Mục đích điều tra

Một phần của tài liệu Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học nhăm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh thpt miền núi khi dạy chương “dòng điện trong các môi trường” (vật lý 11 – cơ bản) .pdf (Trang 52)

- Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng PP và PTDH trong giảng dạy Vật lí của GV và cách thức,chất lượng, thái độ học tập của HS đối với một số kiến thức phần Dòng điện trong các môi trường lớp 11 trên cơ sở đó có kết luận chính xác về TTC của HS trong học tập Vật lí, phát hiện những nguyên nhân, khó khăn của HS trong quá trình nhận thức Vật lí từ đó tìm ra giải pháp khắc phục và có cơ sở tổ chức hoạt động học tập phù hợp với HS, nâng cao hiệu quả dạy và học Vật lí nói chung và phần kiến thức Dòng điện trong các môi trường lớp 11 nói riêng.

- Tìm hiểu những khó khăn, sai lầm của HS khi học ba bài: Dòng điện trong kim loại; Dòng điện trong chất điện phân; Dòng điện trong chất khí.

- Tìm hiểu cách thức tổ chức DH, tìm hiểu việc soạn giáo án, những khó khăn của GV khi soạn và dạy ba bài: Dòng điện trong kim loại; Dòng điện trong chất điện phân; Dòng điện trong chất khí. Từ đó tìm ra nguyên nhân của những khó khăn này, làm có sở để soạn thảo ba bài nói trên.

1.4.2. Phƣơng pháp, nội dung điều tra

Chúng tôi sử dụng các PP sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 47

- Điều tra HS (dùng phiếu điều tra, dự giờ, trao đổi trực tiếp).

- Trao đổi với tổ trưởng bộ môn, cốt cán bộ môn, tham quan phòng TN Vật lí để tìm hiểu các vấn đề:

+ Cơ sở vật chất của nhà trường các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học vật lí.

+ Sử dụng các tài liệu phục vụ chuyên môn, sử dụng các PP giảng dạy, mức độ sủ dụng dụng cụ TN, cách soạn giáo án, PP đổi mới kiểm tra đánh giá của GV trong dạy môn Vật lí.

+ Cách thức học Vật lí của HS, việc sử dụng sách của HS trong học Vật lí, mức độ hứng thú nhận thức Vật lí của HS, nguyên nhân ảnh hưởng đến khẳ năng nhận thức Vật lí của HS.

1.4.3. Kết quả điều tra

* Về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học của GV:

- Ba trường chúng tôi điều tra (trường THPT Bộc Bố, trường THPT Ba Bể, trường THPT Nà Phặc). Nhìn chung các trường đều chưa có đủ số phòng học để học một ca, một số phòng học không có ổ điện hoặc đã hỏng. Do vậy việc tổ chức DH theo nhóm, có TN đồng loạt hoặc sử dụng PPDH hiện đại là khó khăn.

- Các trường đều chưa có phòng học bộ môn riêng: Trường Bộc Bố chưa có, còn trường Ba Bể có nhưng chưa có thiết bị lắp (chưa đạt đúng như là phòng học bộ môn), cả trường Nà Phặc chỉ có 1 phòng dành cho môn tin.

- Về phòng TN cả ba trường đều chưa có (chỉ có một phòng chứa tất cả các hộp đựng thí nghiệm). Dụng cụ TN đã được trang bị theo tinh thần đổi mới hiện nay nhưng cũng chưa đầy đủ, rất khó khăn cho việc triển khai TN đồng loạt, nên HS chưa được làm TN, và tần suất sử dụng TN của GV cũng chưa thường xuyên, cán bộ phụ trách phòng TN chưa có, GV phải tự tìm và chuẩn bị TN, mang đến phòng học nên rất khó khăn, đa số GV ngại làm TN.

