II. Phần nội dung:
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Với cách làm trên sau một thời gian chúng tôi đã nhận ra rằng nếu chúng ta càng quan tâm đến các em và giải quyết triệt để các mâu thuẫn thì số học sinh vi phạm nội qui giảm đi rất nhiều. ví dụ: khi vào đầu năm học, học sinh khối 10
mới vào trường, do các em quá hiếu động nên chỉ có một mâu thuẫn nhỏ thì các em có thể đánh nhau. Nhưng sau thời gian học tập tại trường thì các em đã nhận thức được vấn đề, nên mâu thuẫn đó giảm đi rất nhiều. Hằng năm cứ vào đầu năm học chúng tôi phải giải quyết mâu thuẫn đó nhiều nhưng dần dần đến cuối học kì I và học kì II thì không còn nữa và đặc biệt hơn là những mâu thuẫn đó chỉ xảy ra với học sinh khối 10.
Nhằm nắm bắt được chương trình hành động của Tỉnh đoàn cũng như Huyện đoàn… trong buổi sinh hoạt định kỳ ngoài nội dung trong trang web tuổi trẻ Kiên Giang, chúng tôi còn đưa ra những nội dung thiết thực và sát với từng chủ điểm về sinh hoạt trong chi đoàn. Ngoài ra trong các buổi sinh hoạt dưới cờ chúng tôi đưa ra những câu hỏi đố vui có thưởng cũng để cho các em cùng chơi, từ đó các em càng gần nhau hơn, thêm gắn kết tình bè bạn.
Sau nhiều năm thực hiện những biện pháp trên chúng tôi thấy sự gắn bó giữa các em ngày càng mật thiết hơn, bạn bè thêm thương nhau hơn, những vướng mắc mâu thuẫn của học sinh không còn nữa và thay vào đó là những tình bạn, tình đồng đội… Ngoài ra các em còn biết quan tâm đến mọi người, hăng hái đóng góp xây dựng nhà thanh niên cho học sinh nghèo trong trường, đóng góp làm đường giao thông nông thôn, tham gia hiến máu tình nguyện, vệ sinh đường phố, giữ gìn ngôi trường luôn xanh – sạch – đẹp…
Nội dung khảo sát Học kỳ I Học kỳ II So sánh
Số lần xử lý kỷ luật 03 cuộc 01 cuộc Giảm 2 cuộc
Số lần học sinh đánh nhau 05 lần 00 lần Giảm 05 lần
Số học sinh vi phạm ATGT
Không có giấy phép lái xe.
01 00 Giảm 1 lần
Học sinh vi phạm TNXH 00 00
Học sinh vi phạm nội qui (đồng phục)
Từ những kết quả trên thì các em đã nhận thấy rằng Đoàn là nơi để các em học tập và tự rèn luyện mình nên các em đều có nguyện vọng được đứng vào hàng ngũ Đoàn. Nhưng khi kết nạp vào hàng ngũ của Đoàn thì các em phải có học lực từ trung bình trở lên và hạnh kiểm phải đạt loại tốt, trong năm có 296 em được học lớp cảm tình và kết nạp vào Đoàn.
III. PHẦN KẾT LUẬN:
1. Những bài học kinh nghiệm trong quá trình xử lí:
Qua nhiều năm thực hiện nhiệm vụ tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
a. Khi xử lí phải tuyệt đối cương quyết và nghiêm khắc, không qua loa đại khái. Vì nếu không các em sẽ ỉ lại và xem nhẹ nội qui nhà trường làm cho mâu thuẫn ngày càng nhiều và nghiêm trọng.
b. Khi xử lí và sưu tra, xét hỏi tìm ra nguồn gốc của mâu thuẫn đó. Vì nếu không thì khi giải quyết nó không thể làm cho các em vừa lòng và nể phục.
c. Trong quá trình xử lí phải tùy trường hợp mà dùng biện pháp khích tướng để các em bọc lộ yếu điểm của mình. Nhưng cần lưu ý phải tùy đối tượng học sinh vì nếu không các em dễ bị đánh nhau tại lúc xử lí.
d. Trong xử lý học sinh là chúng ta phải biết chờ đơcị và kiên nhẫn không nên quát tháo và gắn ép các em, vì sau mỗi sự việc thì các em bao giờ cũng dành phần phải về mình và cố tìm cách né tránh hoặc chối bỏ trách nhiệm.
e. Khi xử lý chúng ta phải thu thập thông tin thật chính xác có như vậy hiệu quả mới cao và chính xác.
g. Phải có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình và địa phương để ngăn chặn triệt để hơn.
