Số lá và chỉ số diện tích lá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân và Thu Đông năm 2007 tại Thái Nguyên .pdf (Trang 63)

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài

3.3.3.Số lá và chỉ số diện tích lá

Lá là cơ quan quang hợp chính của cây, số lá ảnh hưởng rất lớn đến năng suất ngô. Số lá lớn, chỉ số diện tích lá sẽ lớn dẫn đến hiệu suất quang hợp sẽ cao, tăng khả năng tích luỹ chất khô lớn và năng suất. Số lá trên cây chủ yếu do giống quyết định. Kết quả theo dõi số lá và chỉ số diện tích lá của các tổ hợp lai được thể hiện trong bảng 3.5.

Bảng 3.5: Số lá, chỉ số diện tích lá của các tổ hợp lai vụ Xuân Và Thu Đông 2007 tại Thái Nguyên

TT Tổ hợp lai

Vụ Xuân Vụ Thu Đông

Số lá/cây (lá) CSDTL (m2 lá/m2 đất) Số lá/cây (lá) CSDTL (m2 lá/m2 đất) 1 BB-1 20,50 3,14 19,83 2,96 2 BB-2 19,27 3,20 19,50 3,17 3 BB-3 20,43 2,73 19,90 2,79 4 LS-07-17 18,63 2,42 18,67 2,42 5 LS-07-19 19,67 2,50 19,97 2,54 6 LS-07-20 20,00 2,78 18,93 2,61 7 LS-07-22 19,83 3,24 20,00 3,20 8 LS-07-23 19,77 2,89 18,87 2,51 9 LS-07-24 20,50 3,79 20,73 3,28 10 LS-07-25 20,20 3,02 20,60 2,92 11 KK-144 19,57 2,48 20,03 2,61 12 C-919 (ĐC1) 20,30 2,94 20,33 2,91 13 NK-66 (ĐC2) 19,57 3,43 19,67 3,23 CV% 3,56 - 1,65 - LSD0,05 1,19 - 0,55 - LSD0,01 1,62 - 0,74 -

17.5 18 18.5 19 19.5 20 20.5 21 BB-1 BB-2 BB-3 LS-07- 17 LS-07- 19 LS-07- 20 LS-07- 22 LS-07- 23 LS-07- 24 LS-07- 25 KK- 144 C-919 (ĐC) NK-66 (ĐC) V ô X u©n V ô Thu §«ng Sè l¸/c©y (l¸)

Hình 3.5: Số lá trên cây của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông 2007

3.3.2.1. Số lá trên cây

Lá là cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp chủ yếu của cây ngô, đồng thời còn làm nhiệm vụ trao đổi khí, hô hấp, dự trữ dinh dưỡng cho cây. Vì vậy số lá trên cây, thời gian tồn tại của lá và hiệu suất quang hợp có vai trò quan trọng đối với năng suất ngô, cũng như phẩm chất hạt. Đối với cây ngô, số lá trên cây ngoài phụ thuộc vào giống còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Cây ngô có đặc điểm là số lá trên cây khá ổn định có tương quan chặt chẽ với thời gian sinh trưởng. Kết quả theo dõi trong bảng 3.5 cho thấy: Các tổ hợp lai có số lá dao động vụ Xuân từ 18,63 - 20,50 lá, các tổ hợp đều có số lá tương đương với đối chứng 2. Tổ hợp LS-07-17 có số lá thấp hơn giống đối chứng 1 ở mức tin cậy 95%, các tổ hợp còn lại tương đương với giống đối chứng 1.

Vụ Thu Đông, các tổ hợp có số lá dao động từ 18,67 - 20,73 lá, tổ hợp LS-07-24, LS-07-25 có số lá cao hơn giống NK-66 ở mức tin cậy 99%, tổ hợp

LS-07-17, LS-07-20, LS-07-23 thấp hơn ở mức tin cậy 95 - 99%, các tổ hợp còn lại có số lá tương đương đối chứng. Đa số các tổ hợp lai có số lá tương đương giống C-919 trừ tổ hợp BB-2 có số lá đạt 19,5 lá ít hơn giống đối chứng C-919 ở mức tin cậy 95%, tổ hợp LS-07-17, LS-07-20, LS-07-23 có số lá dao động từ 18,67 - 18,93 lá thấp hơn giống đối chứng C-919 ở mức tin cậy 99%.

Theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy, số lá của các tổ hợp lai tương đối ổn định ở cả 2 vụ thí nghiệm, tổ hợp LS-07-17 có số lá thấp hơn cả 2 đối chứng ở cả 2 vụ thí nghiệm.

