Khái niệm “Vấn đề” và “Tình huống vấn đề”

Một phần của tài liệu Thiết kế tiến trình hoạt động dạy học các kiến thức phần sự chuyển thể của các chất (sgk vật lý lớp 10 cơ bản )theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của học sinh .pdf (Trang 26 - 28)

“Vấn đề” dùng để chỉ một khó khăn, một nhiệm vụ nhận thƣ́c mà ngƣời học không thể giải quyết đƣợc chỉ bằng kinh nghiệm sẵn có , theo một khuôn mẫu có sẵn , nghĩa là không thể dùng tƣ duy tái hiện đơn thuần để giải quyết mà phải tìm tòi sáng tạo để g iải quyết, và khi giải quyết đƣợc thì ngƣời học đã thu nhận đƣợ c kiến thƣ́c, kĩ năng mới [16].

Vấn đề chƣ́a đƣ̣ng câu hỏi , nhƣng đó là câu hỏi về một cái chƣa biết , câu hỏi mà câu trả lời là một cái mới phải tìm tòi sán g tạo mới xây dƣ̣ng đƣợc ,

"Tình huống vấn đề" là tình huống mà khi HS tham gia thì gặp một khó khăn, học sinh ý thức đƣợc vấn đề, mong muốn giải quyết vấn đề đó và cảm thấy với khả năng của mình thì hi vọng có thể giải quyết đƣợc, do đó bắt tay vào việc giải quyết vấn đề đó. Nghĩa là tình huống này kích thích hoạt động nhận thức tích cực của HS: đề xuất vấn đề và giải quyết vấn đề đã đề xuất.

Tình huống vấn đề cần thỏa mãn điều kiện:

- Tồn tại một vấn đề (Chứa đựng vấn đề): Tình huống làm bộc lộ mâu thuẫn giữa yêu cầu thực tế và trình độ nhận thức hiện có của chủ thể. HS chƣa giải đáp đƣợc câu hỏi hay chƣa thực hiện đƣợc hành động nảy sinh trong tình huống.

- Gợi (Kích thích) hứng thú, nhu cầu nhận thức: Tình huống chứa đựng những chi tiết, khía cạnh, lôi cuốn đƣợc sự chú ý của HS, đáp ứng đƣợc một nhu cầu trong thực tiễn hay trong tƣ duy mà họ mong muốn nhƣng chƣa làm đƣợc. Tình huống phải gây đƣợc cảm xúc, làm cho HS ngạc nhiên, thấy hứng thú mong muốn giải quyết đƣợc vấn đề xuất hiện trong tình huống đó.

- Vừa sức với HS, làm cho họ tin tƣởng có khả năng giải quyết đƣợc. Đây là một yêu cầu quan trọng. Nếu một tình huống tạo ra vấn đề hấp dẫn, chứa đựng mâu thuẫn, nhƣng lại quá khó, vƣợt quá khả năng của HS thì họ cũng không hăng hái tham gia giải quyết vấn đề.

Trong quá trình học tập , khi HS đƣợc lôi cuốn vào hoạt động tích cực thực hiện nhiệm vụ (có tiềm ẩn vấn đề) mà HS đã đảm nhận, HS nhanh chóng nhận thấy sự bất ổn của tri thức đã có của mình, vấn đề xuất hiện, HS ở tình huống có thể thuộc một trong số các kiểu tình huống vấn đề nhƣ sau: tình huống lƣ̣a chọn ; tình huống bất ngờ ; tình huống bế tắc ; tình huống không phù hợp; tình huống phá n xét; tình huống đối lập .

Một phần của tài liệu Thiết kế tiến trình hoạt động dạy học các kiến thức phần sự chuyển thể của các chất (sgk vật lý lớp 10 cơ bản )theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của học sinh .pdf (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)