CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn Agribank Hà Nội (Trang 32 - 36)

IV. Chất lượng tín dụng trung và dài hạn

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Thương mạ

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI.

I. Khái quát chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. 1. Sự hình thành bộ máy tổ chức.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà nội thành lập theo Quyết định 51 ngày 27 tháng 6 năm 1988 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thành lập các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội. Khi mới thành lập, NHNo&PTNT Hà nội tại trụ sở chính có các phòng sau: Tín dụng, Kế hoạch, Tiền tệ-Kho quỹ, Tổ chức cán bộ, Văn phòng, Tiết kiệm và nguồn vốn. Đồng thời NHNo&PTNT Hà nội lúc đó có 12 chi nhánh trực thuộc tại các huyện: Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, Mê Linh, Sóc Sơn, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba Vì.

Đến năm 1991, Nghị quyết Quốc hội Khoá 8 bàn giao 6 huyện: Hoài Đức, Thạch Thất, Đan Phượng, Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba Vì về tỉnh Hà Tây và huyện Mê Linh về tỉnh Vĩnh Phú.

Năm 1995, Quyết định của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam bàn giao 5 huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì về trung tâm quản lý.Từ đó đến nay NHNo&PTNT Hà nội thành lập thêm các chi nhánh sau:

-Năm 1994, NHNo&PTNT Hà nội thành lập chi nhánh Chợ Hôm.

-Năm 1995, NHNo&PTNT Hà nội thành lập 2 chi nhánh Đồng Xuân và Thanh Xuân.

-Năm 1996, NHNo&PTNT Hà nội thành lập 2 chi nhánh: Tây Hồ và Giảng Võ.

-Năm 1997, NHNo&PTNT Hà nội thành lập chi nhánh quận Cầu Giấy. -Năm 1999, NHNo&PTNT Hà nội thành lập 2 chi nhánh Đống Đa và Khu vực Tam Trinh.

-Năm 2002, NHNo&PTNT Hà nội thành lập 2 chi nhánh Tràng Tiền và Chương Dương.

Những năm vừa qua, NHNo&PTNT Hà Nội đã có những hoạt động tích cực trong việc cơ cấu lại bộ máy quản lý cũng như các phòng ban. Hiện nay, với một mô hình tổ chức hợp lí, ngân hàng đã tập trung vào việc phát huy vai trò và năng lực của từng bộ phận cũng như từng cá nhân trong việc thúc đẩy hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển. Đội ngũ cán bộ được trẻ hoá và có trình độ chuyên môn

cao, nghiệp vụ vững vàng, 100% cán bộ của ngân hàng có trình độ Đại học và trên Đại học .

Hiện nay, mạng lưới hoạt động của NHNNo&PTNT Hà nội hiện nay bao gồm: 01 Trụ sở chính, 10 chi nhánh Ngân hàng Quận-Khu vực trực thuộc và 33 phòng giao dịch dàn trải trên các Quận nội thành. Các chi nhánh Ngân hàng trực thuộc là: NHNo&PTNT Hai Bà Trưng, NHNo&PTNT Hoàn Kiếm, NHNo&PTNT Tây Hồ, NHNo&PTNT Ba Đình, NHNo&PTNT Chương Dương, NHNo&PTNT Thanh Xuân, NHNo&PTNT Cầu Giấy, NHNo&PTNT Đống Đa, NHNo&PTNT khu vực Tam Trinh, NHNo&PTNT khu vực Tràng Tiền.

Hiện tai, tại trụ sở chính của NHNo&PTNT Hà Nội có môt giám đốc, hai phó giám đốc và 9 phũng ban là: Kế toán, Kế Hoạch, Ngân quỹ, Kinh doanh, Kiểm soát, Tổ chức cán bộ-đào tạo, Thanh toán quốc tế, Vi tính, Hành chính; hoạt động theo Quyết định 169 ngày 7 tháng 9 năm 2000 của Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam. Về nhân sự, NHNo&PTNT Hà nội có 396 cán bộ, nhân viên; trong đó 165 người tại trụ sở chính và 231 người tại các chi nhánh Ngân hàng Quận-Khu vực trực thuộc.

