- PDG Tô Hiệu TCB T K TCB TB PGD TL
1. Kết hợp làm tốt các dịch vụ truyền thống: không ngừng đưa ra các dịch
vụ tiện ích mới. Mức độ cạnh tranh cao là hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Ngày nay, các Ngân hàng không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các tổ chức phi tài chính Ngân hàng trong quá trình cung ứng các sản phẩm dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy việc không ngừng hoàn thiện các nghiệp vụ truyền thống, đồng thời phải không ngừng đưa ra các dịch vụ tiện ích mới có vai trò rất quan trọng bởi nó tạo ra nguồn thu không nhỏ, tạo cơ sở để Ngân hàng tăng lợi nhuận hoạt động và hạn chế bớt rủi ro. Với các NHTM trên thế giới thì khoản thu từ các dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập (40 - 50%). Trong khi đó, thu nhập từ dịch vụ của HSC chỉ chiếm 14%, do vậy Ngân hàng cần cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như phát triển nhiều sản phẩm mới để thu hút khách hàng, tăng thị phần của NHKT trên địa bàn. Trong thời gian tới, Ngân hàng cần nghiên cứu các hình thức dịch vụ tư vấn, đại lý bảo hiểm … Việc phát triển các loại hình trung gian này mang lại lợi ích cho khách hàng và cả Ngân hàng.
Nghiên cứu triển khai mở rộng dịch vụ Ngân hàng trọn gói (hay Ngân hàng bán lẻ) tại các điểm giao dịch, dịch vụ Ngân hàng điện tử (E - banking), thẻ tín dụng rút tiền tự động, dịch vụ ghi có - nợ báo trước (như trả lương, thanh toán tiền điện thoại …
Tuy nhiên, dịch vụ Ngân hàng điện tử chủ yếu hướng vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, các tổng công ty lớn. Đây cũng là yếu điểm của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu dựa vào tín dụng doanh nghiệp (bán buôn). Kinh nghiệm của các nước trên thế giới là lợi nhuận từ dịch vụ bán lẻ thường lớn hơn và khó kiểm soát hơn (về lãi suât, doanh số, lệ phí) so với bán buôn. Ngoài ra các dịch vụ ngân hàng bán lẻ gắn chặt với cuộc sống của dân cư, chính vì vậy dần tạo nên uy tín tốt về mặt kinh tế - xã hội của các ngân hàng thương mại. Điều này, ngoài tác động lợi nhuận, các Ngân hàng thương mại có thể định hướng được tiết kiệm và tiêu dùng của dân cư, nhất là tầng lớp giàu có và trung lưu (sử dụng thẻ điện tử hạn mức tín dung cao, vay mua sắm nhà cửa bất động sản, xe cộ, đi du học nước ngoài, mua sắm hàng tiêu dùng….) hình thành nên xã hội tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng đến tiết kiệm và đầu tư toàn xã hội.
Kinh doanh thẻ cần được củng cố hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, bởi hiện nay số người sử dụng thẻ không nhiều trên dưới 2000 người mà thu phí dịch vụ thẻ là một nguồn thu đáng kể đóng góp đóng góp vào lợi nhuận của toàn hệ thống. Về khách quan thì thẻ là sản phẩm mới đối với thị trường Việt Nam, các điều kiện cần và đủ cho hoạt động thẻ pháp triển và dịch vụ Ngân hàng và than toán Ngân hàng thuận tiện ở khắp mọi nơi, nhanh chóng, chính xác, khuyến khích cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng. Ngân hàng phát triển thêm một số loại thẻ nữa như thẻ ghi Nợ (Debitcard) tạo khả năng mua hàng hoá dịch vụ nhờ thanh toán không dùng tiền mặt và thông qua các thiết bị đầu cuối thanh toán bằng điện tử. Tiền được trích từ tài khoản của khách hàng và ghi có vào tài khoản của người bán hàng. HSC còn nên cung ứng thẻ Công ty (Companycards) cấp cho cán bộ lãnh đạo công ty để thanh toán các chi phí của công ty…Đầu 2004, NHKT đã cung cấp Techcom bank`s fastaccess, đây là một bước phát triển của Ngân hàng, Ngân hàng nên quảng bá loại thẻ này sao cho nó trở nên quen thuộc với công chúng.
Hiện nay, HSC đang mở rộng loại thẻ rút tiền tự động (ATM) đến hầu hết các chi nhánh và thiết lập hệ thống chuyển tiền điện tử tại các điểm bán hàng (EFTPOS), mở rộng dịch vụ Homebanking. Các máy ATM cùng với hệ thống EFTPOS và dịch vụ ngân hàng tại nhà có thể được coi như sự phát triển về sản phẩm hoặc có lẽ đúng hơn là sự đổi mới cách thức phân phối các dịch vụ tài chính.
