Công tác tính giáthành sản phẩm của Công ty TNHH Thế Anh

Một phần của tài liệu Luận văn: Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thế Anh pdf (Trang 47 - 54)

Anh

2.2.4.1- Đối tượng tính giá thành và cách tính giá thành

Xuất phát từ đặc điểm sản xuất, đặc điểm qui trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục, sản phẩm may mặc của Công ty lại được thừa nhận theo từng mã hàng nên kế toán Công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng mã hàng (nhóm sản phẩm cùng loại) đã hoàn thành ở cuối qui trình sản xuất. Trên thực tế, mỗi mã hàng : áo sơ mi, quần Ka ki, quần bò… bao gồm nhiều kích cỡ khác nhau song do đặc điểm sản xuất gia công cũng như sản xuất mua đứt bán đoạn ít khi hoặc không phân biệt sự khác nhau về đơn gía

gia công hay đơn giá bán giữa các kích cỡ khác nhau nên việc xác định đối tượng tính giá thành là hoàn toàn hợp lý.

Do tính chất của sản phẩm may mặc nên đơn vị tính giá thành là chiếc, bộ, cái.

Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất loại hình sản xuất là sản xuất hàng gia công chiếm tỷ trọng lớn từ 80% - 90%, căn cứ vào chu kỳ sản xuất sản phẩm và điều kiện cụ thể của công ty, kỳ tính giá thành được xác định vào thời điểm cuối mỗi quý.

2.2.4.2 - Công tác kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở ở Công ty bao gồm :

+ Dưới dạng nguyên liệu (chưa cắt hoặc cắt chưa đồng bộ). + Dưới dạng bán thành phẩm cắt (chưa may xong).

+ Dưới dạng bán thành phẩm may (chưa là). + Dưới dạng bán thành phẩm là (chưa đóng hòm).

Công ty áp dụng kỳ tính giá theo quý nên đủ thời gian cho đơn đặt hàng hoàn thành. Nếu đơn đặt hàng kéo dài sang kỳ tính giá thành sau thì kế toán Công ty vẫn tiến hành tính giá thành với số sản phẩm hoàn thành trong kỳ của đơn đặt hàng đó. Mặt khác , Công ty thực hiện chế độ khoán quỹ lương khi có sản phẩm hoàn thành nhập kho đạt tiêu chuẩn (qua KSC) mới được tính và thanh toán lương. khuyến khích công nhân nỗ lực sản xuất nhằm tạo ra số sản phẩm lớn nhất hoàn thành toàn bộ. Chính vì thế, sản phẩm dở dang cuối kỳ rất ít, Công ty thường chỉ tính giá trị sản phẩm dở khi tồn toàn bộ hoặc với số lượng lớn và thường trong giá trị sản phẩm dở bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Bán thành phẩm kỳ trước chuyển sang kỳ sau chỉ tính phần giá trị nguyên vật liệu đã được hạch toán chi tiết đến từng mã hàng còn phần chi phí chế biến phát sinh trong kỳ được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

2.2.4.5 - Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thế Anh :

Xuất phát từ việc xác định đối tượng, kế toán tập hợp chi phí là toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng mã hàng, cuối quý kế toán căn cứ vào kết quả tập hợp chi phí sản xuất và các tài liệu có liên quan để tính ra tổng giá thành và tính giá thành đơn vị của từng mã hàng theo phương pháp hệ số.

* Hệ số tính giá thành :

Công ty TNHH Thế Anh đã sử dụng ngay đơn giá gia công sản phẩm , tức là số tiền công mà Công ty nhận được về việc sản xuất, gia công sản phẩm của mã hàng đó để làm hệ số tính giá thành .

