2.1. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánh

 Quan điểm tổng quát của Chi nhánh về rủi ro tín dụng

- Không tập trung cấp tín dụng quá cao cho 1 khách hàng, 1 ngành

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Thăng Long (Trang 45 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w