3.3.2.2. Chỉ số diện tích lá

Cũng như các loại cây trồng khác, lá ngô là cơ quan dinh dưỡng chính làm nhiệm vụ quang hợp tạo ra vật chất khô cho cây, có tới 60% vật chất khô trong hạt do lá vận chuyển đến và 38% do thân rễ tạo nên. Đặc biệt, lá ngô có nhiều khí khổng, trung bình một lá ngô có khoảng 2-6 triệu khí khổng. Do cấu tạo đặc biệt nên tế bào khí khổng của lá ngô rất mẫn cảm với điều kiện bất thuận của thời tiết khí hậu. Khi bị hạn, tế bào khí khổng khép lại nhanh để hạn chế một phần thoát hơi nước. Mặt khác, lá ngô cong theo hình máng nên có thể hứng và dẫn nước từ trên lá xuống gốc dù với lượng mưa rất nhỏ. Như vậy lá ngô đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra năng suất của giống. Khả năng ra lá, tuổi thọ lá và kích thước của lá không những do đặc tính của giống quyết định mà còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Để nghiên cứu đặc tính này người ta sử dụng chỉ tiêu chỉ số diện tích lá (m2

lá/ m2đất). Qua nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy cơ sở để nâng cao năng suất cây trồng bằng con đường quang hợp là nâng cao chỉ số diện tích lá. Do đó giống nào có chỉ số diện tích lá lớn thì giống đó có tiềm năng năng suất cao. Tuy nhiên thực tế có nhiều trường hợp giống có chỉ số diện tích lá lớn nhưng năng suất lại không cao, bởi đây là mối quan hệ phức tạp có liên quan tới sức chứa và nguồn (nguồn là bộ phận tổng hợp chất hữu cơ, sức chứa là độ lớn và số lượng của các cơ quan, bộ phận của cây chứa chất đồng hoá).

Qua bảng 3.5 chúng tôi thấy vụ Xuân, chỉ số diện tích lá của các tổ hợp lai biến động từ 2,42 - 3,79 m2

lá/m2 đất, trong đó tổ hợp BB-1, BB-2, LS-07-22 và LS - 07-24 có CSDT lá lớn hơn 3 m2lá/m2đất. Kết quả theo dõi trong vụ Thu Đông cho thấy tổ hợp lai BB-2, LS-07-22 và LS-07-24 là 3 tổ hợp lai có CSDT lá lớn nhất đạt giá trị tương ứng là 3,17; 3,2 và 3,28 m2

lá/m2đất.

Nhìn chung số lá gần như tương quan thuận với chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, tổ hợp LS-07-24 có các chỉ tiêu trên đều đạt cao nhất, BB-2, LS-07-17 có các chỉ tiêu trên đều đạt thấp nhất. CSDT lá của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm đều chưa đạt CSDT lá tối ưu ở cả 2 vụ. Đây cũng là một trong những yếu tố hạn chế đến năng suất của các tổ hợp lai thí nghiệm.

3.4. Đặc tính chống chịu của các tổ hợp ngô lai

Đặc tính chống chịu của các giống ngô được thể hiện ở khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận (hạn hán, lũ lụt, mưa, gió…), khả năng chống chịu sâu bệnh. Trong công tác chọn tạo giống, đặc tính chống chịu với các điều kiện bất thuận của môi trường rất được quan tâm, bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, chất lượng của sản phẩm. Nước ta có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm nên rất thích hợp cho nhiều loại sâu bệnh phát triển, mưa bão và hạn hán xuất hiện nhiều trong năm ở các vùng khác nhau, do vậy chọn tạo các giống chống chịu tốt là cần thiết.

Sâu bệnh là một trong những yếu tố gây tổn thất nghiêm trọng đến năng suất cây trồng. Theo đánh giá của tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc cho thấy: tổng thiệt hại do sâu gây ra hàng năm là 20 - 30 tỷ đôla (bằng 13 - 14% sản lượng), do bệnh là 24 - 25 tỷ đôla (bằng 11 - 12% sản lượng). Đặc biệt ngô là một trong những loại cây trồng bị khá nhiều sâu bệnh phá hoại đó là yếu tố hạn chế năng suất ngô. Các loại sâu bệnh có thể thay nhau phá hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây từ khi gieo đến khi thu hoạch. Trong những năm gần đây do phong trào thâm canh tăng vụ ngô ở

nước ta lên cao, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến được áp dụng để trồng ngô quanh năm, chính vì thế đã tạo nên nguồn thức ăn liên tục và phong phú cho sâu bệnh. Như vậy càng đi vào thâm canh, chuyên canh thì việc bảo vệ cây trồng, chống sâu bệnh phá hoại càng trở nên cấp bách. Ngày nay sâu bệnh hại cũng có khả năng kháng thuốc, bởi thế chưa có loại thuốc nào có thể tiêu diệt được tất cả các loại sâu, bệnh hại trên đồng ruộng. Vì vậy phương pháp tốt nhất vừa có hiệu quả kinh tế vừa giảm được sự phá hại của sâu, bệnh hại mà đảm bảo được an toàn môi sinh và sức khoẻ con người chính là phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, Đặc biệt là sử dụng các giống có khả năng kháng sâu bệnh. Kết quả theo dõi tình hình sâu bệnh hại được trình bày trong bảng 3.6.