2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh 2.1GIÁM ĐỐC:

Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội do Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam bổ nhiệm, là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của ngân hàng.

Nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc:

- Trực tiếp tổ chức điều hành hoạt động của chi nhánh; chỉ đạo, điều hành theo phân cấp uỷ quyền của NHNo Việt Nam đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn.

- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo&PTNT ViÖt Nam các mặt nghiệp vụ liên quan đến kinh doanh; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tæng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam về các quyết định của mình.

- Đề nghị Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam :

+ Quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các chi nhánh NHNo&PTNT loại III trực thuộc trên địa bàn .

+ Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức danh phó giám đốc, trưởng phòng kế toán, kiểm tra trưởng các chi nhánh NHNo&PTNT loại I, II.

- Quyết định những vấn đề về tổ chức cán bộ, cán bộ và đào tạo .

- Ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản và hợp đồng khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng theo quy định.

- Đại diện Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam khởi kiện, công chứng, giải quyết tranh chấp, tham gia tố tụng trước toà án .

- Tổ chức việc hạch toán kinh tế, phân tích hoạt động doanh, hoạt động tài chính, phân phối tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi đến cán bộ, nhân viên trong chi nhánh.

- Chấp hành chế độ giao ban thường xuyên tại chi nhánh; lập báo cáo định kỳ, đột xuất theo chế độ gửi về NHNo&PTNT Việt Nam.

- Phân công cho phó giám đốc tham dự các cuộc họp trong, ngoài ngành có liên quan tới hoạt động của NHNo&PTNT trên địa bàn; khi giám đốc đi vắng thì uỷ quyền cho một phó giám đốc chỉ đạo, điều hành công việc chung. 2.2. PHÓ GIÁM ĐỐC:

Giúp việc cho giám đốc là hai phó đốc, do Tổng giám đốc NHNo &PTNT Việt Nam bổ nhiệm.

Nhiệm vụ, quyền hạn của phó giám đốc:

- Thay mặt giám đốc điều hành một số công việc khi giám đốc vắng mặt (theo văn bản uỷ quyền của giám đốc) và báo cáo lại kết qủa công việc khi giám đốc có mặt tại đơn vị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giúp giám đốc chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các quyết định của mình. - Bàn bạc và tham gia ý kiến với giám đốc trong việc thực hiện nghiệp vụ của

ngân hàng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng. 2.3. HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG:

Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội thành lập héi đồng tín dụng với nhiệm vụ xem xét việc giải trình của các thành viên, kiểm soát trước về mặt pháp lý của dự án và tham gia ý kiến để giám đốc ra quyết định đối với:

- Các dự án vay vốn trong và ngoài níc.

- Các dự án đầu tư (cả nội tệ và ngoại tệ) vượt quyền phán quyết. - Các dự án thí điểm.

- Bảo lãnh khách hàng. - Phân loại khách hàng.

Thành phần của Hội đồng tín dụng: - Các thành viên cố định:

+ Giám đốc chi nhánh làm Chủ tịch Hội đồng tín dụng. + Phó giám đốc phụ trách tín dụng.

+ Trưởng phòng Kinh doanh trực tiếp thẩm định dự án. + Trưởng phòng Kế toán.

+ Trưởng phòng Ngân quỹ. + Trưởng phòng Kế hoạch.

+ Cán bộ trực tiếp làm công tác thông tin phòng ngừa rủi ro. - Thư ký Hội đồng tín dụng.

Việc thành lập Hội đồng tín dụng đã góp phần nâng cao độ an toàn trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng cũng như chất lîng tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn Agribank Hà Nội (Trang 32 - 36)