Chẳng hạn đơn giá gia công của một sản phẩm thuộc mã hàng 028 là 0,53 USD, của mã hàng UJ 340 là 0,72 USD …. Thì hệ số tính giá thành của các mã hàng đó lần lượt là 0,53 ; 0,72 … Đối với sản phẩm mua đứt bán đoạn thì hệ số tính giá thành là hệ số phân bổ lương cho công nhân sản xuất. Hệ số phân bổ lương được xác định căn cứ vào thời gian chế tạo sản phẩm. Như vậy mã hàng 3520 do Công ty sản xuất thuộc loại hình mua đứt bán đoạn có hệ số tính giá thành là 0,99.

* Trình tự tính giá thành :

Căn cứ vào sản lượng thực tế hoàn thành trong quý của từng mã hàng (QA, QĐ…) và hệ số tính giá thành qui ước cho từng mã hàng đó (HA, HB) để tính ra sản lượng qui đổi của từng mã hàng.

Sản lượng qui đổi của mã hàng A = QA x HA. Sản lượng qui đổi của mã hàng B = QĐ x HĐ.

Tổng khối lượng sản phẩm đã hoàn thành đã qui đổi được tính như sau : QH = (QA x HA) + (QĐ x HĐ) + …….

Sau đó xác định hệ số phân bổ chi phí của từng mã hàng theo công thức sau:

Sản lượng quy đổi mã hàng A Hệ số phân bổ = --- CP mã hàng A Tổng sản lượng quy đổi

QA x HA HA = ---

QH

- Căn cứ vào tổng chi phí sản xuất của tất cả các mã hàng sản xuất trong kỳ đã tập hợp được, xác định tổng giá thành thực tế của từng mặt hàng.

ZA = C x HA (C là tổng chi phí sản xuất của tất cả các mã hàng). Giá thành đơn vị từng mã hàng :

ZA ZA = ---

QA

Tại Công ty TNHH Thế Anh việc quản lý yếu tố nguyên vật liệu được tổ chức khá chặt chẽ. Công ty đã xây dựng cho mình một hệ thống báo cáo , bảng biểu , bảng kê chi tiết từ dưới các xí nghiệp thành viên cho đến phòng kế toán nên đã theo dõi sát sao nguyên vật liệu từ khi đưa vào sản xuất cho đến khi sản phẩm hoàn thành nhập kho, nhất là về mặt hiện vật, nhờ đó khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho từng loại mã hàng, tạo thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm. Phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp liên quan đến số thành phẩm tập hợp được sẽ kết chuyển trực tiếp vào giá thành, còn các khoản khác như : Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phải được tính toán phân bổ cụ thể theo sản lượng qui đổi của phương pháp hệ số.

Ví dụ : Trong quý IV năm 2004 Công ty sản xuất nhiều mặt hàng, trong đó có mã hàng 028 (hàng gia công) và mã 3520 (hàng mua đứt bán đoạn) ta thấy sản lượng thực tế hoàn thành của mã hàng 028 là 10.300 sản phẩm, của mã 3520 là 3200 sản phẩm nên sản lượng qui đổi của mã hàng 028 là : 10.300 x 0,53 = 5.459.

Sản lượng qui đổi của mã 3520 là 3.200 x 0,99 = 3.168

Tổng sản lượng qui đổi của tất cả các mã hàng trong quý IV là 8.627 sản phẩm.

Chi phí sản xuất đã tập hợp được trong toàn Công ty thuộc quý IV/2004 phục vụ cho 02 mã hàng trên: bao gồm mã 028 ( Hàng gia công) và mã 3520 ( Hàng mua đứt bán đoạn)

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 280.439.973 đ Trong đó :

+ Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp : 231.354.969 đ + Chi phí nguyên vật liệu phụ : 43.820.546 đ + Chi phí bao bì : 5.264.458 đ

