Chỉ số sản xuất (PI)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà f1 (trống mông x mái ai cập) và f1(trống mông x mái lương phượng) nuôi bán chăn thả tại thái nguyên.pdf (Trang 65 - 69)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.4.4. Chỉ số sản xuất (PI)

Chỉ số PI là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá sức sản xuất cho gà thịt. Đây là phƣơng pháp xem xét, đánh giá, so sánh sức sản xuất của gà thịt Broiler một cách nhanh chóng và đơn giản, có sự kết hợp của 3 yếu tố quan trọng quyết định đến sức sản xuất của gà: Tỷ lệ nuôi sống, sinh trƣởng tuyệt đối và tiêu tốn thức ăn. Thông qua các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của gà thí nghiệm chúng tôi tính chỉ số sản xuất. Kết quả thu đƣợc thể hiện ở bảng 3.11

Bảng 3.11: Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm (n = 3 đàn)

Lô TN

Tuần tuổi

F1 (♂ M x ♀AC)

F1 (♂ M x

♀LP) Mông thuần Ai Cập thuần Lƣơng Phƣợng thuần 10 60,59 a ± 0,86 87,78b ± 1,14 50,66c ± 1,34 42,63c ± 1,67 143,21d ± 1,43 11 61,21 a ± 1,32 90,87b ± 1,67 58,72a ± 1 63 47,53c ± 1,43 157,67d ± 2,11 12 67,08 a ± 1,45 91,81b ± 2,03 61,78a ± 2,01 52,32c ± 2,14 161,18d ± 2,34

Ghi chú: Theo hàng ngang những số mang các chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê

Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy chỉ số PI ở 5 lô thí nghiệm có thời điểm đạt cao nhất ở tuần tuổi 12. Trong 5 lô thí nghiệm thì chỉ số PI của gà Lƣơng Phƣợng luôn cao nhất ở các tuần tuổi và thấp nhất là gà Ai Cập.

So sánh 2 công thức lai thì chỉ số sản xuất của gà lai F1 (♂M x ♀LP) luôn cao hơn gà F1 (♂M x ♀AC) ở tất cả các tuần tuổi, sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Kết thúc thí nghiệm ở 12 tuần tuổi chỉ số PI của gà F1 (♂M x ♀LP) là 91,81 và gà F1 (♂M x ♀AC) là 67,08%. Điều đó chứng tỏ gà F1 (♂M x ♀LP) cho hiệu quả cao hơn gà F1 (♂M x ♀AC)

Nhƣ vậy, nếu dựa vào chỉ số PI thì xuất bán gà ở 12 tuần tuổi là hoàn toàn phù hợp. Trong thực tế chúng tôi thấy rằng, hiệu quả kinh tế của chăn nuôi còn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu thị hiếu ngƣời tiêu dùng, tức là phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trƣờng. Gà nuôi xuất bán mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là khi chất lƣợng sản phẩm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng. Gà thí nghiệm của chúng tôi có thể xuất bán ở giai đoạn 10 tuần tuổi, nhƣng lúc này khối lƣợng cơ thể của gà nhỏ, chất lƣợng thịt gà chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc thị hiếu của ngƣời tiêu dùng do đó xuất bán vào thời điểm 12 tuần tuổi là hợp lý hơn cả vì khối lƣợng cơ thể của gà lúc này bắt đầu có xu hƣớng giảm, chất lƣợng thịt ngon hơn, hợp với thị hiếu ngƣ- ời tiêu dùng.

Biểu đồ 3.7 cho thấy, tại thời điểm 12 tuần tuổi chỉ số PI của gà thí nghiệm cao nhất ở gà Lƣơng Phƣợng (161,18%) và thấp nhất ở gà Ai Cập thuần (52,32%). Con lai F1 (♂M x ♀LP) có chỉ số sản xuất cao hơn so với gà F1 (♂M x ♀AC) tƣơng ứng là 91,81% - 61,78%.

Biểu đồ 3.7. Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm lúc 12 tuần tuổi

3.4.5.1. Năng suất thịt

Khả năng cho thịt là một chỉ tiêu rất quan trọng trong chăn nuôi gà thịt thƣơng phẩm. Năng suất thịt đƣợc đánh giá qua việc mổ khảo sát gà tại thời điểm 84 ngày tuổi dựa vào các chỉ tiêu khối lƣợng thịt xẻ, khối lƣợng thịt đùi, khối lƣợng thịt ngực và khối lƣợng mỡ bụng .

Khi mổ khảo sát gà thí nghiệm để đánh giá thành phần thịt xẻ chúng tôi thu đƣợc kết quả thể hiện qua bảng 3.12.

Qua bảng 3.12 ta thấy: Tỷ lệ thịt xẻ của gà thí nghiệm dao động từ 70,67 – 73,80% ở con trống và 69,20 – 71,08% ở con cái. Tỷ lệ thịt xẻ ở con trống cao nhất ở gà Lƣơng Phƣợng Thuần (73,80%) các lô còn lại tỷ lệ thịt xẻ có sự chênh lệch nhau, tuy nhiên sự chênh lệch này không đáng kể, chỉ có gà F1 (♂M x ♀LP) là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với các lô không còn lại.

