Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hóa kết hợp vận dụng tiếp cận sinh học hệ thống trong dạy học sinh học vi sinh vật (sinh học 10) .pdf (Trang 87 - 123)

Chúng tôi sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lí số liệu kết quả các bài kiểm tra nhằm giúp cho việc đánh giá hiệu quả của phƣơng pháp mà luận văn đã đề xuất đảm bảo tính khách quan và chính xác.

3.3.1. Phân tích kết quả trong TN

Kết quả 3 bài kiểm tra trong TN đƣợc thống kê ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tần suất điểm kiểm các bài kiểm tra trong TN Phƣơng án xi n 2 3 4 5 6 7 8 9 10 S2 ĐC 294 0.68 3.72 3.40 9.86 40.48 24.15 12.59 5.44 0.68 6.41 1.77 TN 297 0 0.34 1.35 7.07 21.55 35.02 20.54 11.11 3.03 7.11 1.59

Số liệu trong bảng 3.2 cho thấy giá trị trung bình điểm trắc nghiệm của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC. Phƣơng sai lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC. Nhƣ vậy điểm kiểm tra lớp thực nghiệm tập trung hơn so với các lớp ĐC.

Từ bảng 3.2, dùng quy trình vẽ đồ thị của Excel ta lập đƣợc biểu đồ tần suất điểm số của các bài kiểm tra trong TN.

0 10 20 30 40 50 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 x(i) f( i) ĐC TN X

Hình 3.1. Biểu đồ tần suất điểm các bài kiểm tra trong TN

Trên hình 3.1, nhận thấy giá trị mod điểm kiểm tra của các lớp ĐC là 6, còn của lớp TN là 7. Từ giá trị mod trở xuống, tần suất điểm của các lớp ĐC cao hơn so với các lớp TN. Ngƣợc lại, từ giá trị mod trở lên, tần suất điểm của các lớp TN cao hơn tần suất điểm của các lớp ĐC. Điều này cho phép dự đoán kết quả các bài kiểm tra ở lớp TN cao hơn so với kết quả ở lớp ĐC.

Từ số liệu của bảng 3.2, dùng Excel lập bảng tần suất hội tụ tiến để so sánh tần suất bài đạt điểm từ giá trị xi trở lên.

Bảng 3.3. Tần suất hội tụ tiến điểm các bài kiểm tra trong TN Phƣơng án xi n 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 294 100 99.32 96.60 93.20 83.33 42.86 18.71 6.12 0.68 TN 297 100 100 99.66 98.32 91.25 69.70 34.68 14.14 3.03

Số liệu bảng 3.3 cho biết tỷ lệ phần trăm các bài đạt từ giá trị từ xi trở lên. Ví dụ, tần suất từ điểm 7 trở lên ở các lớp ĐC là 42.86%, còn ở các lớp TN là 69.70%. Nhƣ vậy, số điểm từ 7 trở lên ở các lớp TN nhiều hơn so với lớp ĐC. Từ liệu bảng 3.3, vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến của điểm các bài kiểm tra trong TN.

0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 x(i) f( i) ĐC TN

Hình 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm các bài kiểm tra trong TN Trong hình 3.2, đƣờng hội tụ tiến tần suất điểm của các lớp TN nằm về phía bên phải so với đƣờng hội tụ tiến tần suất điểm của lớp ĐC. Nhƣ vậy điểm số bài kiểm tra của các lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.

Để khẳng định điều này, phải so sánh giá trị trung bình và phân tích phƣơng sai kết quả điểm số bài kiểm tra của các lớp TN và các lớp ĐC.