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
bắt kịp vào cuộc sống, sự cần thiết ở đây là chúng ta biết quan tâm đến các em, sự quan tâm không phải của một cá nhân, mà phải là một tập thể và công tác này phải được làm thường xuyên, chúng ta cần phải thật nghiêm khắc với các em nhưng cũng cần phải nhẹ nhàng khi xử lý, điều quan trọng là chúng ta phải cho các em biết mình đã làm gì? Phải khắc phục như thế nào? Một điều quan trọng trong xử lý học sinh là chúng ta phải biết chờ đợi và kiên nhẫn không nên quát tháo và gắn ép các em, vì sau mỗi sự việc thì các em bao giờ cũng danh phần phải về mình và có tìm cách né tránh hoặc chối bỏ trách nhiệm, do đó khi xử lý chúng ta phải thu thập thông tin thật chính xác có như vậy hiệu quả mới cao. Để không còn hành vi bạo lực trong trường học thì nhà trường – gia đình – xã hội chung tay góp sức xây dựng ngôi trường không bạo lực.
Do có một kế hoạch cụ thể, có một tập thể lớn mạnh nên trong quá trình thực hiện, mặc dù thời gian đầu gặp nhiều khó khăn, nhưng dần dần chúng tôi đã khắc phục và đạt được những thành tích đáng kể, nên nhiều năm qua Đoàn trường luôn đạt Đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc…
3. Khả năng ứng dụng, những kiến nghị, đề xuất:
Mỗi trường có sự quản lí học sinh khác nhau, nhưng với việc gây mâu thuẫn đánh nhau, nếu chúng ta giải quyết theo các bước trên thì nó có thể ngăn chặn được hành vi bạo lực học đường.
Các cấp có thẩm quyền nên có những quy định chế tài xử lí nghiêm, triệt để nhằm ngăn chặn đến mức thấp nhất những hành vi bạo lực đường.
Cần có tài liệu hướng dẫn và mở các lớp tập huấn cho giáo viên về công tác xử lí, ngăn chặn hành vi bạo lực trong học đường.
Trên là những kết quả mà tôi rút kết được sau một thời gian thực hiện tại trường trung học phổ thông Châu Thành. Rất mong được sự đóng góp của quý đồng nghiệp, để cho công tác đảm bảo an ninh trật tự trong trường học những năm sau này hoàn thiện hơn.
Châu Thành, ngày 05 tháng 05 năm 2012
Người thực hiện
Đặng Quang Nguyên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu tập huấn về công tác chủ nhiệm trong trường THCS, THPT - Tháng 06 năm 2011.
- Quyết định 1118/QĐ Quy định về quyền hạn, nhiệm vụ khen thưởng và kỷ luật học sinh các trường phổ thông – ngày 02 tháng 12 năm 1987 của Bộ Giáo dục.
- Luật Giáo dục năm 2011.
- Điều lệ trường trung học 2011.
- Bài viết Bạo lực học đường – năm 2011 Báo Pháp luật.
- Bài viết Nguyên nhân bạo lực học đường – năm 2012 Báo dân trí.
- Bài viết Theo dòng sự kiện về bạo lực học đường – năm 2011 Báo Giáo dục Việt Nam.
MỤC LỤC
Trang I. Phần mở đầu:
1. Bối cảnh của đề tài 3
2. Lý do chọn đề tài 4
3. Phạm vi và đối tượng của đề tài 4
4. Mục đích của đề tài 5
5. Khẳng định tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn 5
II. Phần nội dung: 1. Cơ sở lý luận của vấn đề 5
1.1. Vì sao chúng ta phải quan tâm giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi 5
1.2. Tìm hiểu căn nguyên của những hành vi không mong đợi 7
1.3. Nội dung và biện pháp giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi 10
2. Thực trạng vấn đề 19
3. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề 23
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 27
1. Những bài học kinh nghiệm trong quá trình xử lí 28
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 29