“Nếu chúng ta không tìm ra được cách cư xử như thế nào cho đúng thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên khô cứng và thiếu tình người.”
- George Bernard Shaw
Chúng ta có thể cư xử với nhau thật nhã nhặn, quan tâm và tôn trọng lẫn nhau… nhưng dù với tên gọi nào thì cách cư xử của chúng ta sẽ cho biết chúng ta là ai. Và cách chúng ta cư xử với người khác sẽ là yếu tố chính mang đến thành công cho chúng ta. Rất lâu rồi, Edmund Burke, một chính khách người Anh đã nói: “Cách chúng ta
cư xử với nhau còn quan trọng hơn cách chúng ta cư xử những điều luật mà chúng ta đặt ra”. Nói cách khác, nếu tất cả chúng ta biết thể
hiện sự tôn trọng đối với người khác, thì đâu cần đến luật lệ để chỉnh sửa tư cách đạo đức chúng ta. Cuộc sống tốt đẹp hơn khi chúng ta biết cư xử với nhau bằng sự tôn trọng. Chuyên gia về quan hệ quần chúng Henry C. Rogers, trong bài bình luận về cách cư xử, năm 1984, đã nói: “Nếu cách xử sự là một con vật, thì nó sẽ là loài vật
nguy hiểm”.
Lời bình của Rogers là tiếng chuông cảnh báo về thực trạng đáng buồn hiện nay. Ông nói: “Tôi không thể hiểu làm thế nào mà mọi
người không nhận thấy rằng, cách xử sự tốt là một trong những chìa khóa quan trọng nhất để thành công…”. Điều này hoàn toàn khác với
sự lãnh đạm.Một số người cố tình gây ấn tượng với những người khác bằng cách làm ra vẻ lãnh đạm là hoàn toàn sai lầm. Điều đơn giản mà nhiều người không nhận ra là: Cách tốt nhất có thể gieo ấn
tượng cho người khác là hãy đối xử với họtheo cách mà chúng ta mong muốn họ đối xử với chúng ta, đó là sự tôn trọng. Thế giới tốt
đẹp hơn, chúng ta là người tốt hơn và cảm thấy thanh thản hơn khi chúng ta có những cách cư xử tốt.
2. NGÔN NGỮ
“Lời nói của một người luôn luôn thể hiện những gì được trân trọng trong trái tim người ấy.”
- Luke 6:45
Quả là không thể che giấu được chúng ta là ai. Lời nói của chúng ta rốt cục sẽ tiết lộ những gì chất chứa trong con tim và suy nghĩ thật sự của chúng ta. Mỗi khi mở miệng là chúng ta nói đến điều gì đó về chính mình, nhưng ta không luôn nhận ra điều ấy. Nhà thông thái
Solomon hàng ngàn năm trước đây đã viết rằng: người khôn ngoan
chỉ phát ra những lời lịch sự, thông minh và những kẻ nguđần bị tổn hại bởi chính lời nói của họ. Tất cả chúng ta nên khôn ngoan thẩm xét
lời nói của chúng ta vì chính lời nói sẽ phản ánh, tiết lộ với người khác những điều bên trong chúng ta.
Khi tôi dạy những khóa về giao tiếp, cả ở trung học lẫn đại học, tôi đã tiến hành một hoạt động rất đơn giản nhưng lại rất có tác dụng. Tôi yêu cầu từng nhóm sinh viên nêu ra những cách mà chúng tôi có thể giao tiếp bằng lời nói, và chia những cách ấy thành loại tích cực và tiêu cực. Họ thường sắp xếp như dưới đây:
TÍCH CỰC TIÊU CỰC
Ca ngợi, tán dương Hạ nhục Khen ngợi chân
thành cúChỉ trích, chửi rủa cay Khuyến khích, động
viên
Mỉa mai, châm chọc
Cám ơn Thô lỗ
Thành thực, chân thành
Dối trá, chế nhạo Tin tưởng, có lòng tin Phàn nàn, nghi ngờ
Cảm thông Nhiều chuyện
Hài hước, cười vui Cục cằn, la mắng, tức giận
Tư vấn, hướng dẫn Kẻ cả, tâng bốc, xu nịnh
Chia sẻ tin tốt lành Phân biệt đối xử
Chào hỏi, chúc mừng Không tôn trọng, ích kỷ Giúp đỡ nhau Moi móc, đổ lỗi
Sau đó tôi hỏi: “Loại nào các bạn thường nghe thấy nhiều
nhất”? Đáng tiếc là câu trả lời luôn giống nhau. Họ nghe thấy những điều tiêu cực nhiều hơn điều tích cực. Hầu hết họ cũng nhận rằng, chính miệng mình phát ra điều tiêu cực nhiều hơn điều tích cực. Tại sao vậy? Chỉ cùng một lý do: Chúng ta có thói quen chỉ thường nhìn
Tôi đã mất một thời gian dài để hiểu được tầm quan trọng của ngôn từ lịch sự, đúng mực. Khi khởi sự việc trau dồi bản thân tôi, tôi bắt đầu ghi nhận rằng, người mà tôi ngưỡng mộ nhất từ trước tới nay luôn dùng những ngôn từ tích cực và dễ nghe. Những người tốt và có hiểu biết đủ nhạy cảm để chọn lựa cẩn thận những lời nói của mình.