Giả thuyết H0 đặt ra là: “Không có sự khác nhau giữa kết quả học tập của các lớp TN và các lớp ĐC”. Dùng tiêu chuẩn U để kiểm định giả thuyết H0, kết quả kiểm định bằng Excel thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kiểm định X điểm kiểm tra trong TN Kiểm định X hai mẫu

ĐC TN Mean (X TN và X ĐC )

6.41 7.11

Known Variance (Phƣơng sai)

1.77 1.59

Observations (Số quan sát)

294 297

Hypothesized Mean Difference (H0)

0

Z (Trị số z = U)

- 6.56

P(Z<=z) one-tail (Xác suất một chiều của z)

3E-11

z Critical one-tail (Trị số z tiêu chuẩn theo XS 0.05 tính toán)

1.64

P(Z<=z) two-tail ( Xác suất 2 chiều của trị số z tính toán)

5E-11

z Critical two-tail (Trị số z tiêu chuẩn SX 0.05 hai chiều)

1.96

H0 bị bác bỏ vì tri tuyệt đối của z (U) > 1.96

Số liệu phân tích ở bảng 3.4 cho thấy X TN > X ĐC (X TN = 7,11; X ĐC = 6.41). Trị số tuyệt đối của U = 6.56, giả thuyết H0 bị bác bỏ vì giá trị tuyệt đối của trị số U > 1.96 (trị số z tiêu chuẩn), với xác suất (P) là 1.64 > 0.05. Nhƣ vậy, sự khác biệt của X TN và X ĐC có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.

Phân tích phƣơng sai để khẳng định kết luận trên, đặt giả thuyết HA là “Trong TN, quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hóa kết hợp vận dụng tiếp cận SHHT trong dạy học SH VSV và việc dạy học chỉ theo trình tự SGK tác động nhƣ nhau đến chất lƣợng học tập của lớp TN và lớp ĐC”.

Kết quả phân tích phƣơng sai thể hiện trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Phân tích phƣơng sai điểm kiểm tra trong TN

Phân tích phƣơng sai một nhân tố (Anova: Single Factor)

Nhóm (Groups) Số lƣợng (Count) Tổng (Sum) Trung bình (Average) Phƣơng sai (Variance) ĐC 294 1884 6.41 1.77 TN 297 2111 7.11 1.59

Phân tích phƣơng sai (ANOVA) Nguồn biến động (Source of Variation) Tổng biến động (SS) Bậc tự do (df) Phƣơng sai (MS) FA=Sa2/S2N Xác suất (P-value) F-crit Giữa các nhóm (Between Groups) 72.31 1 72.31 43.04 1E-10 3.86 Trong nhóm (Within Groups) 989.57 589 1.68

Trong bảng 3.5 phần tổng hợp (summary) cho thấy số bài kiểm tra (count), trị số trung bình (Average), phƣơng sai (Variance). Bảng phân tích phƣơng sai (Anova) cho biết trị số FA= 43.04 > F-crit (tiêu chuẩn) = 3.86 nên giả thuyết HA bị bác bỏ, tức là 2 phƣơng pháp dạy học khác nhau đã ảnh hƣởng tới chất lƣợng dạy học.

Từ những kết quả phân tích trong TN cho thấy khả năng hiểu bài của HS khi dạy học theo quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hóa kết hợp vận dụng tiếp cận SHHT (lớp TN) tốt hơn khi dạy học chỉ theo trình tự SGK (lớp ĐC).

3.3.2. Phân tích kết quả sau thực nghiệm

Để đánh giá độ bền kiến thức trong quá trình HS học tập giữa 2 phƣơng án ĐC và TN, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan

kết hợp với tự luận trong bài kiểm tra số 4 (45 phút - 20 câu hỏi trắc nghiệm và 4 câu hỏi tự luận). Kết quả chấm bài đƣợc xử lí thống kê qua bảng 3.6.

Bảng 3.6. Tần suất điểm các bài kiểm tra sau TN Phƣơng án xi n 2 3 4 5 6 7 8 9 10 S2 ĐC 98 1.02 4.08 3.06 11.22 39.80 20.41 15.31 5.10 0 6.33 1.95 TN 99 0 0 1.01 3.03 20.20 33.33 21.21 15.15 6.06 7.4 1.63

Số liệu trong bảng 3.6 cho thấy giá trị trung bình điểm trắc nghiệm của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC và phƣơng sai lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC. Nhƣ vậy điểm kiểm tra lớp TN cao và tập trung hơn so với các lớp ĐC.

