Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô lai trong thínghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai tại tỉnh Thái Nguyên .pdf (Trang 42 - 47)

Sâu bệnh là một yếu tố gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết tổng thiệt hại do sâu gây ra mỗi năm là 20 - 30 tỷ đô la bằng 13 - 14% sản lượng, do bệnh gây ra là 24 - 25 tỷ đô la bằng 11 - 12% năng suất.

Ngô là một trong những cây trồng bị phá hoại bởi nhiều loại sâu bệnh, từ khi gieo đến thu hoạch. Mỗi thời kỳ sinh trưởng của cây có những loại sâu bệnh khác nhau gây hại ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất hạt.

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh, phát triển. Trong những năm gần đây do phong trào thâm canh tăng vụ ngô ở nước ta tăng cao, các biện pháp kỹ thuật được áp dụng để trồng ngô quanh năm đã tạo nên nguồn thức ăn liên tục và phong phú cho sâu bệnh. Đồng thời do sử dụng thuốc hóa học không đúng quy định dẫn

đến sâu bệnh kháng thuốc, nhờn thuốc. Như vậy càng đi vào chuyên canh, thâm canh thì việc bảo vệ cây trồng chống sâu bệnh phá hoại càng trở nên cấp bách.

Diễn biến và tác hại của các loại sâu bệnh luôn luôn thay đổi, tùy thuộc vào diễn biến thời tiết khí hậu, chế độ canh tác và đặc điểm của từng giống ngô. Vì vậy để ngăn ngừa và hạn chế tác hại của sâu bệnh việc cần làm đầu tiên là thực hiện biện pháp tổng hợp bảo vệ ngô. Biện pháp này có tác dụng vừa có hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo môi trường và sức khỏe của con người. Mục tiêu quan trọng là chọn tạo ra những giống ngô có khả năng chống chịu sâu bệnh hại.

Bảng 3.6. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô lai trong thí nghiệm

vụ Thu Đông 2007 và vụ Xuân 2008 tại ĐHNLTN

TT

Chỉ tiêu Giống

Sâu đục thân

(% số cây) Sâu c(%số bắp)ắn râu Bệnh đốm nâu(% số cây) (% sKhô vố cây)ằn Thu

Đông Xuân ĐôngThu Xuân ĐôngThu Xuân ĐôngThu Xuân

1 SB-07-70 23,26 6,3 10,64 100 33,19 0 0 2,66 2 CN-07-1 44,28 4,7 21,75 100 37,53 0 0 6,66 2 CN-07-1 44,28 4,7 21,75 100 37,53 0 0 6,66 3 H-06-1 22,43 10,4 24,23 100 52,96 0 0 0,66 4 TX-2003 44,08 5,2 19,86 100 10,81 0 0 2,66 5 LS-07-12 40,72 7,3 9,64 100 74,39 0 0 1,33 6 H-07-2 15,96 10,4 15,98 100 52,93 0 0 4,66 7 LS-07-51 26,85 7,3 11,85 100 80,31 0 0 1,33 8 KK-62 15,52 7,8 11,24 100 69,61 0 0 1,33 9 CH-06-8 25,35 9,4 18,33 100 59,55 0 0 3,66 10 H-06-5 10,1 16,1 1,62 100 73,47 0 0 2,66 11 BB-5 12,1 7,8 16,51 100 58,7 0 0 2,33 12 CN-07-2 27,75 15,6 12,3 100 55,06 0 0 3 13 LVN - 99 (Đ/C) 20,27 18,8 11,47 100 74,62 0 0 5

Qua theo dõi tình hình sâu bệnh gây hại của các giống ngô trong thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.6.

* Sâu đục thân ngô (ostrinin nubilalis hubner)

Sâu đục thân ngô thuộc bộ lepidoptera phân bố phổ biến ở khắp các vùng trồng ngô trong nước và trên thế giới. Sâu tuổi 1 đến tuổi 2 gặm lá non. Nếu sâu nở đúng vào lúc ngô nhú cờ thì chúng đục vào bao cờ rồi ăn dần xuống cuống làm cho cờ gãy gục, bao phấn bị héo khô, hoa không thụ phấn được. Từ tuổi 3 trở lên sâu đục vào thân cây, bắp non. Những bắp bị sâu đục khi mới hình thành thường không tiếp tục phát triển được. Cây ngô bị sâu đục vào thân gặp gió to, cây có thể bị gãy ngang thân. Bắp ngô có thể bị sâu đục từ cuống vào lõi bắp. Nếu bắp đã cứng, sâu đục từ đầu bắp đến giữa bắp.

Trứng được đẻ thành từng ổ, trứng xếp theo hình vảy cá. Trứng có hình bầu dục dẹt. Lúc mới đẻ trứng có màu trắng sữa, bề mặt trơn bóng, về sau có chấm đen rõ dần lên.

Trong năm thường có 3 lứa sâu đục thân, Ở những vùng trồng ngô liên tiếp quanh năm, sâu đục thân ngô có thể hình thành 7 - 8 lứa. Từ lứa thứ 4, sâu phá hại trên ngô hè và ngô thu.

Sâu non tuổi nhỏ thích ăn các bộ phận non, mềm, nhiều nước, có xơ. Sâu non tuổi lớn thích ăn các bộ phận ít nước và nhiều đường. Sâu non mới nở chưa kịp chui vào bên trong thân ngô, nếu gặp độ ẩm thấp dưới 90%, có thể bị chết đến trên 50% số sâu đã nở (Đường Hồng Dật, 2004)[4].

