Giai đoạn thu hồi vốn gốc và lãi

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán NVL, CCDC ở C.ty Liên hiệp thực phẩm Hà Tây (Trang 27)

Bên nhận tài trợ phải chủ động trả nợ (gốc và lãi) cho các tổ chức tín dụng đầu mối theo kỳ hạn đã thoả thuận. Đến kỳ hạn trả nợ, nếu bên nhận tài trợ không chủ động trả nợ thì tổ chức tín dụng đầu mối phải đôn đốc bên nhận tài trợ trả nợ đúng hạn. Trong trờng hợp bên vay gặp khó khăn, tổ chức tín dụng đầu mối có thể thống nhất với các thành viên tham gia về việc gia hạn nợ, giảm lãi, giảm phí đối với khoản nợ đó.

Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày bên vay trả nợ gốc và lãi, tổ chức tín dụng đầu mối thực hiện trích trả gốc và lãi cho các tổ chức tín dụng tham gia hợp vốn theo tỷ lệ thực tế góp vốn tài trợ của các thành viên vào tài khoản mở tại tổ chức tín dụng đầu mối.

Nếu tổ chức tín dụng đầu mối chậm trễ trong việc trích trả cho các bên tham gia hợp vốn số tiền gốc và lãi do bên vay trả thì tổ chức tín dụng đầu mối phải trả cho các bên tham gia lãi phạt chậm theo mức lãi suất ấn định tại hợp ddồng đồng tài trợ trên tổng số tiền trả chậm và số ngày trả chậm thực tế.

1.1.5.4. Quản lý nợ vay và xử lý rủi ro

1.1.5.3.1. Quản lý nợ vay

Việc giải ngân chỉ đợc thực hiện khi bên vay đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định. Sau khi giải ngân, các tổ chức tín dụng phải kiểm tra xem khoản vay có đợc sử dụng đúng mục đích không. Sau khi rút vốn, các tổ chức tín dụng lập và thông báo cho bên vay lịch trả nợ cho toàn bộ khoản vay theo mẫu quy định. Bên cho vay có quyền ngừng cho vay đồng thời thu nợ tr- ớc hạn cả gốc, lãi và các khoản phí trong các trờng hợp sau:

- Bên vay cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật

- Bên vay giải thể, mất khả năng thanh toán, có nguy cơ phá sản

- Bên vay sử dụng tiền vay sai mục đích, kinh doanh thua lỗ trong thời gian dài mà không khắc phục đợc, có các tranh chấp đe dọa đến tài sản của bên vay

- Bên vay vi phạm các điều quy định tại hợp đồng tín dụng

1.1.5.3.2. Quản lý rủi ro

Mặc dù đồng tài trợ sẽ làm giảm thấp nguy cơ rủi ro tín dụng và san sẻ những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra, song điều đó không có nghĩa là nhiệm vụ quản lý rủi ro bị coi nhẹ. Hơn nữa, ngoài rủi ro tín dụng thông th- ờng, đồng tài trợ còn có thêm rủi ro phát sinh trong quá trình các tổ chức tín dụng hợp vốn để cho vay. Do vậy, chúng ta đều thấy rằng việc phân tích, quản trị rủi ro tín dụng là những vấn đề cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành bại trong hoạt động đồng tài trợ của ngân hàng.

a/Quản lý rủi ro tín dụng thông thờng

Để thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro, yêu cầu đặt ra là phải thực hiện tốt việc phân tích rủi ro. Phân tích rủi ro tín dụng là hoạt động bắt buộc trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Chất lợng của công tác phân tích rủi ro tín dụng phụ thuộc nhiều vào trình độ cán bộ tín dụng.

Có nhiều phơng pháp đánh giá rủi ro tín dụng khác nhau, tuy nhiên hiện nay phơng pháp áp dụng thông thờng là phân tích tín dụng thông qua chủ đầu t và dự án đầu t.

-Phân tích chủ đầu t

Việc đầu tiên, ngân hàng phải xem xét t cách pháp nhân của chủ đầu t để phân tích khả năng chịu trách nhiệm trớc pháp luật của họ. Cùng với việc phân tích t cách pháp nhân, ngân hàng tiến hành phân tích uy tín của khách hàng.uy tín của khách hàng đợc phân tích thông qua mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng từ trớc đến nay, quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác, quan hệ của khách hàng với các bạn hàng.

