Một số giải phấp nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách của

Một phần của tài liệu Nâng cao một bước quản lý chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách của công ty cổ phần Hoàng Hà tại Thái Bình .doc (Trang 51 - 57)

chất của đơn vị

3.1.1. Một số giải phấp nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách của đơn vị của đơn vị

Đầu tư đổi mới phương tiện vận tải.

Đầu tư đổi mới phương tiện sẽ góp phần giảm bớt chi phí, góp phần nâng cao năng suất lao động hạ giá thành ( trong khi giá cước vận tải không giảm ) nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Phương tiện mới sẽ làm chất lượng dịch vụ tăng từ đó gián tiếp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Xuất phát từ thực trạng phương tiện vận tải Công ty, Công ty nên đẩy mạnh đổi mới phương tiện, nâng cao năng lực vận tải nhất là đối với tuyến chất lượng cao từ đó nâng cao sức cạnh tranh.

Hiện nay, công tác đổi mới phương tiện vận tải luôn được Công ty quan tâm. Hàng năm Công ty đều lập dự án thay thế chuyển đổi, đầu tư mới phương tiện. Và trong năm 2010 Công ty cũng lập dự án thay thế phương tiện cho năm 2011.

Dự án này được lập rất chi tiết, tỷ mỷ căn cứ vào kế hoạch vận doanh thu năm 2011 để đề ra các phương án. Dự án là kết quả làm việc khoa học của cán bộ phòng vật tư kỹ thuật. Không chỉ căn cứ vào nhu cầu vận tải hành khách mà còn dựa trên tiềm lực tài chính của Công ty, năng lực hiện tại của các phương tiện vận tải.

Sau khi xác định số phương tiện cần bổ sung, Công ty cần xác định số tiền hay số vốn đầu tư để mua phương tiện, xác định loại xe cần mua và quan trọng hơn là nguồn của vốn.

Khi đề ra phương án đầu tư thay thế Công ty phải xác định: loại phương tiện định đầu tư cho từng loại hình dịch vụ ( xe tuyến, xe bus hay taxi ) và giá của phương tiện đó; tổng số vôn đầu tư; nguồn vốn đầu tư; hình thức góp vốn đầu tư cũng là giài đoạn đầu tư.

Một số biện pháp khác

* Nâng cao chất lượng khâu cung ứng nguyên, nhiên liệu.

Việc cung ứng nhiên liệu trong quá trình chạy xe cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Từ quý II năm 2009 đến nay, xăng đã 5 lần tăng giá, tổng cộng tăng 29%. Giá dầu cũng điều chỉnh tăng 3 lần, tổng cộng tăng 20% do đó Công ty cần có những biện pháp để thực hiện những yêu cầu cơ bản trong khâu cung ứng như:

- Lựa chọn những người cung ứng có đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu về chất lượng.

- Thoả thuận về việc đảm bảo chất lượng sản phẩm cung ứng.

- Làm tốt công tác kiểm tra nguyên nhiên vật liệu mua về, bảo quản cẩn thận để không bị biến chất, giảm chất lượng.

- Công tác tổ chức kho bãi, quản lý kho phải được tổ chức một cách khoa học, hợp lý, có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ nhân viên quản lý kho bãi phải có trình độ, ý thức, tinh thần trách nhiệm cao để có thể giải quyết tốt các tình huống phát sinh,

- Giải quyết tốt công tác khâu cung ứng các yếu tố đầu vào là điều kiện cho các khâu tiếp theo được thực hiện đúng các yêu cầu và kế hoạch đặt ra..

3.2.Một số kiến nghị

- Đối với hoạt động kinh doanh nói chung:

Nhà nước có thể giúp đỡ, tạo môi trường kinh tế xã hội thuận lợi, thúc đẩy sự cạnh tranh để các doanh nghiệp phát triển đầy đủ. Nhà nước không thể thay các doanh nghiệp trong việc nhận biết thị trường và xác định thay cho họ cách thức ứng xử thích hợp với điều kiện cạnh tranh. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang hoạt động theo cơ chế thị trường, nhiều vấn đề mà Nhà nước phải giải quyết để tạo môi trường cạnh tranh thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đây là một nội dung hết sức quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế.

- Đối với các doanh nghiệp, môi trường kinh doanh trực tiếp chính là thị trường mà hàng ngày, hàng giờ họ phải đối mặt để giải quyết các phương án kinh doanh. Nó chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố kinh tế, pháp luật, chính trị, công nghệ, văn hoá và tâm lý xã hội… Vì vậy nhà nước bằng những công cụ và phương pháp của mình có thể: Vừa tạo ra sức ép cạnh tranh với những điều kiện cạnh tranh nhau cho các doanh nghiệp để khuyến khích các hành vi cạnh tranh lành mạnh, có hiệu quả, mặt khác, hạn chế và khắc phục những khuyết tật thị trường. Như vậy, quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh – cơ chế vận động của thị trường mà bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải thích ứng. Điều đó bao gồm cả hai khía cạnh: hình thành môi trường kinh doanh thuận lợi và khắc phục những mặt trái của cơ chế thị trường trong quá trình vận động

và phát triển theo cơ chế cạnh tranh để mỗi doanh nghiệp với tư cách là một “đấu thủ ” được đua tài, cạnh tranh lành mạnh, giành hiệu quả cao.