Tỷ lệ thịt xẻ ở con mái thấp nhất ở gà Ai Cập thuần, các lô thí nghiệm còn lại cho kết quả tƣơng đƣơng nhau.

Tỷ lệ cơ đùi, cơ ngực + cơ đùi của con trống cao hơn con mái ở tất cả các lô thí nghiệm. Tỷ lệ mỡ bụng của con mái cao hơn con trống.

Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu về tỷ lệ thịt xẻ của các giống, dòng gà của các tác giả: Trần Công Xuân 1995 [66] trên gà Ross 208 và gà Ross 208- V35; Cầm Ngọc Liên, 1997 [22] trên gà Tam Hoàng nuôi tại Sơn La và kết quả nghiên cứu của Trần Thanh Vân, 2002 [61] trên gà Lƣơng Phƣợng v.v… đã công bố.

So sánh với bố mẹ con lai F1 trong cả 2 công thức lai thì thấy con lai F1 có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn gà Mông thuần, Ai Cập thuần, và tƣơng đƣơng với gà Lƣơng Phƣợng

So sánh với kết quả mổ khảo sát gà lai F1 - MK nuôi bán chăn thả cùng thời điểm 84 ngày tuổi của tác giả Nguyễn Văn Đại, 2000 [7] thì năng suất thịt gà lai F1 của chúng tôi cao hơn ở hầu hết các chỉ tiêu. Nhƣ vậy với 2 công thức lai mà chúng tôi nghiên cứu đã chứng tỏ khả năng cho thịt của gà lai đã đƣợc thừa kế ở mẹ Lƣơng Phƣợng đồng thời cải tiến đƣợc nhƣợc điểm của dòng bố Mông là khối lƣợng nhỏ, khả năng sinh sản chậm, khi cho lai với con mẹ Ai Cập.

Bảng 3.12: Kết quả mổ khảo sát của gà thí nghiệm (%)(n = 9)

Lô TN

Chỉ tiêu F1 (♂ HM x ♀AC) F1 (♂ HM x ♀LP) HM thuần Ai Cập thuần Lƣơng phƣợng thuần x m X X mx X mx X mx X mx Khối lƣợng sống 1273,00 1680,00 1300,00 1250,00 2500,00 1440,00 1400,00 1150,00 1100,00 2150,00 Tỷ lệ thịt xẻ 70,96a± 0,58 71,82a ± 0,44 70,67a ± 0,77 70,69a ± 0,39 73,80b ± 1,08 70,05a± 0,26 71,08a ± 0,42 69,99 ba ± 0,42 69,20 b ± 0,66 70,73a ± 0,51 Tỷ lệ cơ đùi 17,54a ± 0,20 18,15a ± 0,11 17,30a ± 0,20 15,90b ± 0,34 19,06c ± 0,18 16,67a ± 0,21 17,22a ± 0,20 16,74 a ± 0,14 15,32 b ± 0,37 17,98a ± 0,34 Tỷ lệ cơ ngực 13,43 a ±0,16 15,49b ± 0,21 14,88c ± 0,16 13,23a ± 0,37 16,90c ± 0,17 13,47a ± 0,26 14,39b ± 0,14 13,34a ± 0,29 12,64c ± 0,21 15,50d ± 0,24

Tỷ lệ cơ ngực + cơ đùi 30,89

a ± 0,24 33,67b ± 0,83 32,19c ± 0,29 29,01d ± 0,26 35,18e ± 0,28 30,13a ± 0,38 32,16b ± 0,33 30,08a± 0,18 27,97c ± 0,38 34,46d ± 0,29 Tỷ lệ mỡ bụng 0,89 a ± 0,12 1,39b ± 0,10 0,56c ± 0,09 0,88a ± 0,09 2,16 d ± 0,10 0,95a± 0,12 2,19b ± 0,10 0,61c ± 0,07 1,14a ± 0,07 3,15d ± 0,11

Quan sát gà F1 sau khi vặt lông ta thấy: da, chân, mỏ đều có màu đen, chân chì. Quan sát các cơ thấy mịn chắc. Khi ăn thấy thịt chắc, hƣơng vị đậm đà gần giống thịt gà Mông thuần. Đây là một trong những mong muốn của ngƣời nghiên cứu muốn tạo ra con lai có khả năng sinh trƣởng tốt, nhƣng vẫn giữ đƣợc chất lƣợng thịt giống với bố. Công thức lai đã phần nào khắc phục đựoc nhƣợc điểm của gà Mông là năng suất sinh sản thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu con giống của thị trƣờng. Con lai hoàn toàn phù hợp với phƣơng thức nuôi bán chăn thả ở nông hộ nông thôn miền núi và trung du.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà f1 (trống mông x mái ai cập) và f1(trống mông x mái lương phượng) nuôi bán chăn thả tại thái nguyên.pdf (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)