Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại công ty kinh đô (Trang 55 - 57)

Thẩm định tài chính dự án đầu tư không chỉ xem xét các chỉ tiêu hiệu quả của dự án mà điều quan trọng hơn là với mức vốn đầu tư dự toán cần phải làm sao xác định một cơ cấu vốn hợp lý, đảm bảo tiến độ huy động vốn phù hợp với tiến độ công trình của dự án. Công tác thẩm định tài chính dự án ở Kinh Đô đã đáp ứng được phần nào yêu cầu này. Sự phù hợp trong bố trí các nguồn vốn huy động cho dự án được đảm bảo. Công ty không thường xuyên rơi vào tình trạng tiền quá nhàn rỗi để trong két, cũng không phải đến mức vay " nóng" với lãi suất cao để đáp ứng cho dự án. Nhờ có công tác thẩm định nhất là thẩm định thị trường mà công ty đã xác định được đúng phương hướng kinh doanh cho mình phù hợp với nhu cầu lớn của nền kinh tế.

Công tác thẩm định được tổ chức và tiến hành phù hợp với quy mô của công ty và được làm rất cẩn thận. Mỗi một dự án được đưa ra rất nhiều phương án khác nhau trên cơ sở đó lựa chọn phương án tối ưu. Điển hình như dự án 292 Tây Sơn, cán bộ thẩm định đã đưa ra tới hơn 30 phương án, mỗi phương án là một mức đơn giá cho thuê, đi kèm theo là đánh giá sự thoả thuận giữa công ty với khách hàng về đơn giá, tổng diện tích thuê, thời gian trả tiền thuê…

Công tác thẩm định tài chính đã giúp cho công ty thực hiện được những dự án có hiệu quả, làm cho tiềm lực tài chính của công ty ngày càng mạnh. Việc thành lập ra phòng Kinh doanh đầu tư tiếp thị không những

nâng cao chất lượng công tác thẩm định mà còn giúp giải quyết được một phần việc làm cho người lao động, phục vụ cho yêu cầu của nhiệm vụ của công ty với Liên đoàn lao động Thành phố.

Việc lựa chọn phương thức khấu hao nhanh cũng là một điều đáng chú ý ở Kinh Đô. Phương thức khấu hao nhanh tuy rằng làm giảm lợi nhuận trên sổ sách của công ty nhưng nó lại mang lại cho công ty một nguồn vốn kinh doanh . Đồng thời khấu hao nhanh thì khi đã hết thời gian khấu hao tính trên sổ sách tuy nhiên tài sản vẫn có thể tiếp tục sử dụng và mang lại lợi nhuận cho công ty. Năm 2003, tài sản đã hết khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng của công ty là 708 617 396 đồng.

Quy trình thẩm định tài chính của công ty tuy không được tách riêng ra mà xét một cách tổng thể đôi lúc được gộp lẫn vào với công tác thẩm định thị trường, công tác lập dự án…Tuy nhiên không vì thế mà hiệu quả của thẩm định tài chính dự án bị giảm nhẹ. Tuy không quy mô và chi tiết như công tác thẩm định tài chính dự án ở các công ty lớn và các dự án lớn có tầm cỡ xong các chỉ tiêu mà công ty sử dụng cũng là các chỉ tiêu cơ bản và cần thiết để đánh giá một dự án.

Kết quả của thẩm định tài chính dự án thể hiện ở chất lượng các dự án đã thực hiện và cụ thể hơn thể hiện ở kết quả kinh doanh của công ty. Ta có thể tham khảo các số liệu sau:

Năm 2003, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 23,85%.Tỷ lệ nợ phải trả so với toàn bộ tài sản là 26,55% bao gồm các khoản vay ngân hàng để xây toà nhà 292 Tây Sơn, vay Liên đoàn lao động Hà Nội để đầu tư dự án Tân Thanh, vay ngắn hạn ngân hàng để thanh toán với khách hàng. Khả năng thanh toán tổng quát là 88,51% và khả năng thanh toán nhanh là 18,56% cho thấy vào tháng cuối năm công ty có hơi gặp khó khăn về tiền mặt tuy nhiên đã được giải quyết vào đầu năm 2004 khi thu được tiền theo hợp đồng cho thuê văn phòng. ( Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2003). Đây là kết quả của sự phối hợp trong hoạt động của công ty, lấy ngắn nuôi dài. Những người làm dự án biết cách bố trí phân phối nguồn vốn sao cho công ty không nhàn rỗi tiền cũng không thâm hụt kéo dài.

Bố trí nguồn vốn cho công ty và dự án: Tỷ lệ nợ/Tổng vốn của công ty là 26,55%, tỷ lệ vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn là 73,45% -> Công ty khá độc lập với chủ nợ, thể hiện mức độ tự tài trợ của công ty đối với vốn kinh doanh của mình, công ty không bị ràng buộc hoặc bị sức ép của các khoản nợ vay. Đây chính là lợi thế của công ty trong quá trình tăng trưởng bởi sự đầu tư dùng nguồn vốn vay sẽ làm cho các nhà cho vay yên tâm vì 2 số liệu trên chứng tỏ vốn của bản thân công ty chiếm phần lớn trong tổng số vốn, do đó nếu có rủi ro trong kinh doanh thì phần thiệt hại của các chủ nợ sẽ ít hơn trong trường hợp vốn tự có của công ty thấp.

Bên cạnh những kết quả đạt được cũng không tránh khỏi một số hạn chế trong công tác thẩm định tài chính dự án.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại công ty kinh đô (Trang 55 - 57)