Tiếp theo, ngân hàng xem xét nguyện vọng của chủ đầu t có chính đáng không. Nguyện vọng vay vốn để tài trợ cho các dự án phải tuân thủ đúng pháp luật của nhà nớc và tình hình thực tế của đơn vị. Cuối cùng, ngân hàng tiến hành phân tích năng lực tài chính của khách hàng nhằm thấy đợc

khả năng cân đối nguồn tiền có thể sử dụng để chi trả khi cần thiết. Khi phân tích các yếu tố này, ngân hàng cần quan tâm căn cứ vào việc phân tích bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu thờng đợc sử dụng để đánh giá năng lực tài chính của khách hàng là:

Nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số tài trợ =

Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp bởi vì hầu hết tài sản mà doanh nghiệp hiện có đều đợc đầu t bằng số vốn của mình.

Tình hình tài chính của doanh nghiệp còn đợc thể hiện rõ nét qua khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán: phản ánh khả năng tài chính của doanh nghiệp trong việc đáp ứng những khoản nợ của đơn vị. Nếu doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán thì tình hình tài chính sẽ khả quan và ngợc lại. Do vậy, khi đánh khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp không thể không xem xét khả năng thanh toán đặc biệt là khả năng thanh toán ngắn hạn. Để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp ngời ta sử dụng các chỉ tiêu:

Tổng số tài sản lu động Tỷ suất thanh toán =

ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn

Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng của các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh toán trong vòng 1 năm hay một chu kỳ kinh doanh) của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ 1 thì doanh nghiệp có đủ khả

năng thánh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thờng hoặc khả quan.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lu động. Thực tế cho thấy nếu chỉ tiêu này lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,1 đều không tốt vì sẽ gây ứ đọng vốn hoặc thiếu vốn để thanh toán.

Thực tế cho thấy, tỷ suất thanh toán này nếu lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tơng đối khả quan, nếu nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán, công nợ và do đó có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không đủ thanh toán. Tuy nhiên tỷ suất này quá cao lại phản ánh một tình trạng không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm khả năng sử dụng vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi phân tích khả năng tài chính, ngân hàng cần xem xét đến khả năng điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, sự tín nhiệm và năng lực sản xuất.

-Phân tích dự án

Tổng số vốn bằng tiền

Tổng số tài sản lưu động Tỷ suất thanh toán của

vốn lưu động =

Tổng số vốn bằng tiền

Tổng số nợ ngắn hạn Tỷ suất thanh toán

Sau khi tiến hành phân tích chủ đầu t, ngân hàng tiến hành xem xét dự án đầu t. Các bớc cần thiết khi phân tích dự án bao gồm:

Một là: phân tích thị trờng

Bớc phân tích này rất quan trọng đối với dự án sản xuất sản phẩm mới, mở rộng sản xuất. Nghiên cứu thị trờng nhằm giúp ngân hàng thấy đợc xu thế tơng lai của sản phẩm mà dự án sản xuất: sản phẩm đó có đợc thị trờng chấp nhận hay không, khả năng tiêu thụ nhiều hay ít…

Nghiên cứu khả năng tiêu thụ sản phẩm cùng loại trong thời gian qua, các hợp đồng bao tiêu sản phẩm cùng các văn bản giao dịch về sản phẩm nh đơn đặt hàng, biên bản đàm phán…

Nghiên cứu khả năng cạch tranh: nghiên cứu các nhà sản xuất và nhập khẩu cùng loại, đồng thời đánh giá sức cạch tranh của sản phẩm qua nghiên cứu thị trờng.

Hai là: phân tích kỹ thuật

Phân tích quy mô dự án và công nghệ trang thiết bị nhằm thấy đợc sự phù hợp của dự án với sự tiêu thụ sản phẩm cũng nh sử dụng trang bị là hợp lý. Thẩm định việc cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác nhằm có những biện pháp dự trữ nguyên vật liệu cũng nh tìm nguồn cung cấp hợp lý. Từ đó tính tổng nhu cầu hàng năm về nguyên vật liệu trên cơ sở định mức để so sánh mức tiêu hao với thực tế.

