Hiệu quả của việc nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khi cho vay Doanh nghiệp Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực Đống Đa (Trang 25 - 27)

Trong tổng thể các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động tín dụng luôn giữ vai trò quan trọng, thường chiếm khoảng 2/3 tổng số các tài sản có và tạo ra phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng yếu tố rủi ro luôn thường trực và ở mức tỷ lệ khá cao, do đó mà tại các ngân hàng người ta luôn dành sự chú ý đặc biệt đến việc kiểm soát cũng như những biện pháp để chống đỡ, hạn chế rủi ro tín dụng. Một trong những biện pháp hữu hiệu là việc đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng của các khoản tín dụng. Đảm bảo chất lượng tín dụng đem đến lợi ích cho cả các NHTM, các doanh nghiệp nói riêng và tổng thể nền kinh tế nói chung. Xét riêng về phía ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng có thể đem lại một số kết quả tích cực sau:

- Việc nâng cao chất lượng tín dụng sẽ góp phần đảm bảo và làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng, bởi tín dụng là nghiệp vụ mang lại doanh lợi chủ yếu cho ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng tín dụng đồng nghĩa với việc ngân hàng có khả năng thu hồi nợ đầy đủ và đúng hạn. Nhờ đó, ngân hàng có điều kiện mở rộng khả năng cung cấp tín dụng cũng như các dịch vụ ngân hàng khác do tạo được thêm nguồn vốn từ việc tăng vòng quay vốn tín dụng.

- Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng hơn bằng các hình thức và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, qua đó tạo ra một hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.

- Nâng cao chất lượng tín dụng cũng sẽ làm tăng khả năng sinh lợi của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý và các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn đã cho vay.

Các kết quả thu được từ việc nâng cao chất lượng tín dụng kể trên sẽ góp phần cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng, tạo thế mạnh cho ngân

hàng trong quá trình cạnh tranh. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng là một tất yếu khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của bản thân các NHTM.

1.2. VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ N-ƯỚC ƯỚC

1.2.1. Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) 1.2.1.1. Khái niệm DNNN 1.2.1.1. Khái niệm DNNN

Nói đến doanh nghiệp chúng ta có thể có một khái niệm chung nhất: doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập để tiến hành các hoạt động kinh doanh, thực hiện các chức năng sản xuất, chế biến, chế tạo sản phẩm hoặc mua bán hàng hoá, làm dịch vụ cung ứng nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường, xã hội. Thông qua các hoạt động hữu ích đó, doanh nghiệp có thể đạt được nhiều mục đích khác nhau trong đó có mục đích căn bản là thu lợi nhuận hoặc lãi.

DNNN là một bộ phận của doanh nghiệp nói chung được hình thành và phát triển trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng tiêu thức cụ thể để phân loại và nhận biết về DNNN ở nhiều nước trên thế giới còn rất khác nhau. Mỗi quốc gia trong quan niệm của mình có thể nhấn mạnh tiêu chí này hay tiêu chí khác.

Ở Việt Nam trong những năm trước đây, khi nền kinh tế phát triển dựa trên quan niệm về mô hình kinh tế xã hội chủ yếu bao gồm hai thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể. Chúng ta thường có quan niệm về các XN quốc doanh, Công ty quốc doanh, Mậu dịch quốc doanh,… đó là những tổ chức do nhà nước: đầu tư vốn (100%), quyết định thành lập, quyết định phương hướng hoạt động, quyết định bộ máy quản lý và tuyển dụng người lao động theo chế độ biên chế ổn định. Sau quá trình đổi mới những năm vừa qua, chúng ta đã hoàn thiện dần quan niệm về DNNN. Điều này thể hiện rõ trong các văn bản pháp quy: nhiều Luật, Nghị định đều có đề cập đến khái niệm DNNN. Tiêu biểu như Luật DNNN được Quốc hội thông

qua, ban hành ngày 20/04/1995.

Điều 1 của Luật qui định:” DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh, hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội do nhà nước giao.”

DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. DNNN có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam.

Tại điều 3 của Luật: xác định vốn nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý là vốn ngân sách cấp, vốn có nguồn gốc vốn ngân sách cấp và vốn của doanh nghiệp tự tích lũy.

Tóm lại: DNNN là một thực thể kinh tế thuộc sở hữu nhà nước, ra đời và hoạt động kinh doanh độc lập chịu sự quản lý vĩ mô của nhà nước. DNNN là một tổ chức kinh tế khác với tổ chức hành chính và tổ chức sự nghiệp nhà nước, không chỉ lấy hoạt động kinh doanh, hoạt động công ích làm chủ yếu. Điều cơ bản là DNNN phải chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, các nguồn lực do nhà nước là chủ sở hữu giao cho doanh nghiệp.

1.2.1.2. Phân loại DNNN

Cũng theo Luật DNNN của Việt Nam các DNNN được chia ra theo các tiêu chí sau:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khi cho vay Doanh nghiệp Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực Đống Đa (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w