Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống chịu điều kiện bất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống ngô nếp lai tại tỉnh Vĩnh Phúc .pdf (Trang 43 - 49)

- Bố trí thí nghiệm trình diễn: + Mỗi giống gieo 1 lần nhắc lại

3.4. Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống chịu điều kiện bất

thuận của các giống ngô vụ xuân và vụ đông 2007

43

năng chống chịu với sâu bệnh và khả năng chống đổ gãy. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cây ngô ở Việt Nam thƣờng bị nhiều loại sâu bệnh gây hại. Các loại sâu bệnh khá phổ biến ở nƣớc ta hiện nay là Sâu đục thân, đục bắp, rệp cờ, bệnh khô vằn, bệnh khảm lá, bệnh đốm lá…Công tác chọn tạo giống khả năng chống chịu sâu bệnh đƣợc quan tâm nhiều nhất, bởi đặc tính chống chịu sâu bệnh ảnh hƣởng trực tiếp tới năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Hàng năm trên thế giới sự phá hoại của sâu bệnh làm thất thu từ 10 – 30% sản lƣợng, thậm chí còn thất thu 100%. Do vậy công tác chọn tạo giống chống chịu sâu bệnh ở n ƣớc ta càng cần thiết và cấp bách hơn. Kết quả thí nghiệm cho thấy ở cả 2 vụ xuân và vụ đông khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh, khả năng chống đổ gãy và khả năng chống chịu sâu bệnh là tƣơng đối tốt, các giống tham gia thí nghiệm chỉ nhiễm nhẹ một số loại sâu bệnh hại chính và khả năng chống chịu nhƣ: Sâu đục thân, rệp cờ, bệnh khô vằn, bệnh khảm lá, đổ rễ, gãy thân…. Tình hình sâu bệnh hại ngô đƣợc trình bày ở bảng 3.4a, 3.4b.

- Sâu đục thân Ostrinia nubilalis: Đƣợc tính bằng tỷ số giữa cây bị nhiễm sâu trên tổng số cây trong ô thí nghiệm (điểm). Số liệu bảng 7a cho thấy tỷ lệ nhiễm sâu đục thân của các giống dao động từ điểm 1 - điểm 3. Trong thí nghiệm giống MX10, NL-7 sâu hại nặng nhất (điểm 3), giống đối chứng VN2 nhiễm ở điểm 1, các giống còn lại sâu hại tƣơng đƣơng đối chứng (đánh giá ở điểm 1).

- Sâu đục bắp Heliothis zea và H. armigera (Điểm).Hại ngô thời kỳ hình thành bắp. Các giống tham gia thí nghiệm đều nhiễm nhẹ và tƣơng đƣơng đối chứng VN2 điểm 1 (Trừ giống NL-7 bị hại ở điểm 2).

44

- Rệp cờ Rhopalosiphum maidis (Điểm): Các giống ngô thí nghiệm bị nhiễm rệp cờ nặng nhất trong tất cả các loại sâu hại, trong thí nghiệm chỉ có giống NL-1 (vụ xuân) và NL-1, NL-2 và LSB4 (vụ đông) bị nhiễm rệp cờ nhẹ nhất (điểm 1), nhẹ hơn đối chứng VN2 (điểm 2). Các giống còn lại bị rệp cờ hại nặng hơn hoặc tƣơng đƣơng đối chứng.

- Bệnh khô vằn Rhizoctonia solani f. sp. sasakii (%). Số liệu bảng 3.4a cho thấy các giống tham gia thí nghiệm ở cả 2 vụ xuân và vụ đông 2007 đều nhiễm nhẹ bệnh khô vằn. Ở vụ xuân tỷ lệ cây bị nhiễm dao động từ 1,0 - 7,6%. Nhìn chung các giống ngô thí nghiệm bị nhiễm bệnh khô vằn nặng hơn giống đối chứng (VN2: 1%), trong các giống thí nghiệm thì NL-1 bị nhiễm nhẹ nhất (2%). Giống MX10 và NL-4 bị nhiễm nặng nhất (7,3% và 7,6%).