Bảng 3.6: Mức độ nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp lai vụ Xuân và Thu Đông 2007 tại Thái Nguyên

TT Tổ hợp lai

Vụ Xuân Vụ Thu Đông

Tỷ lệ cây bị sâu hại (%) Tỷ lệ cây bị hại(%) Tỷ lệ cây bị sâu hại (%) Tỷ lệ cây bị hại (%) Đục thân Rệp cờ Bệnh khô vằn Đục thân Rệp cờ bệnh khô vằn 1 BB-1 2,33 11,62 11,00 1,53 24,40 10,53 2 BB-2 1,39 12,34 9,50 0,53 20,23 11,30 3 BB-3 3,53 16,42 9,07 2,03 32,30 8,18 4 LS-07-17 4,56 8,43 10,43 2,12 27,17 10,57 5 LS-07-19 0,00 5,78 2,18 0,00 10,23 5,59 6 LS-07-20 4,03 9,23 9,67 2,53 25,93 9,36 7 LS-07-22 0,00 8,53 5,56 0,00 10,13 8,00 8 LS-07-23 0,00 8,00 1,63 0,00 12,86 4,56 9 LS-07-24 4,24 11,18 9,26 1,07 15,04 10,09 10 LS-07-25 4,03 5,16 5,06 1,56 9,15 8,53 11 KK-144 5,79 9,16 4,63 2,03 15,34 9,45 12 C-919 (ĐC1) 0,13 10,36 3,56 0,00 11,87 6,35 13 NK-66 (ĐC2) 0,00 9,03 6,26 0,00 12,06 8,07

3.4.1. Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis Hiibner)

Sâu đục thân là một loài ăn rộng, phá hại trên hầu hết các cây lương thực, cây màu. Sâu đục thân phá hại ở ngô mạnh nhất vào vụ xuân, vụ xuân hè, vụ hè và vụ thu. Vụ thu đông và vụ đông sâu ít phá hại hơn, Sâu non tuổi nhỏ chúng ăn biểu bì lá làm cho cây giảm diện tích lá quang hợp, khi sâu đạt ba tuổi trở lên chúng đục vào thân và bắp làm cho cây bị đổ gãy gây ảnh hưởng lớn đến năng suất. Sâu non phát triển mạnh vào lúc bắt đầu trỗ cờ đến sau phun râu hai tuần thì giảm dần.

Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy: Mức độ sâu đục thân phá hại các tổ hợp lai trong vụ Xuân cao hơn vụ Thu Đông, vụ Xuân tỉ lệ hại dao động từ 0 - 5,79%, trong đó tổ hợp lai LS-07-19, LS-07-22, LS-07-23 chống chịu sâu đục thân rất tốt, 100% các cây thí nghiệm không bị sâu đục thân phá hại, tổ hợp bị hại nặng nhất vụ Xuân là KK-144 với 5,79%, LS-07-17: 4,56%; LS-07-24: 4,24%, LS-07-25: 4,03%, các tổ hợp lai khác đều bị hại ở mức độ thấp dưới 4%.

Vụ Thu Đông tỉ lệ hại dao động từ 0 - 2,53% bị hại nặng nhất là LS-07-20: 2,53%; LS-07-17: 2,12%, các tổ hợp khác đều bị hại ở mức độ thấp dưới 2%. Nhìn chung điều kiện thời tiết khí hậu vụ Xuân và vụ Thu Đông năm 2007 không thuận lợi cho sâu đục thân phát triển nên không gây ảnh hưởng lớn đến năng suất của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4.2. Rệp cờ

Rệp cờ cũng là một loài ăn rộng, gây hại trên ngô, đại mạch, lúa mỳ, mía, kê, cao lương… Rệp cờ hút nhựa ở lá non, bẹ lá, bông cờ và lá bi làm cho cây sinh trưởng yếu, khối lượng 1000 hạt giảm rõ rệt, năng suất kém. Rệp cờ hại nặng nhất vào mùa khô và thường xuất hiện vào lúc ngô bắt đầu trỗ cờ. Nếu bị hại sớm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất thực thu.

