Về bảo toàn và phát triển vốn cố định

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cho vấn đề huy động & sử dụng vốn hiệu quả tại Cty bánh kẹo Hải Hà (Trang 40 - 43)

III. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY 1 Thực trạng chung về nguồn vốn trong kinh doanh

2.4.Về bảo toàn và phát triển vốn cố định

2. Thực trạng tình hình sử dụng vốn cố định

2.4.Về bảo toàn và phát triển vốn cố định

=

Bảo toàn và phát triển vốn cố định là yếu tố quan trọng đảm bảo cho các doanh nghiệp nhà nước, hàng năm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ công bố hệ số điều chỉnh giá TSCĐ cho phù hợp với đặc điểm và cơ cấu hình thành TSCĐ của từng ngành kinh tế, kỹ thuật.

Do quyết định 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14/1/1996 đã cho phép các DNNN để lại tiền khấu hao tái tạo TSCĐ. Nên việc khấu hao có làm nguyên giá TSCĐ giảm, nhưng nguồn vốn của doanh nghiệp vẫn không có gì thay đổi. Mặt khác quyết định trên còn cho phép các DNNN được quyền lựa chọn thời hạn sử dụng theo khung quy định.

Công ty bánh kẹo Hải Hà được xác định số VCĐ được bảo toàn theo công thức sau:

= x +

3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ, ta sẽ dùng một số chỉ tiêu cơ bản sau: sức sản xuất TSCĐ và sức sinh lời TSCĐ. Hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty bánh kẹo Hải Hà được thể hiện sau:

Biểu 19: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ

Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu 1999 2000 Chênh lệch

Mức Tỷ lệ (%) 1. Tổng doanh thu (TR) 306.672.221.912 299.610.190.909 -7.062.031.003 -2,3 2. Lợi nhuận thuần

(ΠR) 200.000.000 200.000 100 3. Nguyên giá BQ TSCĐ 65.770.433.710 69.650.407.055 3.879.973.345 5,9 4. Sức sản xuất của TSCĐ

a. Theo nguyên giá (1:3)

4,66 4,3 -0,36 -7,73

b. Theo GTCL 8,79 10,34 1,55 17,63

5. Sức sinh lời TSCĐ a. Theo nguyên giá (1:3)

0,00 0,00287 0,00287 100

c. Suất hao phí (3:1) 0,00 0,23247 0,23247 100 Nguồn: Báo cáo KQKD các năm 1999, 2000 của công ty.

Qua kết quả của bảng ta thấy: năm 1999 tuy doanh thu của công ty cao hơn năm 2000 nhưng năm 1999 lại không có lãi. Vì thế sức sản xuất của TSCĐ của năm 1999 vẫn cao hơn năm 2000 do doanh thu cao hơn và nguyên giá bình quân của TSCĐ năm 1999 lại nhỏ hơn. Nhưng sức sản xuất của TSCĐ theo GTCL thì cả năm 2000 lại cao hơn năm 1999.

- Theo nguyên giá bình quân TSCĐ: Cứ một đồng nguyên giá bình quân của TSCĐ khi tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh năm 1999 thì tạo 4,66 đồng doanh thu và năm 2000 là 4,3 đồng doanh thu. Như vậy mức giảm là 0,36 đồng tương ứng giảm 7,73%. Từ đó ta có: để đạt được mức doanh thu như năm 1999 trong điều kiện hiệu suất sử dụng TSCĐ không đổi thì nguyên giá bình quân TSCĐ mà công ty cần là:

299.610.190.909/4,46 = 64.294.032.384 đồng

Như vậy so với thực tế công ty đã lãng phí mất một lượng nguyên giá TSCĐ là 69.650.407.055 - 64.294.032.384 = 5.356.374.671 đồng

- Theo giá trị còn lại: Cứ một đồng bình quân giá trị còn lại của TSCĐ đem vào sản xuất năm 1999 thì tạo ra 8,79 đồng doanh thu còn năm 2000 thì tạo ra 10,34 đồng doanh thu kết quả đem lại cho công ty một mức tăng 1,55 đồng, tương ứng tăng 17,63%.

Vậy nếu sức sản xuất TSCĐ như năm 1999 thì công ty phải sử dụng: 299.610.190.909/8,79 = 34.085.345.951 đồng

Như vậy năm 2000 công ty đã tiết kiệm được một khoản là: 34.085.345.951 - 28.967.377.537 = 5.118.008.414 đồng - Chỉ tiêu suất hao phí của TSCĐ:

Ta có năm 1999 lợi nhuận của công ty bằng 0 nên không xác định được suất hao phí nghĩa là công ty sử dụng vốn cố định không hiệu quả.

Còn năm 2000 thì suất hao phí là 0,23247đồng nghĩa là để tạo ra một đồng doanh thu thì cần 0,23247 đồng TSCĐ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cho vấn đề huy động & sử dụng vốn hiệu quả tại Cty bánh kẹo Hải Hà (Trang 40 - 43)