- Chi phí nhân công trực tiếp : 145.793.613 đ

+ Tiền lương của công nhân trực tiếp SX : 131.614.208 đ

+ Khoản trích theo lương : 14.179.405đ

-Chi phí sản xuất chung : 78.230.864 đ

+ Tiền lương nhân viên xí nghiệp : 51.391.907 đ

+ BHXH, BHYT, KPCĐ : 10.124.603 đ

+ Chi phí vật liệu xí nghiệp : 6.914.354 đ

+ Chi phí công cụ dụng cụ: 9.800.000 đ

-Chi phí khấu hao TSCĐ : 96.823.673 đ

- Chi phí dịch vụ mua ngoài : 29.024.263 đ

- Chi phí khác : 23.012.732 đ

-Tổng chi phí tính vào giá thành (hay tổng giá thành) = 653.325.118 đ

Như vậy căn cứ vào báo cáo tổng hợp hàng hoá và tổng chi phí sản xuất toàn Công ty đã tập hợp được ở bảng kê số 4 bộ phận kế toán chi phí và giá thành tiến hành tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng mã hàng theo phương pháp hệ số như sau :

Căn cứ vào báo cáo tổng hợp vật liệu chính, báo cáo tổng hợp chi phí vật liệu phụ , báo cáo tổng hợp đai, nẹp , hòm…

+ Mã 028 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 30.534.860 đ Chi phí bao bì 5.264.458 x 10.300 = 4.016.586 đ

13.500

+ Mã 3520 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 245.888.527 đ Trong đó : Chi phí nguyên vật liệu chính 231.354.969 đ Chi phí nguyên vật liệu phụ 13.285.686 đ

Chi phí bao bì 5.264.458 x 3.200 = 1.247.872 đ 13.500

- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp : Trong đó :

+ Chi phí tiền lương của công nhân sản xuất trong giá thành : Mã 028 = 131.614.208 x 5.459 = 83.282.944 đ

8.627

Mã 3520 = 131.614.208 x 3.168 = 48.331.264 đ 8.627

+ Chi phí về các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất :

Mã 028 = 14.179.405 x 5.459 = 8.972.455đ 8.627

Mã 3520 = 14.179.405 x 3.168 = 5.206.950 đ 8.627

- Khoản mục chi phí sản xuất chung :

Mã 028 = 51.391.907 x 5.459 = 32.519.812 đ 8.627

Mã 3520 = 51.391.907 x 3.168 = 18.872.095 đ 8.627

+ BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo lương tính trong giá thành : Mã 028 = 10.124.603 x 5.459 = 6.406654 đ

8.627

Mã 3520 = 10.124.603 x 3.168 = 3.717.949 đ 8.627

+ Chi phí vật liệu XN tính trong giá thành :

Mã 028 = 6.914.354 x 5.459 = 4.375.270 đ 8.627

Mã 3520 = 6.914.354 x 3.168 = 2.539.084 đ 8.627

+ Chi phí công cụ dụng cụ tính trong giá thành : Mã 028 = 9.800.000 x 5.459 = 6.201.252 đ

8.627

Mã 3520 = 9.800.000 x 3.168 = 3.598.748 đ 8.627

- Chi phí KHTSCĐ dùng trong SX của XN tính trong giá thành : Mã 028 = 96.823.673 x 5.459 = 61.268.162 đ

8.627

Mã 3520 = 96.823.673 x 3.168 = 35.555.511đ 8.627

Mã 028 = 29.024.263 x 5.459 = 18.365.996 đ 8.627

Mã 3520 = 29.024.263 x 3.168 = 10.658.267đ 8.627

- Chi phí khác thuộc chi phí sản xuất chung trong giá thành : Mã 028 = 23.012.732 x 5.459 = 14.562.015 đ

8.627

Mã 3520 = 23.012.732 x 3.168 = 8.450.717đ 8.627

Tổng cộng giá thành theo các khoản mục đã tính ở trên sẽ được tổng giá thành thực tế như sau:

Mã 028 = 270.506.006 đ Mã 3520 = 382.819.112 đ

Và giá thành đơn vị của 02 sản phẩm như sau: Mã 028 =270.506.006 = 26.262,72 đ

10.300

Mã 3520 =382.819.112 = 119.630,97 đ 3.200

Đối với các sản phẩm khác cũng tính toán tương tự.

2.3 - Công tác phân tích kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu Luận văn: Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thế Anh pdf (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)