Phân tích về mặt lựa chọn địa điểm xây dựng dự án để xem xét địa điểm xây dựng có thuận tiện không. Kiểm tra quy mô, giải pháp kiến trúc, kết cấu xây dựng, kế hoạch tiến độ có phù hợp với quy mô dự án không. Phân tích về phơng diện tổ chức, quản lý thực hiện và vận hành dự án để có thể chọn đợc đơn vị thiết kế, thi công làm việc có hiệu quả nhất.

Ba là: phân tích phơng diện tài chính của dự án

Phân tích phơng diện kỹ thuật và thị trờng làm tiền đề cho phân tích khả năng tài chính của dự án. Bớc phân tích này chủ yếu dùng các chỉ tiêu:

Các chỉ tiêu đánh giá tiềm lực tài chính: hệ số vốn tự có trên vốn vay, hệ số này phải lớn hơn hoặc bằng 1, với những dự án mà hiệu quả thu đợc là chắc chắn thì hệ số này có thể nhỏ hơn một (khoảng 2/3 là phù hợp). Tỷ trọng vốn tự có trong vốn đầu t phải lớn hơn hoặc bằng 50% đối với những dự án có hiệu quả thì có thể bằng 40%. Tỷ lệ giữa vốn lu động và nợ ngắn hạn phải lớn hơn hoặc bằng 1. Tỷ lệ giữa tổng thu từ lợi nhuận thuần và khấu hao so với nợ đến hạn phải trả lớn hơn hoặc bằng 1.

Các chỉ tiêu dánh giá hiệu quả sử dụng vốn:

Doanh thu thuần bình quân Vòng quay vốn (năm) quy về hiện tại lu động bình quân =

cả đời dự án Vốn lu động bình quân (năm) quy về hiện tại

Lợi nhuận thuần bình Tỷ suất lợi quân quy về hiện tại nhuận doanh =

thu Doanh thu bình quân quy về hiện tại

Phân tích độ nhậy của dự án nhằm phân tích tình hình bất trắc rủi ro của dự án do sự thay đổi một hay nhiều yếu tố (giá cả, chi phí đầu vào, doanh

thu ) ảnh h… ởng đến các chỉ tiêu hiệu quả của dự án nh NPV, IRR. Khi tính độ nhậy của dự án ngời ta thờng cho các biến số giá cả, chi phí đầu t, doanh thu biến đổi 1% để xem NPV, IRR thay đổi là bao nhiêu. Điều quan trọng… trong đánh giá độ nhậy của dự án là phải dự toán đợc xu thế và mức độ thay đổi của các yếu tố ảnh hởng. Việc phân tích độ nhậy của dự án giúp cho chủ đầu t và ngân hàng khoanh đợc hành lang an toàn cho hoạt động của dự án.

Phân tích điểm hoà vốn: điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu bằng chi phí bỏ ra. Điểm hoà vốn đợc tính cho một năm và thờng tính ở năm đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định.

Phân tích khả năng đảm bảo tiền vay. Việc phân tích này thông qua xem xét nguồn trả nợ dự phòng trong trờng hợp kế hoạch của khách hàng không thực hiện đợc.

b/Quản lý rủi ro liên kết

Trong triển khai hoạt động đồng tài trợ dễ nảy sinh rủi ro từ sự liên kết lỏng lẻo giữa các thành viên tham gia. Có thể gọi đó là rủi ro liên kết.

Nguyên nhân của rủi ro liên kết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giai đoạn mời gọi hợp vốn: Nguyên nhân xuất hiện rủi ro trong giai đoạn này thờng bắt nguồn từ phía ngân hàng đầu mối. Do không chọn kỹ đối tác tham gia đồng tài trợ, nên có thể ngân hàng đợc mời hợp vốn đang khó khăn về vốn hoặc đang phải đối mặt với khoản nợ qúa cao. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc giải ngân sau này.

- Giai đoạn ký kết hợp đồng: Hợp đồng đồng tài trợ là cam kết bằng văn bản giữa các tổ chức tín dụng tham gia hợp vốn về việc thực hiện các quyền và nghiã vụ trong toàn bộ quá trình cho vay một dự án. Việc dự thảo hợp đồng đồng tài trợ thờng do ngân hàng đầu mối thực hiện. Trong quá trình dự thảo đó, ngân hàng đầu mối khó tránh khỏi những ý kiến chủ quan, có thể nghiêng về lợi ích của mình hơn. Khi đa ra thảo luận, vì lý do nào đó mà các thành viên không chú trọng hoặc cha thực sự thống nhất ý kiến về mức vốn tham

gia hay lãi suất , khi thực hiện hợp đồng dễ nảy sinh bất đồng, làm cho các… bên hợp vốn lỏng lẻo.

