3.1. Kết luận.
Đề tài đã thực hiện đầy đủ các nội dung nghiên cứu theo đúng tiến độ và phương pháp của đề cương nghiên cứu và hợp đồng, cụ thể như sau:
1. Đã chọn được 6 cây trội Keo tai tượng và xác định màu sắc gỗ của cây trội chọn lọc
2. Xử lý 6 cây trội đã chọn lọc cho nảy chồi cung cấp vật liệu nhân giống. 3. Thử nghiệm ảnh hưởng của tuổi mẫu cấy ở các độ tuổi 4 tuần, 6 tuần, 8
tuần, 10 tuần và 12 tuần tuổi. Kết quả cho thấy mẫu cấy ở 6 tuần tuổi cho hệ số nhân chồi cao nhất với cả 6 dòng.
4. Thử nghiệm lấy mẫu ở 2 thời điểm trong năm. Trong các thời điểm nghiên cứu thì lấy mẫu thích hợp nhất là vào vụ thu (từ tháng 5 đến tháng 7) 5. Mẫu cấy được khử trùng bằng HgCl2 0,1% trong các khoảng thời gian 10,
12, 14,16 và 18 phút. Thời gian khử trùng 16 phút cho tỷ lệ mẫu sống và nảy chồi cao nhất sau 8 tuần nuôi cấy. Tỷ lệ mẫu sống khi khử trùng ở thời gian 16 phút đạt bình quân là 15,6%.
6. Môi trường thích hợp cho cấy mẫu in vitro và nhân nhanh chồi cây Keo tai tượng là môi trường MS có bổ sung BAP và NAA. Các dòng khác nhau đã có phản ứng khác nhau đối với nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy, trong đó:
- Cây trội 1 (dòng số 1): hệ số nhân chồi và tỷ lệ chồi hữu hiệu cao nhất khi bổ sung vào môi trường nuôi cấy 1,5mg/l BAP và 1,2 mg/l NAA. Hệ số nhân chồi đạt 1,6 lần và tỷ lệ chồi hữu hiệu đạt 18,9%.
- Cây trội 2 (dòng số 2): hệ số nhân chồi và tỷ lệ chồi hữu hiệu cao nhất khi bổ sung vào môi trường nuôi cấy 1,2mg/l BAP và 0,9 mg/l NAA. Hệ số nhân chồi đạt 1,5 lần và tỷ lệ chồi hữu hiệu đạt 24,8%.
- Cây trội 3 (dòng số 3): hệ số nhân chồi và tỷ lệ chồi hữu hiệu cao nhất khi bổ sung vào môi trường nuôi cấy 1,2mg/l BAP và 0,9 mg/l
- Cây trội 11 (dòng số 11): hệ số nhân chồi và tỷ lệ chồi hữu hiệu cao nhất khi bổ sung vào môi trường nuôi cấy 1,2mg/l BAP và 0,9 mg/l NAA. Hệ số nhân chồi đạt 1,6 lần và tỷ lệ chồi hữu hiệu đạt 22,0%.
- Cây trội 13 (dòng số 13): hệ số nhân chồi và tỷ lệ chồi hữu hiệu cao nhất khi bổ sung vào môi trường nuôi cấy 1,2mg/l BAP và 0,9 mg/l NAA. Hệ số nhân chồi đạt 1,4 lần và tỷ lệ chồi hữu hiệu đạt 22,4%.
- Cây trội 14 (dòng số 1): hệ số nhân chồi và tỷ lệ chồi hữu hiệu cao nhất khi bổ sung vào môi trường nuôi cấy 0,9mg/l BAP và 0,6 mg/l NAA. Hệ số nhân chồi đạt 1,7 lần và tỷ lệ chồi hữu hiệu đạt 26,7%.
7. Kinetin ảnh hưởng không tốt đến quá trình nhân nhanh chồi cây Keo tai tượng.
8. Đã tạo được 60 bình giống gốc Keo tai tượng từ 6 cây trội đã chọn lọc. Đây là kết quả quan trọng và định hướng tiếp tục cho việc thực hiện các nội dung nghiên cứu sau này.
3.2. Kiến nghị
Kính mong Bộ công thương phê duyệt nội dung nghiên cứu của các năm tiếp theo đểđề tài thực hiện các nội dung nghiên cứu tiếp theo nhằm:
- Tiếp tục thử nghiệm ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng ở các thang nồng độ nhỏ hơn và một số chất phụ gia khác bổ sung vào môi trường nuôi cấy từ đó nâng cao hiệu quả của giai đoạn tạo chồi và nhân nhanh chồi
- Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con hoàn chỉnh (giai đoạn ra rễ), huấn luyện và cấy cây mầm mô ra vườn ươm. Từ đó tiến tới hoàn thiện kỹ thuật và sản xuất cây con phục vụ trồng rừng khảo nghiệm dòng vô tính.