- Về SGK, SGV, SBT của bộ môn Vật lí trang bị tương đối đầy đủ, thuận tiện cho việc soạn bài của GV.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 48

- Về thư viện thì cả ba trường đều có, nhưng sách tham khảo rất ít và chỉ là những sách cũ không phù hợp với xu hướng đổi mới chương trình và PPDH Vật lí hiện nay. Cụ thể việc sử dụng sách phục vụ cho giảng dạy ở các trường:

Bảng 1.1: Sử dụng sách phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên

Trường THPT Số giáo viên Dân tộc SGK, SBT,

SGV(%) STK (%)

Bộc Bố 3 2 100 30

Ba Bể 6 4 100 50

Nà Phặc 3 2 100 30

Về HS: Phần lớn HS ở cả ba trường đều có tương đối đầy đủ SGK, SBT môn Vật lí song việc sử dụng SBT rất ít, đặc biệt STK lại còn ít hơn. Trong ba trường thì HS trường THPT Ba Bể và Nà Phặc sử dụng SBT nhiều hơn, còn STK mỗi trường chỉ vài em sử dụng. Thư viện nhà trường phục vụ các em HS ngày 2 buổi từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, nhưng rất ít HS đến mượn sách, đặc biệt ở trường Bộc Bố từ đầu năm học đến nay chỉ có khoảng chục em đến thư viện mượn sách.

Bảng 1.2: Sử dụng sách phục vụ cho học tập của học sinh

Trƣờng THPT Số HS Dân tộc SGK SBT STK

Bộc Bố 150 150 140 50 10

Ba Bể 200 170 190 100 50

Nà Phặc 200 180 180 90 30

* Nhận xét: Qua điều tra chúng tôi thấy bản thân một số GV đã quan

tâm đến việc DH của mình song chưa đồng đều, một số GV cần cố gắng để đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay. Về phía HS, một số (rất ít) em đã có ý thức trong học tập, có hứng thú với môn Vật lí. Đa số HS hiện nay rất lười học, chưa xác định được động cơ, mục đích học tập đúng đắn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 49

* Về thực trạng dạy và học Vật lí ở trƣờng THPT hiện nay. Đối với GV:

Về Giáo án:

- Nhìn chung tất cả các GV đều soạn bài trước khi lên lớp, thực hiện đầy đủ các bước lên lớp theo quy định, song một số bài soạn chủ yếu soạn theo PP diễn giảng là chính, chưa xác định đúng trọng tâm kiến thức, chưa xây dựng được hệ thống câu hỏi phát vấn, đòi hỏi HS phát triển tư duy, ít xây dựng tình huống có vấn đề trong học tập.

- Giáo án vẫn chỉ là tóm tắt theo nội dung SGK, chưa xác định rõ hoạt động của GV và HS.

Về PP giảng dạy:

- Ít xây dựng tình huống học tập, GV có đặt câu hỏi nhưng chỉ là những câu hỏi ở mức tái hiện kiến thức đã học. PPDH chủ yếu vẫn nặng về giảng giải, thông báo kiến thức theo trình tự SGK, nhấn mạnh cho HS ghi nhớ những nội dung quan trọng trong bài học, còn vai trò tổ chức, định hướng của GV chưa thể hiện rõ.

- Hầu hết các GV chưa sử dụng TN, một số ít GV có sử dụng TN nhưng chưa đúng với mục đích của bài giảng (vì chỉ dùng TN để minh hoạ, chứ GV không dùng TN để tạo tình huống học tập). Lí do không dùng TN là sợ không đủ thời gian, điều kiện không gian của lớp học, dụng cụ TN không đầy đủ, TN nhiều khi không thành công….

Ví dụ: Khi dạy kiến thức về “Dòng điện trong kim loại; Dòng điện trong chất điện phân; Dòng điện trong chất khí” sau khi GV đặt vấn đề, GV vẽ hình và mô tả luôn hiện tượng rồi đưa ra kết luận, HS ghi nhớ, ghi chép. Đặc biệt khi dạy bài “Dòng điện trong kim loại” GV không làm TN nào, chỉ mô tả theo trình tự SGK. Còn bài “Dòng điện trong chất điện phân” GV chỉ làm một TN về hiện tượng điện phân, bài “ Dòng điện trong chất khí phần lớn GV không làm TN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 50

Bảng 1.3: Phƣơng pháp dạy học của giáo viên Phƣơng pháp dạy học Thƣờng xuyên dùng (%) Đôi khi dùng (%) Không dùng (%)

Diễn giảng- minh hoạ 100 0 0

Thuyết trình- hỏi đáp 70 30 0

Tổ chức tình huống học tập 0 10 90

Thí nghiệm 0 20 80

Tổ chức cho HS hoạt động độc lập 0 10 90

Sử dụng PTDH 0 0 100

Nhận xét chung: Đa số GV vẫn duy trì PPDH truyền thống, đã có sự đổi

mới sáng tạo trong giảng dạy nhưng chưa đồng đều chỉ tập trung vào một số ít GV. Trong 15 tiết dự giờ chúng tôi thấy: GV khi giảng bài có đặt câu hỏi cho HS nhưng chất lượng câu hỏi chưa cao, ít có câu hỏi có tình huống, một số câu hỏi lại quá khó, do đó không tạo được cơ hội cho HS tích cực suy nghĩ và giải quyết vấn đề trong bài học. Trong các tiết dạy GV rất ít sử dụng TN để nghiên cứu kiến thức mới. 100% GV được hỏi cho biết họ không cho HS làm TN trên lớp khi nghiên cứu bài mới với nhiều lí do sau:

