Xác định tỷ lệ nẩy mầm của hạt

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chuẩn bị cây giống nghề trồng sầu riêng măng cụt (Trang 29 - 31)

2.1. Đếm hạt để thử độ nẩy mầm

- Lấy ngẫu nhiên một lượng hạt giống (khoảng 1 - 2kg) (hình 2.2.5, hình 2.2.6). - Sau đó trộn đều, đếm ngẫu nhiên mỗi lần 20 hạt (đếm 4 lần).

2.2. Ngâm, ủ hạt

- Hạt đã chọn được ngâm vào nước (hình 2.2.7) để rửa sạch phần thịt và xơ bám (hình 2.2.8).

Hình 2.2.7. Rửa hạt sầu riêng Hình 2.2.8. Hạt sầu riêng sau khi rửa

- Dùng khăn giấy (có khả năng hút nước và giữ ẩm), đặt 1 lớp khăn giấy đã thấm nước để trên khay (hình 2.2.9).

- Xếp vào mỗi khay 20 hạt

- Phủ thêm 1 lớp khăn giấy đã thấm nước lên trên. - Cách làm tương tự cho các lần còn lại.

- Tưới nước giữ ẩm (hình 2.2.10)

- Sau khi đặt hạt xong, cho toàn bộ vào túi nilon để giữ ẩm (không cần phải tưới thêm nước).

2.3. Đếm hạt nẩy mầm

Sau 5 ngày ủ, tiến hành đánh giá tỷ lệ nẩy mầm, bằng cách đếm số hạt nẩy mầm ở 4 phần (hình 2.2.11).

Hình 2.2.11. Hạt sầu riêng nẩy mầm

2.4. Tính tỉ lệ

- Tỷ lệ hạt nẩy mầm ở mỗi phần được tính theo công thức như sau: Số hạt nẩy mầm

% hạt nẩy mầm = x 100

Tổng số hạt

- Khi có được % hạt nẩy mầm ở 4 phần thì ta tính trung bình của 4 phần. - Nếu tỷ lệ mọc mầm dưới 50% thì bỏ hạt đi vì những cây mọc lên thường nhiễm bệnh, phát triển xấu. Khi biết tỷ lệ nẩy mầm, có thể điều chỉnh lượng hạt.

 Một số lưu ý

- Cần đếm hạt chính xác - Rửa sạch hạt trước khi ủ

- Cung cấp đủ ẩm độ cho hạt khi ủ - Đếm chính xác hạt nẩy mầm - Tính toán đúng tỷ lệ hạt nẩy mầm

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chuẩn bị cây giống nghề trồng sầu riêng măng cụt (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w