Vụ Thu Đông tỷ lệ nhiễm sâu đục thân của các giống trong thí nghiệm biến động 10,10 - 44,28%. Hai giống H06 - 5 và BB - 5 có tỷ lệ cây nhiễm sâu đục thân đạt 10,1% và 12,1% thấp hơn so với giống đối chứng LVN 99. Giống CN-07-1; TX-2003; LS-07-12 có tỷ lệ cây nhiễm sâu đục thân cao hơn 40%.

Vụ Xuân, tỷ lệ nhiễm sâu của các giống biến động từ 4,7 - 18,8% thấp hơn vụ Thu Đông 2007, trong đó giống CN-07-1 có tỷ lệ nhiễm là ít nhất (4,7%), giống LVN-99 (đ/c) tỷ lệ nhiễm sâu đục thân là cao nhất.

Tỷ lệ nhiễm sâu đục thân ở vụ Thu Đông 2007 lớn hơn so với vụ Xuân 2008, nhưng mức độ ảnh hưởng của sâu đục thân không lớn đến sự sinh trưởng, khả năng chống đổ, năng suất và phẩm chất của các giống ngô thí nghiệm vụ Thu Đông.

* Sâu cắn râu.

Sâu cắn râu gây ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất chất lượng ngô. Loài sâu này có thể gây hại suốt trong quá trình sinh trưởng của cây, khi ngô phun râu, sâu non cắn hết râu gây ảnh hưởng lớn đến quá trình thụ phấn, thụ tinh, năng suất và phẩm chất hạt. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây thối bắp khi gặp mưa. Sâu cắn râu có hai loại:

- Loại sâu có màu xanh (heliothis armigera): Sâu này thường cắn râu rồi đục hẳn vào trong bắp.

- Loại sâu có màu xám (heliothis zea): Loại này cắn râu nhưng chỉ chui một nửa mình vào bắp.

Vụ Thu Đông, tỷ lệ bắp bị sâu cắn râu thấp hơn so với vụ Xuân. Tỷ lệ sâu cắn râu biến động từ 1,62 - 24,23%. Ba giống SB -07-70 (10,64%); LS-07-12 (9,64%); H-06-5 (1,62%) có tỷ lệ sâu cắn râu thấp hơn đối chứng. Ba giống có tỷ lệ nhiễm sâu cắn râu tương đương với đối chứng (11,47%) là giống LS-07-51; KK-62; CN-07-2. Các giống còn lại đều có tỷ lệ nhiễm sâu cắn râu cao hơn đối chứng.

Vụ Xuân 2008, tất cả các cây giống trong thí nghiệm đều bị sâu cắn râu phá hoại 100%, nhưng do sâu xuất hiện khi đã kết thúc quá trình thụ phấn nên không ảnh hưởng nhiều đến năng suất và phẩm chất của hạt.

* Bệnh đốm nâu (pseudomonas holci kendrich)

quầng màu xanh nhạt bao quanh. Vết bệnh cũng có thể xuất hiện trên bẹ lá và thân. Bệnh thường tập trung nhiều ở phần chóp lá. Bệnh nặng, các vết bệnh nhập vào nhau tạo thành những vết lớn làm cho diện tích quang hợp bị thu hẹp do đó làm giảm năng suất.

Qua theo dõi tình hình gây hại của bệnh đối với các giống ngô lai trong thí nghiệm chúng tôi thấy bệnh đốm n âu chỉ xuất hiện trong thí nghiệm vụ Thu Đông mà không có trong vụ Xuân. Tỷ lệ nhiễm bệnh bi ến động từ 10,81 - 80,31% trong đó gi ống LS07 - 51 có tỷ lệ cây nhiễm bệnh đốm nâu lớn nhất đạt 80,31% cao hơn giống đối chứng LVN-99. Giống LS-07-12; KK-62; H06 - 5 có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh tương đương với giống đối chứng (74,62%). Các giống còn lại có tỷ lệ cây nhiễm bệnh đốm nâu biến động từ 10,81- 59,55%, thấp hơn so với giống đối chứng LVN99.

* Bệnh khô vằn(Rhizoctonia solani)

Gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô, song biểu hiện rõ và nặng hơn khi cây ngô trong quá trình trỗ cờ, phát triển dần đến khi cây ngô chín và thu hoạch, nấm xâm nhập cả vào bắp gây nên hiện tượng chín ép.

Các vết bệnh có hình dáng kiểu da báo (hình đám mây) kể cả bẹ lá lẫn phiến lá gây thối khô vỏ thân làm cây dễ bị đổ. Khi các sợi nấm phát triển lên (sợi trông màu trắng) và lan tới bắp gây chín ép, hạt không chặt. Sự xâm nhiễm chủ yếu bằng hạch nấm (Selerotia), ngoài ra các sợi nấm cũng đóng vai trò quan trọng.

Qua bảng 3.6 cho ta thấy: Bệnh khô vằn chỉ xuất hiện trong vụ Xuân mà không có trong vụ Thu Đông. Tỷ lệ nhiễm bệnh vụ Xuân dao động từ 0,66- 6,66%, trong đó giống H-06-1 có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp nhất và giống CN-07-1 có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất. Giống H-07-2 có tỷ lệ này tương đương với đối chứng. Các giống còn lại trong thí nghiệm có tỷ lệ nhiễm khô vằn đều thấp hơn đối chứng (5%).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô lai tại tỉnh Thái Nguyên .pdf (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)