- Nhiều TN cồng kềnh, lắp ráp khó khăn mất thời gian cháy giáo án. - Khó ổn định tổ chức HS lúc trước và sau khi TN.

- TN nhiều khi không thành công, mất uy tín… - Không có hoặc dụng cụ không đầy đủ (hỏng, mất).

Đa số GV đều nhận định, nếu sử dụng được nhiều TN trên lớp sẽ kích thích được sự say mê, hứng thú, sáng tạo của HS trong học tập vật lí, song do những khó khăn nhất định và do GV đã quen nếp dạy, HS quen nếp học nên chỉ cần cho HS quan sát một số TN đơn giản, một số dụng cụ trực quan và chủ yếu GV vẽ hình TN lên bảng rồi diễn giảng cho HS là được.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 51

Đối với HS:

- HS chủ yếu ngồi nghe GV giảng giải, đọc cho ghi chép, chưa tích cực, xây dựng kiến thức mới. Rất ít khi thấy các em phát biểu xây dựng bài hay đặt câu hỏi thắc mắc. Đặc biệt HS dân tộc thiểu số càng không phát biểu và đưa ra một ý kiến gì.

- Khi học xong phần kiến thức dòng điện trong KL một số HS vẫn chưa phân biệt được các hạt dẫn điện là gì, cho rằng có cả các ion…, trong chất điện phân chưa biết điều kiện để có dương cực tan là gì, hạt dẫn điện trong chất điện phân có cả electron…, trong chất khí chưa phân biệt được dẫn điện không tự lực và tự lực của chất khí, cho rằng dòng điện trong chất khí vẫn tuân theo định luật Ôm.

- Đa số HS nói không được quan sát TN nên hạn chế hiểu biết về bản chất của các hiện tượng.

- Về kiến thức HS chủ yếu là chấp nhận từ lời giảng của GV, không chịu khó tìm tòi, học hỏi, khi học chủ yếu học ở vở ghi và có kiểm tra, thi mới học.

- Qua dự giờ, phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp với HS ở 6 lớp (3 lớp thực nghiệm (T/N), 3 lớp đối chứng (ĐC)) ở 3 trường (THPT Bộc Bố, THPT Ba Bể, THPT Nà Phặc) chúng tôi thu được kết quả:

Bảng 1.4: Mục đích, động cơ, hứng thú và cách thức học môn vật lí của HS

Số HS Hứng thú học Vật lí Cách thức học Vật lí Thời gian học Vật lí Không Bình thƣờng Theo vở ghi Theo SGK, vở ghi Theo STK Theo nhóm Thƣờng xuyên Trƣớc khi có giờ Vật Trƣớc khi thi, KT Không học 240 110 60 70 132 125 30 20 40 135 140 35 % 45,8 25 29,2 64,7 52,1 12,5 8,3 16,7 16,3 58,3 14,6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 52

Bảng 1.5: Khả năng nhận thức, mức độ tính tích cực, tự lực của học sinh

Số HS

Hiểu bài ngay trên lớp Tích cực tham gia xây

dựng bài Chú ý nghe giảng trên lớp

Không

Lúc có, lúc không

Thƣờng

xuyên Không Đôi khi Không Đôi khi

240 100 55 85 38 74 128 165 35 40

% 41,7 22,9 35,4 15,8 30,8 53,4 68,8 14,6 16,6

Nhận xét chung:

- Phần lớn HS chưa hăng hái, hứng thú trong học Vật lí, ngại phát biểu ý kiến của bản thân (sợ sai).

- Cách thức học chủ yếu theo vở ghi, lười suy nghĩ tìm tòi cách thức học tập mới, học theo kiểu chống đối (chỉ có giờ KT, thi hoặc có giờ Vật lí mới học).

