Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo lứa tuổ

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ, vai trò của giun đũa neoascaris vitulorum trong hội chứng tiêu chảy bê, nghé dưới 3 tháng tuổi ở tỉnh tuyên quang và biện pháp điều trị.pdf (Trang 49 - 51)

Để xác định tuổi bê nghé có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc tiêu chảy hay không, chúng tôi đã kiểm tra lâm sàng 906 bê nghé ở 6 lứa tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2: Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo lứa tuổi Tuổi

(ngày tuổi)

Số nghé kiểm tra (con)

Số bê nghé tiêu chảy (con) Tỷ lệ (%) SS - 15 92 17 18,47 16 - 30 212 63 29,71 31 - 45 153 32 20,91 46 - 60 129 26 20,15 61 - 75 135 25 18,51 76 - 90 185 29 15,67 Tính chung 906 192 21,19

Bảng 3.2 cho thấy: bê nghé từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi mắc tiêu chảy biến động từ 15,67% đến 29,71%. Trung bình bê nghé từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi, mắc tiêu chảy là 21,19%.

Trong đó, ở giai đoạn từ sơ sinh đến 15 ngày tuổi bê nghé mắc tiêu chảy với tỷ lệ 18,47%. Ở 16-30 ngày tuổi, tỷ lệ tiêu chảy ở bê nghé là 29,71%. Từ 31- 45 ngày tuổi bê nghé mắc tiêu chảy 20,91%. Ở 46-60 ngày tuổi, tỷ lệ mắc là 20,15%. Ở 61-75 ngày tuổi, bê nghé mắc tiêu chảy là 18,51%. Từ 76-90 ngày tuổi, tỷ lệ tiêu chảy là 15,67%.

Như vậy, bê nghé mắc tiêu chảy cao nhất là giai đoạn từ 16 - 30 ngày tuổi 29,71%, tỷ lệ tiêu chảy có chiều hướng giảm dần ở các giai đoạn tuổi tiếp theo, thấp nhất ở 76 - 90 ngày tuổi, chiếm tỷ lệ 15,67%.

Từ kết quả bảng 3.2, chúng tôi nhận thấy, bê nghé dưới 3 tháng tuổi mắc tiêu chảy giảm dần theo tuổi, tuổi càng cao tỷ lệ tiêu chảy càng giảm và thấp nhất ở 76-90 ngày tuổi. Theo chúng tôi, do tuổi càng cao các cơ quan, hệ thống trong cơ thể, đặc biệt hệ thống tiêu hoá được hoàn thiện về mặt cấu tạo, cũng như chức năng hoạt động, nên thích nghi hơn với điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và các tác động bất lợi của ngoại cảnh.

Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy cao nhất ở lứa tuổi 16-30 ngày tuổi. Đây cũng là lứa tuổi bê nghé mắc bệnh do giun đũa Neoascaris vitulorum nhiều. Nhiều tác giả cho biết, bê nghé nhiễm giun đũa phần lớn qua bào thai, do trâu bò mẹ có thai nuốt phải trứng giun đũa có sức gây bệnh. Vì vậy, khi bê nghé sinh ra đã có giun đũa ký sinh và bị phát bệnh rất sớm (sớm nhất là 14 ngày tuổi), tỷ lệ nhiễm cao nhất và cường độ nhiễm nặng nhất ở 16-30 ngày tuổi (Trịnh Văn Thịnh, 1962 [36], Phạm Văn Khuê và cs, 1996 [12], Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [13], Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Đoàn Văn Phúc 2005 [18]).

Kết quả về tỷ lệ tiêu chảy cao nhất ở giai đoạn bê nghé 16-30 ngày tuổi phải chăng có liên quan đến vai trò gây bệnh của giun đũa Neoascaris vitulorum.

Theo nhận xét của Lê Minh Chí (1995) [5], sự tổn thất ở bê nghé non chiếm tỷ lệ rất cao (70-80%), trong đó 80-90% là do hậu quả của tiêu chảy gây ra.

Kết quả nghiên cứu trên cho phép chúng tôi có nhận xét chung rằng: phải đặc biệt quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trâu bò mẹ và bê nghé ở giai đoạn 16-30 ngày tuổi, ở giai đoạn này khả năng đáp ứng miễn dịch của bê nghé với yếu tố bất lợi môi trường, các yếu tố gây bệnh là rất kém, bê nghé rất dễ bị nhiễm bệnh đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hoá, gây rối loạn tiêu hoá và gây tiêu chảy.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm dịch tễ, vai trò của giun đũa neoascaris vitulorum trong hội chứng tiêu chảy bê, nghé dưới 3 tháng tuổi ở tỉnh tuyên quang và biện pháp điều trị.pdf (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)