Giải pháp nâng cao năng lực thanh toán của Tổng công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Trang 69 - 70)

D. Nộp ngân sách Nhà nước

2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty hàng không Việt Nam và Vietnam Airlines.

2.1. Giải pháp nâng cao năng lực thanh toán của Tổng công ty

Năng lực thanh toán của Tổng công ty là năng lực trả được nợ đáo hạn của các loại tiền nợ của Tổng công ty, là một tiêu chí quan trọng phản ánh tình hình tài chính và năng lực kinh doanh, đánh giá một mặt quan trọng về hiệu quả tài chính, đồng thời thông qua có thể thấy rõ những rủi ro tài chính của Tổng công ty: không thanh toán được các khoản nợ đến hạn, có thể dẫn đến phá sản.

Năng lực thanh toán của Tổng công ty gồm: thanh toán nợ ngắn hạn và thanh toán nợ dài hạn, trong đó nợ trung và dài hạn chủ yếu là cùng tiền lãi trong quá trình kinh doanh để thanh toán.

Thanh toán Nợ ngắn hạn chủ yếu là trông vào vốn lưu động và tài sản lưu động của Tổng công ty làm đảm bảo. Các khoản nợ ngắn hạn còn được gọi là các khoản nợ lưu động, tức là các khoản nợ có thời hạn trong vòng một năm. Loại nợ này phải thanh toán bằng tiền mặt hoặc các tài sản lưu động khác. Các khoản nợ này có rủi ro cao đối với tài chính của Tổng công ty. Nếu không thanh toán đúng hạn thì sẽ làm cho Tổng công ty phải đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Do đó, trong Bảng cân đối tài sản, các nhà quản lý luôn phải quan tâm đến mối quan hệ đối ứng của các khoản nợ ngắn hạn và tài sản lưu động, phải dùng tài sản lưu động để đối phó với các khoản nợ ngắn hạn. Trong đó, Tổng công ty nên có một cơ chế quản lý tài sản lưu động một cách hợp lý, như:

- Đảm bảo một lượng tiền mặt nhất định để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn gần đến hạn. Ngoài ra, cần phải dự trữ một lượng tiền mặt vừa phải cho các khoản nợ ngắn hạn chưa đến hạn, nhưng để tránh rủi ro từ phía chủ nợ vì một lý do nào đó phải đòi thanh toán ngay. Vì Tổng công ty không chỉ vay nợ trong nước mà còn vay nợ từ các đối tác, các tổ chức kinh tế nước ngoài, vì vậy tiền mặt dự trữ của Tổng công ty không chỉ là đồng nội tệ VNĐ, mà còn một lượng đáng kể các ngoại tệ.

- Dự trữ một lượng chứng khoán có tính thanh khoản cao: Trái phiếu chính phủ, Tín phiếu Kho Bạc Nhà nước, các loại chứng khoán của các tổ chức nước ngoài… để đảm bảo tính thanh khoản cao cho tài sản lưu động.

- Đối với Hàng tồn kho: vì Tổng công ty lấy hoạt động kinh doanh vận tải làm nòng cốt, do đó lượng hàng dự trữ không nên quá nhiều, nhằm làm tăng tốc độ lưu thông của vốn lưu động, tăng khả năng thanh toán nhanh của Tổng công ty.

- Một trong những tài sản lưu động mà Tổng công ty cần quan tâm nữa đó là Các khoản phải thu. Các khoản phải thu của Tổng công ty bao gồm phải thu từ khách hàng và từ các đối tác làm ăn. Tổng công ty nên có chính sách tín dụng không quá lỏng để không bị chiếm dụng vốn, tuy nhiên cũng không nên quá hà khắc vì nếu quá hà khắc có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tổng công ty. Như vậy, đối với mỗi hoạt động kinh doanh, Tổng công ty nên có một chính sách tín dụng cụ thể, cơ chế quản lý tài sản cố định phù hợp với từng đối tượng và tình hình thực tế, để làm tăng tính thanh khoản cho tài sản lưu động nhưng không ảnh hưởng quá lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w