Từ bảng 3.6, ta lập đƣợc biểu đồ tần suất điểm số của các bài kiểm tra sau TN. 0 10 20 30 40 50 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 x(i) f( i) ĐC TN

Hình 3.3. Biểu đồ tần suất điểm các bài kiểm tra sau TN

Trên hình 3.3, nhận thấy giá trị mod điểm kiểm tra của các lớp ĐC (6) thấp hơn lớp TN (7). Từ giá trị mod trở xuống, tần suất điểm của các lớp ĐC cao hơn so với các lớp TN. Ngƣợc lại, từ giá trị mod trở lên, tần suất điểm của các lớp TN cao hơn tần suất điểm của các lớp ĐC. Điều này cho phép dự đoán kết quả các bài kiểm tra ở lớp TN cao hơn so với kết quả ở lớp ĐC. Lập bảng tần suất hội tụ tiến để so sánh tần suất bài đạt điểm từ giá trị xi trở lên.

Bảng 3.7. Tần suất hội tụ tiến điểm các bài kiểm tra sau TN Phƣơng án xi n 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 98 100 98.98 94.90 91.84 80.61 40.82 20.41 5.10 0 TN 99 100 100 100 98.99 95.96 75.76 42.42 21.21 6.06 Từ liệu bảng 3.7, vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến của điểm các bài kiểm tra sau TN ở hình 3.4. 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 x(i) f( i) ĐC TN

Hình 3.4. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm các bài kiểm tra sau TN Trong hình 3.4, đƣờng hội tụ tiến tần suất điểm của các lớp TN nằm về phía bên phải so với đƣờng hội tụ tiến tần suất điểm của lớp ĐC. Nhƣ vậy điểm số bài kiểm tra của các lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.

Để khẳng định điều này, chúng tôi tiến hành so sánh giá trị trung bình và phân tích phƣơng sai kết quả điểm số bài kiểm tra của các lớp TN và các lớp ĐC sau TN.

Giả thuyết H0 đặt ra là: “Không có sự khác nhau giữa kết quả học tập của các lớp TN và các lớp ĐC”. Dùng tiêu chuẩn U để kiểm định giả thuyết H0, kết quả kiểm định bằng Excel thể hiện ở bảng 3.8.

Kiểm định X hai mẫu (z-Test: Two Sample for Means)

ĐC TN

Mean (X TN và XĐC ) 6.33 7.40

Known Variance (Phƣơng sai) 1.95 1.63

Observations (Số quan sát) 98 99

Hypothesized Mean Difference (H0) 0

Z (Trị số z = U) - 5.65

P(Z<=z) one-tail (Xác suất một chiều của z) 8E-09

z Critical one-tail (Trị số z tiêu chuẩn theo XS 0.05 tính toán) 1.64

P(Z<=z) two-tail ( Xác suất 2 chiều của trị số z tính toán) 1.6E-08

z Critical two-tail (Trị số z tiêu chuẩn SX 0.05 hai chiều) 1.96

H0 bị bác bỏ vì trị tuyệt đối của z (U) > 1.96

Số liệu phân tích ở bảng 3.8 cho thấy X TN > X ĐC (X TN = 7.4, X ĐC = 6.33). Trị số tuyệt đối của U = 5.65, giả thuyết H0 bị bác bỏ vì giá trị tuyệt đối của trị số U > 1.96 (trị số z tiêu chuẩn), với xác suất (P) là 1.64 > 0.05. Nhƣ vậy, sự khác biệt của X TN và X ĐC có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.

