Tình hình nuôi ong trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố tự nhiên và nhân tạo tới tỷ lệ nước trong mật ong nội A.Cerana .pdf (Trang 46 - 48)

Nuôi ong ở thành phố Thái Nguyên là một nghề còn mới mẻ, song cũng đạt được những thành công bước đầu. Theo báo cáo của phòng Thống kê thành phố Thái Nguyên, hiện nay trên địa bàn thành phố có khoảng 385 đàn ong mật, chủ yếu là ong nội. Năng suất mật bình quân là 14,5 kg/đàn/năm, sản lượng đạt 5,58 tấn.

Do diện tích cây lâm nghiệp và cây ăn quả phong phú, tập trung ở các xã ven kênh Núi Cốc, nơi có rừng phòng hộ như xã Phúc Trìu, Phúc Xuân, Thịnh Đức, Tân Cương; diện tích cây ăn quả lớn (chủ yếu là vải, nhãn) tập trung ở các xã như Quyết Thắng, Phúc Hà, Lương Sơn, Cam Giá nên các hộ nuôi ong phần lớn tập trung chủ yếu tại các xã này.

Thị trường tiêu thụ mật ong tại thành phố Thái Nguyên diễn ra khá sôi động. Mật ong chủ yếu cung cấp cho công ty Dược Thái Nguyên, các cơ sở chế biến bánh kẹo và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân (làm quà biếu và pha chế các loại thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khoẻ với các sản phẩm như nghệ mật ong; tam thất mật ong; rượu mật ong, …).

Bên cạnh sản phẩm chính là mật ong, một số hộ nuôi ong nhiều đã mạnh dạn đầu tư khoa học kỹ thuật, chọn lọc và sản xuất ong giống cung cấp giống ong cho các hộ có nhu cầu nuôi ong trong tỉnh và một số tỉnh bạn như Cao Bằng, Bắc Cạn, …

Tuy nhiên, nghề nuôi ong tại thành phố còn mang tính chất tự cung, tự cấp là chủ yếu, quy mô nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng. Một số hộ nuôi ong chạy theo lợi nhuận đã thu hoạch mật ong chưa vít nắp, pha thêm đường saccaroza (đường mía) vào mật ong làm tỷ lệ nước trong mật ong tăng cao và làm giảm chất lượng, uy tín. Để thúc đẩy nghề nuôi ong tại thành phố phát triển, ngoài sự nhiệt tình tham gia của các hộ dân, UBND thành phố Thái Nguyên cần có cơ chế chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãi, hỗ trợ vật tư và con giống, tập huấn kỹ thuật và vận động thành lập các nhóm sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, giám sát chất lượng trong quá trình sản xuất cũng như thu hoạch, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người dân từ nghề nuôi ong.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố tự nhiên và nhân tạo tới tỷ lệ nước trong mật ong nội A.Cerana .pdf (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)