- Qua việc dự giờ chúng tôi nhận thấy đa số HS quen thụ động nghe giảng, ghi chép trong giờ học, một số em còn đợi GV đọc chép, ít động não, suy nghĩ, khả năng trình bày, diễn đạt trong việc trả lời câu hỏi còn yếu dẫn đến việc vận dụng kiến thức kém và chậm.

- Qua tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình nhận thức Vật lí thì 80% HS được tìm hiểu cho rằng không có STK, 70% cho rằng do PP giảng dạy của GV, 75% cho rằng rất ít TN.

1.4.3.1. Những khó khăn của giáo viên và học sinh

- Phần kiến thức cơ bản về các chủ đề này tương đối dài và khó, lượng kiến thức dành cho mỗi tiết học nhiều, một số kiến thức bắt HS công nhận. Đặc biệt việc giải thích các cơ chế CĐ của các hạt mang điện, quá trình phân tích các chất, sự phóng điện trong chất khí (có 8/12 GV được hỏi đều cho là kiến thức về chủ đề này tương đối dài và khó, nếu có làm TN cũng chỉ thấy kết quả không thấy được cơ chế xảy ra).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 53

- Tất cả những TN cơ bản cần thiết cho DH kiến thức này, GV rất ít sử dụng. Hơn nữa nhiều phần kiến thức này đều xuất phát từ TN, rất khó dạy cho HS hiểu và nắm vững kiến thức ở phần này khi không làm TN, đặc biệt là hiện tượng nhiệt điện, hiện tượng điện phân, dương cực tan, sự phóng điện trong chất khí…. Trong số 9/12 GV được hỏi không làm TN khi DH các kiến thức này, với nhiều lí do: Không có điện ở các phòng học, địa hình mặt bằng trường khó mang dụng cụ TN, không được trang bị hoặc trang bị không đầy đủ, không đồng bộ, cồng kềnh không có cán bộ phụ trách giúp, dạy nhiều giờ trong một tuần không có thời gian chuẩn bị TN, TN kém chính xác, khó quan sát…. Vì thế có thể nói đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng DH.

- Đồng thời một số HS do hoàn cảnh gia đình, điều kiện nên việc học tập của các em chưa được quan tâm. Vì vậy một số HS bị rỗng kiến thức từ các lớp dưới, không có động lực học, không có PP học đúng đắn, kĩ năng quan sát TN kém, kết quả học tập còn rất thấp.

- Ngoài ra HS miền núi ngoan nhưng rụt dè, nhút nhát, ngại tiếp xúc với GV, khả năng diễn đạt yếu, khả năng tiếp nhận thông tin chậm, đa số khi ở nhà là lao động chân tay, ít khi đọc sách hay đọc báo, xem vô tuyến…. nên khi tổ chức thảo luận một vấn đề gì đó rất mất thời gian mà hiệu quả thấp. Đây cũng là một điểm mà GV cần chú ý khi dạy HS miền núi.

1.4.3.2. Những hiểu biết, quan niệm sai mà học sinh gặp phải khi học một số kiến thức về “ Dòng điện trong các môi trƣờng” học một số kiến thức về “ Dòng điện trong các môi trƣờng”

Đề tìm ra và khẳng định được sự tồn tại quan niệm sai hoặc chưa đầy đủ của HS về phần này chúng tôi đã tiến hành làm việc như sau (vì thời gian có hạn chúng tôi chỉ tập trung điều tra và trao đổi những vấn đề liên quan đến các bài thực nghiệm sư phạm):

- Điều tra 200 em HS lớp 11 ở 3 trường THPT (Bộc Bố, Ba Bể, Nà Phặc), trước khi các em học những kiến thức này bằng phiếu điều tra phụ lục 4.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 54

- Tiếp tục điều tra 150 em HS lớp 12 ở 3 trường THPT (Bộc Bố, Ba Bể, Nà Phặc), khi các em đã được học về phần kiến thức này bằng phiếu điều tra (phụ lục 4).

- Trực tiếp trao đổi với GV dạy Vật lí ở các trường THPT để bổ sung và kết luận về sự tồn tại của các quan niệm sai hoặc chưa đầy đủ này.

Với cách tiến hành như vậy chúng tôi đã điều tra những hiểu biết, quan niệm của HS về các vấn đề sau:

* Quan niệm về các hạt dẫn điện trong KL, chất điện phân, trong chất khí.

Một phần của tài liệu Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học nhăm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh thpt miền núi khi dạy chương “dòng điện trong các môi trường” (vật lý 11 – cơ bản) .pdf (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)