Phân tích phƣơng sai để khẳng định kết luận trên này, đặt giả thuyết HA là “Trong TN, quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hóa kết hợp vận dụng tiếp cận SHHT trong dạy học SH VSV và việc dạy học chỉ theo trình tự SGK tác động nhƣ nhau đến chất lƣợng học tập của lớp TN và lớp ĐC”. Kết quả phân tích phƣơng sai thể hiện trong bảng 3.9.

Bảng 3.9. Phân tích phƣơng sai điểm kiểm tra sau TN

Phân tích phƣơng sai một nhân tố (Anova: Single Factor)

Tổng hợp (SUMMARY)

(Groups) (Count) (Sum) (Average) (Variance) ĐC

98 620 6.33 1.95

TN

99 733 7.40 1.63

Phân tích phƣơng sai (ANOVA) Nguồn biến động (Source of Variation) Tổng biến động (SS) Bậc tự do (df) Phƣơng sai (MS) FA=Sa 2 /S2N Xác suất (P-value) F-crit Giữa các nhóm (Between Groups) 57.18 1 57.18 31.91 6E-08 3.89 Trong nhóm (Within Groups) 349.39 195 1.79

Bảng phân tích phƣơng sai (Anova) cho biết trị số FA= 31.91> F- crit = 3.89 nên giả thuyết HA bị bác bỏ, tức là 2 phƣơng pháp dạy học khác nhau đã ảnh hƣởng tới chất lƣợng dạy học.

Từ những kết quả phân tích trên cho thấy, độ bền kiến thức của HS lớp TN cao hơn lớp ĐC, điều này cũng cho thấy hiệu quả vững chắc của phƣơng pháp dạy học mà đề tài đã đề xuất. Tức là dạy học quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hóa kết hợp vận dụng tiếp cận SHHT phần SH VSV HS hiểu bài hơn, hệ thống hóa kiến thức tốt hơn và độ bền kiến thức cao hơn so với việc dạy học thông thƣờng theo trình tự SGK.

Khi phân tích kết quả bài làm của HS chúng tôi nhận thấy rằng với các câu hỏi tự luận, HS lớp TN đạt kết quả cao hơn lớp ĐC. Hầu hết HS lớp ĐC chỉ coi VSV là tổ chức sống ở cấp độ TB vì VSV có cấu tạo đơn bào và có các hoạt động hô hấp, sinh sản nhƣ ở TB mà các em đã đƣợc học ở phần 2. Trong khi đó ở các lớp TN, do HS đã đƣợc đề cập đến nội dung này ở bài đầu tiên

và bài ôn tập của phần SH VSV nên phân tích đƣợc vị trí của VSV trong các CĐTCS: VSV là hệ sống ở cấp độ cơ thể vì chúng có những đặc tính của cơ thể nhƣ tồn tại độc lập trong tự nhiên, có năng lực thích ứng mạnh... nhƣng chúng cũng là hệ sống ở cấp độ TB vì đa số VSV là đơn bào. HS lớp TN cũng phân tích vai trò của VSV trong tự nhiên và trong việc bảo vệ MT tốt hơn so với HS lớp ĐC.

Qua các tiết dạy trực tiếp trên lớp, các tiết dự giờ và qua trao đổi với GV dạy TN chúng tôi thấy năng lực tƣ duy của HS lớp TN ngày càng tiến bộ và cao hơn so với HS lớp ĐC, biểu hiện ở khả năng giải thích, phân tích, tổng hợp khi trả lời các câu hỏi trong giờ học cũng nhƣ các câu hỏi kiểm tra viết.

3.3.3. Kết luận chung về TNSP

Trên cơ sở phân tích các kết quả thu đƣợc trong quá trình TNSP chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

- Quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hoá kết hợp vận dung tiếp cận SHHT trong dạy học SH không chỉ giúp HS nắm vững kiến thức mà còn giúp cho sự phát triển các kĩ năng tƣ duy, khả năng vận dụng kiến thức và ý thức bảo vệ MT.

