Đánh giá sự thay đổi về thu nhập của hai nhóm hộ

Một phần của tài liệu Tác động của dự án duy trì và phát bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia tam đảo khu vực vĩnh phúc.pdf (Trang 101 - 103)

5. Kết cấu của luận văn

2.5.1. Đánh giá sự thay đổi về thu nhập của hai nhóm hộ

Tổng hợp ý kiến đánh giá của các hộ dân về sự thay đổi thu nhập của hai nhóm hộ đƣợc tác giả trình bày tại bảng dƣới đây.

Bảng 2.20: Sự thay đổi thu nhập của hộ theo đánh giá của ngƣời dân

ĐVT: % của hộ trong tổng số

Thay đổi thu nhập trong 5 năm qua

Tham gia dự án Không tham gia dự án

Kiểm đinh Pearson Chi-Square Hệ số Pearson

Chi-Square p-value

Tăng lên 75.8 63,3

4,002 0,135 Không thay đổi 20,0 23,3

Giảm đi 4,2 13,3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả, năm2008

Qua bảng 2.20, chúng ta thấy phần lớn các hộ đánh giá là có sự tăng lên của thu nhập qua 5 năm từ năm 2003 đến năm 2008, 75,8% số hộ đánh giá tăng lên của nhóm hộ tham gia dự án so với 63,3% số hộ không tham gia dự án đƣợc khẳng định không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê theo kiểm định Pearson Chi-Square tại mức ý nghĩa là 0,1. Số hộ tham gia dự án bị giảm thu nhập trong vòng 5 năm chỉ là 4,2%, còn hộ không tham gia dự án là 13,3%. Trong số các hộ có thu nhập giảm đi thuộc nhóm tham gia dự án là do những nguyên nhân chính sau: Trong năm 2008 một số hộ gặp rủi ro trong cuộc sống nhƣ trong gia đình có thành viên bị bệnh hiểm nghèo phải nằm điều trị dài ngày tại các bệnh viên tuyến tỉnh và trung ƣơng; hộ gặp rủi ro trong chăn nuôi nhƣ bị tiêu hủy gia cầm bởi dịch cúm H1N1, trầu bò bị chết vì rét hại nên đã ảnh hƣởng nặng nề tới chí phí và thu nhập của hộ. Qua nghiên cứu thực tế, theo đánh giá của các hộ, dự án đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, ổn định và cải thiện sinh kế cho ngƣời dân khu vực vùng đệm. Điều đó là cơ sở để ngƣời dân tin tƣởng và hƣởng ứng theo các hoạt động của dự án.

Nhƣ vậy, nhóm hộ tham gia dự án và nhóm hộ không tham gia dự án tự đánh giá đã đƣợc cải thiện rõ rệt về thu nhập thông qua việc dự án hỗ trợ các sinh kế mới cho ngƣời dân thuộc khu vực vùng đệm. Tìm hiểu thực tế tại các

hộ gia đình đƣợc biết, những hỗ trợ của dự án đã có quãng thời gian gần 5 năm thực hiện nên những kết quả bƣớc đầu của dự án đối với những nguồn thu ngắn hạn đã kịp thời phát huy hiệu quả. Do đó, hộ không tham gia dự án đã nhận thấy đƣợc những thay đổi sinh kế tích cực của nhóm hộ tham gia dự án nên đã học hỏi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Về mặt khối lƣợng thu nhập tăng thêm thì tăng ít hơn nhóm hộ tham gia dự án những về cảm nhận thu nhập có tăng lên hay không thì các hộ gia đình đều khẳng định là có. Kết quả kiểm định Pearson - Chi Square cho giá trị P-value = 0,135 lớn hơn múc ý nghĩa chúng ta lựa chọn α = 0,05. Nên chúng ta có cơ sở để đƣa ra kết luận không có sự khác biệt về nhận định có tăng thu nhập hay không giữa hai nhóm hộ là một điều dễ hiểu. Bởi cả hai nhóm hộ đều cho rằng có sự tăng lên trong thu nhập của hộ trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây.

Một phần của tài liệu Tác động của dự án duy trì và phát bền vững đến sinh kế của người dân vùng đệm vườn quốc gia tam đảo khu vực vĩnh phúc.pdf (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)