Vụ đông tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh khô vằn biến động từ 0 -7,3%. Trong thí nghiệm giống NL-8 không bị bệnh, giống NL-1 và NL-2 có tỷ lệ cây bịnh nhiễm bệnh thấp hơn đối chứng (1-2%), các giống còn lại bị nhiễm bệnh tƣơng đƣơng hoặc năng hơn đối chứng (VN2: 3,3%)

- Các yếu tố chống chịu với điều kiện tự nhiên nhƣ đổ rễ, gãy thân, hạn, rét…là trong các yếu tố đƣợc các nhà chọn tạo giống quan tâm hàng đầu trong công việc chọn tạo giống ngô. Vì, nó liên quan chặt chẽ tới tính ổn định năng suất của các giống ngô. Trong thời gian thí nghiệm của 2 vụ xuân, vụ đông năm 2007, kết quả theo dõi ở bảng 3.4b cho thấy: Khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận của các giống là tƣơng đối tốt ở cả 2 vụ. Trong thí nghiệm giống NL-6 có khả năng chống đổ là kém nhất ở cả 2 vụ (5,6% ở vụ xuân và 3,0% ở vụ đông), sau đó đến các giống NL-4, NL-7, các giống còn lại khả năng chống đổ rất tốt.

45

Các giống ngô thí nghiệm bị gãy thân biến động từ điểm 1 - điểm 2. Trong thí nghiệm giống NL-6 có khả năng chống chịu gãy thân khá (đánh giá ở điểm 2) kể cả 2 thời vụ. Các giống còn lại khả năng chống gãy thân tốt (điểm 1) tƣơng đƣơng đối chứng.

Như vậy: Qua đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận của các giống có thể nhận xét sơ bộ nhƣ sau:

- Về sâu đục thân, sâu đục bắp, rệp cờ: Các giống đều có tỷ lệ nhiễm các loại sâu trên từ điểm 1 - điểm 3. Trong thí nghiệm có 3 giống NL-1, NL-2 và LSB4 bị nhiễm sâu nhẹ nhất, các giống còn lại nhiễm sâu hại nặng hơn hoặc tƣơng đƣơng đối chứng .

- Về mức độ nhiễm một số loại bệnh hại chính cho thấy. Các giống tham gia thí nghiệm bị nhiễm bệnh bệnh khô vằn với tỷ lệ nhiễm từ 1,0 - 7,5% ở cả 2 vụ. Vụ xuân các giống ngô thí nghiệm bị nhiễm bệnh khô vằn nặng hơn đối chứng biến động từ 2,0 – 7,3% , vụ đông giống NL-8 không bị nhiễm bệnh, giống NL-1 và NL-2 có tỷ lệ cây bị bệnh thấp hơn đối chứng, các giống còn lại có tỷ lệ cây bị bệnh t ƣơng đƣơng hoặc cao hơn đối chứng.

46

Bảng 3.4a : Mức độ nhiễm các loại sâu hại chính của các giống ngô thí nghiệm vụ xuân và vụ đông năm 2007

STT Tên giống Vụ xuân Vụ đông Sâu đục thân (điểm) Sâu đục bắp (điể m) Rệp cờ (điểm) Khô vằn (% cây bị bệnh) Sâu đục thân (điểm) Sâu đục bắp (điể m) Rệp cờ (điểm) Khô vằn (% cây bị bệnh) 1 VN2 (đ/c) 1 1 2 1,0 1 1 2 3,3 2 MX10 3 1 3 7,3 3 1 2 5,6 3 NL-1 1 1 1 2,0 1 1 1 1,0 4 NL-2 1 1 2 3,3 1 1 1 2,0 5 NL-4 1 1 2 7,6 1 2 2 7,3 6 NL-6 2 1 3 5,3 2 1 3 4,3 7 NL-7 3 2 3 3,6 1 2 3 4,6 8 NL-8 2 1 2 3,3 1 1 2 0,0 9 LSB-4 1 1 2 5,3 1 1 1 3,0

47

Bảng 3.4b : Khả năng chống chịu điều kiện bất thuận của các giống ngô thí nghiệm vụ xuân và vụ đông năm 2007

STT Tên giống Vụ xuân Vụ đông §ổ rễ (% số cây bị đổ) Gãy thân (điểm) Đổ rễ (% số cây bị đổ) Gãy thân (điểm) 1 VN2 (đ/c) 0 1,0 1,0 1,0 2 MX10 0 1,0 0 1,0 3 NL-1 0 1,0 0 1,0 4 NL-2 0 1,0 0 1,0 5 NL-4 1,0 1,0 3,3 1,0 6 NL-6 5,6 2,0 3,0 2,0 7 NL-7 3,3 2,0 1,6 1,0 8 NL-8 1,6 1,0 0 1,0 9 LSB-4 0 1,0 0 1,0

48

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống ngô nếp lai tại tỉnh Vĩnh Phúc .pdf (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)