- Giai đoạn giải ngân: Trong giai đoạn này, nếu một thành viên hợp vốn không chuyển vốn đến ngân hàng đầu mối để giải ngân cho khách hàng đúng tiến độ hoặc do mức giải ngân cha phù hợp, hoặc thiếu sự kiểm tra, giám sát của ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn, thì rủi ro liên kết nảy sinh, làm ảnh hởng đến chất lợng cho vayđồng tài trợ.

- Giai đoạn thu nợ: Giai đoạn này cũng có thể nảy sinh rủi ro liên kết khi khách hàng có nợ quá hạn với ngân hàng. Thể hiện các tổ chức tín dụng không thống nhất trong việc gia hạn nợ, xử lý nợ Tr… ờng hợp này rủi ro trong cho vay đồng tài trợ sẽ rất lớn.

Quản lý rủi ro liên kết:

Để hạn chế những nguyên nhân xảy ra rủi ro trong cho vay đồng tài trợ, thì cần thiết phải quản lý rủi ro liên kết. Việc quản lý rủi ro liên kết đợc thể hiện trong các bớc sau:

- Khi phát sinh nhu cầu hợp vốn: NHTM đầu mối sẽ gửi giấy mời và lựa chọn đối tác tham gia hợp vốn. Trong th mời phải nêu rõ: hình thức và thời hạn tài trợ, lãi suất, phí, số tiền tài trợ và đề nghị thời hạn trả lời th… . Khi chọn tổ chức tín dụng tham gia đồng tài trợ cần chú ý đến vốn, uy tín, chất lợng hoạt động, bộ máy lãnh đạo cũng nh cán bộ công nhân viên của ngân hàng và mong muốn tham gia đồng tài trợ của tổ chức đó.

- Khi ký kết hợp đồng vay vốn: Để hợp đồng đồng tài trợ có tính khả thi, thì ngân hàng đầu mối và các thành viên phải bàn bạc thơng lợng và thoả thuận các vấn đề nh : mức vốn tham gia của mỗi bên, việc thế chấp cầm cố tài sản, biện pháp giải quyết tranh chấp (nếu có) và các vấn đề cần thiết khác. Việc giải quyết các mối quan hệ và tìm ra cách thức để phối hợp giữa các bên tham gia đồng tài trợ có vai trò quan trọng. Sự thành công hay thất bại của phơng thức cho vay hợp vốn phụ thuộc vào sự phối hợp, sự dàn xếp của ngân

hàng đầu mối cũng nh việc chấp hành nghiêm các điều khoản đa ra trong hợp đồng hợp tác vay vốn.

- Hợp đồng tín dụng: Ngân hàng đầu mối đứng ra soạn thảo sau khi có ý kiến của các thành viên, thay mặt bên hợp vốn thảo luận với khách hàng. Ngoài những nội dung nh hợp đồng song phơng, thì hợp đồng tín dụng trong cho vay đồng tài trợ có thể ghi thêm tên các thành viên tham gia hợp vốn, số tiền và tỷ trọng tài trợ, phơng thức tài trợ của từng thành viên và có thêm chữ ký của từng thành viên tài trợ.

- Giải ngân: Ngân hàng đầu mối phải tập hợp vốn, thông báo cụ thể ngày chuyển vốn đến ngân hàng đầu mối cho các thành viên. Mỗi lần giải ngân, ngân hàng đầu mối phải ký khế ớc cho vay đối với khách hàng. Ngân hàng đầu mối theo thoả thuận các bên tài trợ thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của bên hợp vốn với khách hàng.

- Giám sát quá trình sử dụng vốn vay: Các tổ chức tín dụng tham gia hợp vốn phải tích cực kiểm tra, giám sát khách hàng sử dụng vốn vay. Ngân hàng đầu mối phải thông báo kịp thời, đầy đủ kết quả sử dụng vốn và các thông tin liên quan đến các bên nhằm thống nhất thực hiện các biện pháp xử lý khi cần thiết.

- Thu hồi vốn tài trợ(gốc và lãi): Để có thể trả vốn cho các ngân hàng tham

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán NVL, CCDC ở C.ty Liên hiệp thực phẩm Hà Tây (Trang 27)