Qua bảng 3.6 cho thấy: Tất cả các tổ hợp tham gia thí nghiệm đều bị nhiễm rệp cờ. Vụ Thu Đông tỉ lệ cây bị hại nặng hơn vụ Xuân. Thời tiết khí hậu khô hanh của vụ Thu Đông đã tạo điều kiện thuận lợi cho rệp cờ phát triển và nhanh chóng lan rộng. Vụ Xuân tỉ lệ hại biến động 5,16 đến 16,42%, trong đó tổ hợp BB-1, BB-2, BB-3, LS-07-24 mức độ hại cao hơn 10%, cao nhất là BB-3 tỉ lệ hại 16,42%. Các tổ hợp lai khác đều bị nhiễm rệp ở mức độ thấp dưới 9,23%, thấp nhất là LS-07-25 tỉ lệ hại 5,16%.

Vụ Thu Đông tỉ lệ nhiễm rệp từ 9,15 -> 32,30%, tổ hợp lai LS-07-19, LS-07-22, LS-07-25 có tỉ lệ nhiễm thấp hơn đối chứng, trong đó tổ hợp LS- 07-25 tỉ lệ hại thấp nhất 9,15%, Các tổ hợp lai còn lại tỉ lệ hại cao hơn đối chứng, đặc biệt BB-3 bị hại 32,30%.

3.4.3. Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani)

Bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani gây nên. Nấm bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ không khí cao, nhiệt độ thấp, trời âm u, nhất là sau những đợt mưa phùn. Bệnh phát triển và gây hại nặng nhất ở ngô vào giai đoạn sau trỗ cờ. Biểu hiện của vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ sau đó lan rộng thành dạng đám mây, màu nâu, có vết loang lổ. Bệnh phát triển mạnh làm khô bẹ lá, lá và lá bi làm giảm khả năng quang hợp, bắp không phát triển được, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất.

Số liệu bảng 3.6 cho thấy, các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm đều bị nhiễm bệnh khô vằn, vụ Xuân nhiễm nhẹ hơn vụ Thu Đông. Tổ hợp LS-07-19 và LS-07-23 ở cả vụ Xuân và vụ Thu Đông có tỉ lệ nhiễm bệnh thấp hơn so với đối chứng, trong đó LS-07-23 có tỉ lệ cây bị nhiễm bệnh thấp: 1,63% (vụ Xuân) và 4,56% (vụ Thu Đông).Vụ Xuân, tổ hợp LS-07-22, LS-07-25, KK- 144 có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh tương đương với đối chứng, BB-1 có tỷ lệ cây bị nhiễm nặng nhất với tỉ lệ nhiễm bệnh trong vụ Xuân là 11,00% và vụ Thu Đông là 10,53%. Các tổ hợp còn lại có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh ở mức

cao hơn giống đối chứng. Vụ Thu Đông các tổ hợp có tỷ lệ cây bị nhiễm cao hơn đối chứng gồm: BB-2, BB-1, LS-07-17, LS-07-20, LS-07-24, KK-144 trong đó BB-2 có tỷ lệ cây bị nhiễm nặng nhất (11,30%), các tổ hợp lai còn lại tỷ lệ cây bị nhiễm ở mức tương đương đối chứng.

Qua theo dõi 2 vụ chúng tôi thấy tổ hợp LS-07-19, LS-07-22, LS-07-23 có khả năng chống chịu sâu đục thân rất tốt, nhiễm rệp cờ, bệnh khô vằn thấp.

3.5. Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các tổ hợp lai

Để đánh giá độ đồng đều của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm chúng tôi tiến hành đánh giá trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của

các tổ hợp lai, kết quả được thể hiện trong bảng 3.7.

Bảng 3.7: Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các tổ hợp lai vụ Xuân và Thu Đông 2007 tại Thái Nguyên

Điểm: 1-5

TT Tổ hợp lai

Vụ Xuân Vụ Thu Đông

TT cây TT bắp Độ bao bắp TT cây TT bắp Độ bao bắp 1 BB-1 2 3 2 1 3 2 2 BB-2 1 2 1 2 2 1 3 BB-3 2 2 2 1 2 2 4 LS-07-17 2 2 1 1 2 1 5 LS-07-19 1 2 1 1 2 1 6 LS-07-20 1 3 2 1 3 2 7 LS-07-22 1 2 1 1 2 1 8 LS-07-23 1 2 1 1 2 1 9 LS-07-24 2 2 1 2 2 1 10 LS-07-25 1 2 1 2 2 1 11 KK-144 2 3 2 2 3 2 12 C-919 (ĐC1) 1 2 1 1 2 1 13 NK-66 (ĐC2) 1 2 1 1 2 1

3.5.1. Trạng thái cây

Trạng thái cây lúc thu hoạch có liên quan đến năng suất của giống ngô. Giống có trạng thái cây tốt chứng tỏ giống đó sinh trưởng và phát triển tốt, ít nhiễm sâu bệnh, chống đổ tốt. Trạng thái cây được đánh giá theo phương pháp cảm quan, dựa vào chiều cao cây, chiều cao đóng bắp,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai vụ Xuân và Thu Đông năm 2007 tại Thái Nguyên .pdf (Trang 63)