sản phẩm trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Kiểm kê định kỳ(KKĐK) là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hoá, sản phẩm trên các tài khoản hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ của chúng trên cơ sở kết quả kiểm kê cuối kỳ. Cũng trên cơ sở đó, kế toán xác định lượng tồn kho thực tế và lượng xuất dùng cho sản xuất kinh doanh và cho các mục đích khác.
Về tài khoản sử dụng: Thay vì TK154 kế toán sử dụng TK631 “giá thành sản xuất”. Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên nợ: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh
trong kỳ có liên quan tới việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ.
Bên có: - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ vào TK154.
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất sản phẩm. - Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
Bên cạnh đó, tình hình thu mua, tăng, giảm nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ…theo giá thực tế được phản ánh trên TK611 “Mua hàng”. Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên nợ: Phản ánh giá trị thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn
kho đầu kỳ và tăng thêm trong kỳ.
Bên có: Phản ánh giá trị thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng, xuất bán,
thiếu hụt…trong kỳ và tồn kho cuối kỳ.
TK 611 không có số dư và chi tiết thành hai tiểu khoản: -TK 6111: “Mua vật liệu”
-TK6112 :“Mua hàng hoá”
1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Để phản ánh nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế toán vẫn sử dụng TK 621. Các chi phí được phản ánh trên TK621 không ghi theo chứng từ xuất dùng nguyên vật liệu mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán. Sau khi tiến hành kiểm kê, sẽ xác định được giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang đi đường.
Phương pháp hạch toán:
Khi xuất dùng nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ, căn cứ vào phiếu xuất kho và các chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 621(chi tiết đối tượng).
Có TK 611:Giá trị vật liệu xuất dùng.
Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu vào giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ (chi tiết theo từng đối tượng):
Nợ TK 631 Có TK621.
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
TK331,111… TK611 TK621 TK631
TK151,152… Giá trị vật liệu
tăng trong kỳ
Nguyên vật liệu cho chế tạo sản phẩm
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Giá trị vật liệu chưa dùng cuối kỳ
Về tài khoản và cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp KKTX. Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK631 theo từng đối tượng:
Nợ TK 631 Có TK 622
3.Hạch toán chi phí sản xuất chung
Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào TK627 và chi tiết theo các tiểu khoản tương ứng như trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX. Sau đó, kết chuyển vào TK 631 chi tiết theo từng đối tượng để tính giá thành:
NợTK631 Có TK627
4.Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và tính giá sản phẩm dở dang
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK:
Việc kiểm kê và tính giá sản phẩm dở dang tương tự như khi áp dụng phương pháp KKTX.
Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Kết chuyển chi phí sản xuất chung Kết chuyển giá trị sản phẩm cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
Ghi giảm giá thành sản xuất TK154 TK621 TK622 TK627 TK631 TK154 TK632 TK111,138…
Việc hạch toán chi phí trả trước, chi phí phải trả trên các TK 142, TK335 cùng với việc hạch toán thiệt hại trong sản xuất cũng giống như khi hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX và thay vì sử dụng TK152,153… là TK611 và TK631 thay cho TK154.