Các máy ATM đã tiến triển từ việc khắc phục những hạn chế của tiền mặt, cung cấp những tiện ích trong gửi tiền, báo số dư và giao dịch liên tài khoản. Đây là một hướng đi đúng đắn của ngân hàng bởi ngoài việc tiện ích mang lại cho khách hàng thì dịch vụ ATM cũng mang lại cho Ngân hàng cung cấp nhiều lợi ích. Nó giúp Ngân hàng thu hút và giữ khách hàng, tự động hoá giao dịchvà nâng cao chất lượng dịch vụ. Mặt khác, cung cấp dịch vụ ATM còn giúp nâng cao hiệu quả và giảm chi phí hoạt động. Dịch vụ ATM giúp Ngân hàng giảm được các chi phí về nhân viên quầy, chi phí chi nhánh và các chi phí giao dịch. Đây chính là cơ sở để NH nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hơn thế, dịch vụ ATM mang lại nguồn thu nhập bổ sung cho Ngân hàng dưới dạng thu phí và huy động tiền nhàn rỗi trên các tài khoản cá nhân. Các Ngân hàng dưới dạng thu phí và huy động tiền nhàn rỗi trên các tài khoản cá nhân. Các ngân hàng nếu cung ứng dịch vụ ATM có thể mở rộng địa bàn mà không cần mở chi nhánh hoặc ở đó việc mở chi nhánh là rất tốn kém. Vì vậy, HSC cần thiết nên phát triển hơn nữa dịch vụ này.
Một lĩnh vực thành công của phân phối các dịch vụ tài chính nhờ công nghệ là dịch vụ Homebanking. Nhưng hiện nay dịch vụ này chủ yếu cung cấp cho khách hàng là doanh nghiệp, số lượng khách hàn tham gia sử dụng chưa nhiều. Cần triển khai rộng tới khách hàng có quan hệ tín dụng thường xuyên với HSC, đặc biệt là Marketing với các khách hàng cá nhân.
Dịch vụ cần được Ngân hàng chú trọng hoàn thiện và mở rộng hơn nữa là chuyển tiền cá nhân. Bởi đây là một thị trường tiềm năng cần được khai thác nhằm mục tiêu nâng cao hoạt động, kỹ thuật và đội ngũ nhân viên hiện có. So với ngành Bưu điện, hệ thống Ngân hàng có đầy đủ điều kiện đảm bảo thực hiện dịch vụ chuyển tiền một cách hoàn hảo. Một vấn đề đặt ra là tại sao mức phí chuyển tiền thấp hơn bưu điện (các Ngân hàng hiện nay áp dụng mức chi phí 0,1% số tiền chuyển bình thường; 0,2% cho chuyển tiền nhanh … trong khi đó bưu điện là 1,46% số tiền chuyển bình thường và 1,92% cho chuyển tiền nhanh …). Vậy mà doanh số chuyển tiền cá nhân quan hệ thống Ngân hàng chỉ chiếm 32%, còn qua hệ thống bưu điện là 68%. Do vậy, để mở rộng và hoàn thiện dịch vụ chuyển tiền cá nhân qua Ngân hàng cần phải thực hiện:
- Mở rộng mạng lưới dịch vụ thanh toán - chuyển tiền cho dân cư như mở thêm các chi nhánh, các phòng giao dịch, trên cơ sở thực hiện tốt ở phòng giao dịch, các phòng giao dịch, các quỹ tiết kiệm và tại các chi nhánh.
- Sửa đổi một số điều kiện trong quy trình nghiệp vụ để tạo thuận lợi cho khách hàng.
- Tuyên truyền vận động quảng cáo thông qua các cơ quan thông tin đại chúng một cách hợp lý, tăng cường giáo dục ý thức trách nhiệm, phong cách giao tiếp, thái độ phục vụ cho đội ngũ nhân viên trực tiếp giao dịch với khách hàng.
- Thực hiện đổi mới công nghệ Ngân hàng trong việc phát triển sản xuất dịch vụ mới.
Việc đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng có một tác dụng vô cùng to lớn, nó đảm bảo cho Ngân hàng không ngừng tăng quy mô vốn, mở rộng thị phần trên thị trường. Mặt khác nó giúp Ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng do đa dạng hoá sản phẩm giúp khách hàng của Ngân hàng có nhiều cơ hội lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ. Từ đó, nguồn thu từ hoạt động cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ sẽ đóng góp không nhỏ vào việc nâng cao kết quả kinh doanh hay lợi nhuận của Ngân hàng.