- Kết quả TNSP cho phép kết luận giả thuyết khoa học của đề tài đặt ra là hoàn toàn đúng đắn, khả thi và hiệu quả.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

I. Kết luận

1. Ở Việt Nam, quan điểm sinh thái, tiến hoá và tiếp cận SHHT đã đƣợc thể hiện trong việc xây dựng CTSHPT 2006. Tuy nhiên, việc vận dụng các

quan điểm này trong thực tiễn giảng dạy ở trƣờng phổ thông còn hạn chế do nhiều nguyên nhân. Đặc biệt, với phần SH VSV (SH 10), việc dạy học hầu nhƣ chỉ tập trung vào việc tìm hiểu các kiến thức chuyên khoa về VSV, ít chú ý đến khai thác các kiến thức về mặt sinh thái và tiến hoá cũng nhƣ chƣa xác định vị trí của VSV trong các CĐTCS.

2. Việc khai thác các kiến thức về VSV theo quan điểm tiến hoá và sinh thái, tiếp cận SHHT phải tuân theo các nguyên tắc: cập nhật hoá, địa phƣơng hoá các kiến thức; khai thác một cách chọn lọc, có hệ thống, không quá tải ảnh hƣởng đến việc tiếp thu nội dung chính; phát huy cao độ tính tự lực của HS; khi vận dụng tiếp cận SHHT để tổ chức dạy học SH VSV nhƣ một CĐTCS cần theo nguyên tắc giữa hệ lớn và hệ con, giữa các hệ con với nhau và mối quan hệ giữa hệ với MT.

3. Luận văn đã đề xuất các con đƣờng thực hiện việc quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hoá kết hợp với vận dụng tiếp cận SHHT là có thể khai thác kiến thức trong các bài học trên lớp, đƣa câu hỏi, bài tập về nhà hoặc bổ sung kiến thức qua các hoạt động ngoại khoá. Dạy học VSV theo tiếp cận SHHT nên tiến hành theo logic tổng - phân - hợp.

4. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm đã chứng tỏ giả thuyết khoa học của đề tài nêu ra là đúng, có tính khả thi, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn.

II. Đề nghị

1. Cần tiếp tục nghiên cứu theo hƣớng này cho các phần khác trong chƣơng trình SH THPT, tổng kết, hoàn thiện lý luận về việc quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hoá kết hợp với việc vận dụng tiếp cận SHHT trong dạy học SH ở trƣờng phổ thông.

2. Cần phải bồi dƣỡng GV phổ thông, biên soạn các tài liệu hƣớng dẫn việc thực hiện quán triệt, vận dụng các quan điểm và tiếp cận trên nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học SH.

3. Do khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn, kết quả luận văn mới chỉ dừng lại ở những kết luận ban đầu, nhiều vấn đề chƣa đƣợc phát triển sâu rộng và không tránh khỏi những thiếu xót. Chúng tôi rất mong đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Nhƣ Ất (1973), Những vấn đề cải cách giáo trình Sinh học đại cương trường phổ thông nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Luận án Phó tiến sĩ khoa học sƣ phạm, Moskva, (Bản dịch tiếng Việt tóm tắt luận án).

[2]. Nguyễn Nhƣ Ất (2008), Cải cách bộ môn Sinh học trường phổ thông Việt Nam: vấn đề và giải pháp, Báo cáo khoa học, tiểu ban “Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực” Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, chủ đề “Việt Nam hội nhập và phát triển” do Đại học quốc gia Hà Nội và Viện Khoa học xã hội đồng tổ chức tại Hà Nội 4-7/12/2008.

[3]. Bộ Giáo dục và đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo), Nxb giáo dục.

Một phần của tài liệu Quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hóa kết hợp vận dụng tiếp cận sinh học hệ thống trong dạy học sinh học vi sinh vật (sinh học 10) .pdf (Trang 87 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)