1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu luận án từ hệ thống hóa cơ sở lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý ĐNGV trong trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND trong thời gian tiếp theo, có thể rút ra các kết luận sau:
Về lý luận
Quản lý ĐNGV trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND theo tiếp cận năng lực được hiểu nội dung là quá trình xây dựng, hoàn thiện ĐNGV ở trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND đáp ứng các tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp. Để thực hiện phương thức quản lý phát triển ĐNGV trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND theo tiếp cận năng lực điều kiện tiên quyết là cần có bộ tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên CAND; tiếp đến là cần phải chuyển hóa tiêu chuẩn năng lực giảng viên CAND vào trong tất cả các chức năng và thành phần chính của hoạt động quản lý để tạo thành quy trình chuẩn hóa từ khâu xây dựng kế hoạch phát triển, tuyển dụng, phân công sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng đãi ngộ cho đến xây dựng môi trường, tạo động lực cho ĐNGV phát triển.
Về thực tiễn
Kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng ĐNGV trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND có thể thấy: Bên cạnh những mặt mạnh như có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ, năng lực của ĐNGV được đánh giá ở mức khá và dần dần được nâng cao, cơ bản đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, NCKH, vẫn còn những hạn chế, yếu kém cần phải có giải pháp khắc phục kịp thời.
Về thực trạng công tác quản lý ĐNGV trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND: Ngoài sự cố gắng và những kết quả bước đầu, thực tế vẫn còn nhiều bất cập như: Chưa có quy định về khung năng lực cụ thể của ĐNGV trong CAND; việc bố trí, sử dụng GV còn chưa thật sự phù, thiếu ĐNGV có trình độ cao; hoạt động đánh giá GV thực hiện chưa có hiệu quả, kết quả đánh giá GV chưa làm căn cứ để GV tự điều chỉnh chính bản thân, làm căn cứ để khen thưởng, kỷ luật, sàng lọc và thực thi chính sách phát triển ĐNGV trong Nhà trường.
24
Kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm đã khẳng định tính cấp thiết, tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp mà luận án đề xuất, khẳng định kết quả nghiên cứu của luận án.