Trước sức ép của môi trường cạnh tranh, quá trình đổi mới nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, Nhà nước đòi hỏi cùng một lúc phải giải quyết các vấn đề vốn, công nghệ, thị trường, lao động, trình độ kinh doanh và quản lý thích ứng với quy luật cạnh tranh của cơ chế thị trường. Giải quyết những vấn đề đó, tất nhiên chỉ riêng các doanh nghiệp không thể đảm đương nổi, mà đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách tiền tệ, các chính sách khuyến khích bảo trợ,các chính sách xã hội ( lương, bảo hiểm xã hội .. ), chính sách thuế và hơn hết là một khuôn khổ luật pháp đầy đủ, nghiêm túc, cũng như một cơ hội quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp thích ứng với giai đoạn quá độ chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường.

- Đối với Ngành giao thông vận tải nói riêng,

Để tạo điều kiện cho Công ty vận tải hành khách củng cố và ổn định sản xuất kinh doanh, đủ khả năng cạnh tranh, đề nghị bộ giao thông vận tải sớm có biện pháp giám sát việc thực hiện nghị định 92/CP của chính phủ và quyết định 890, 4127, 4128 của bộ GTVT. Xử lý nghiêm hành vi vi phạm tránh tình trạng lộn xộn, đảm bảo trật tự ATGT.

Hiện nay các đơn vị vận tải áp dụng cước vận tải theo giá trần của Bộ thì việc thu phí trên các tuyến đường ngắn là rất lớn, mặt khác giá xăng dầu không ngừng tăng do đó đề nghị bộ chính sách giá cước hợp lý.

Đề nghị Uỷ ban nhân dân thành phố và các ngành quản lý cho Công ty được vay vốn ưu đãi.

Đề nghị thành phố và sở GTCC để Công ty mở thêm một số chuyến chất lượng cao từ Thái Bình đi các tỉnh khác như Thái Nguyên, Lạng Sơn.

Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình cho phép Công ty được mua tiếp phần giá trị tài sản của doanh nghiệp và được hưởng chế độ giảm giá ưu đãi đối với người lao động.

` (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN

Dựa trên cơ sở khoa học và khảo sát nhu cầu thực tế thị trường về nhu cầu đi lại của hành khách và nhân dân trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận, việc đầu tư phương tiện tăng cường phục vụ vận tải Hành khách của Công ty cổ phần Hoàng Hà là kế hoạch kinh doanh khả thi, vì không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, cho Xã hội mà còn góp phần quan trọng làm giảm thiểu tai nạn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường…

Bên cạnh đó Nhà nước cũng phải có những chính sách,biện pháp hỗ trợ nhiều hơn nữa để cho ngành vận tải nói chung và doanh nghiệp kinh doanh vận tải nói riêng ngày càng phát triển.Sự phát triển của ngành vận tải là một trong những đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới, phát triển của đất nước.

Mặc dù còn những hạn chế nhất định trong công tác quản lý phương tiện cũng như về phươngg tiện kinh doanh nhưng công ty Hoàng Hà đã gặt hái được những thành công đáng khích lệ.

Với đội ngũ lãnh đạo có trình độ quản lý và điều hành tốt, có bề dầy kinh nghiệm, với đội ngũ lái xe có tay nghề lâu năm,nhân viên phục vụ được đào tạo một cách chuyên nghiệp và các phương tiện có chất lượng cao là cơ sở để khẳng định sự phát triển ngày càng lớn mạnh bền vững của đơn vị trong tương lai.

Báo cáo tổng hợp này đã nói lên được vấn đề sau. - Sự ra đời và phát triển của công ty cổ phần Hoàng Hà

- Trên cơ sở lý luận đó đi vào đánh giá thực trạng sự phát triển của doanh nghiệp và rút ra được những điểm còn hạn chế trong việc kinh doanh của công ty.

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

Nâng cao một bước quản lý chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách của công ty cổ phần Hoàng Hà tại Thái Bình

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH...2

1.1. Tổng quan về chất lượng và quản lý chất lượng vận chuyển hành khách ...2

1.1.1.Khái niêm về chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách...2

1.1.2.Khái niệm về quản lý chất lượng dịch vị vận chuyển hành khách...3

1.2.Quản lý chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách...4

1.2.1.Vai trò của quản lý chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách...4

1.2.2.Hiệu quả của quản lý chất lượng phục vụ vận chuyển hành khách...5

1.2.3.Nội dung của việc quản lý chất lượng...6

1.3.Yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách...7

1.3.1.Yếu tố bên trong...7

1.3.2. Yếu tố bên ngoài...9

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ...10

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH CỦA ...10

CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG HÀ TẠI THÁI BÌNH...10

2.1. Khái quát về Công ty cổ phần Hoàng Hà...10

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Hoàng Hà...11

2.1.2.Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Công ty...15

2.2.Kết quả hoạt động kinh đoanhịch vụ vận chuyển hành khách tại công ty ...19

2.2.1.Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách của đơn vị...19

2.2.2. Đánh giá quản lý chất kượng dịch vụ phục vụ hành khách của đơn vị...31 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.Chất lượng,nguồn nhân lực của công ty...43

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ...51

DỊCH VỤ HÀNH KHÁCH CỦA CÔNG TY...51

3.1. Phương hướng hoạt động của công ty và hoàn thiên trên cơ sở vật chất của đơn vị...51

3.1.1. Một số giải phấp nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách của đơn vị...51

Một phần của tài liệu Nâng cao một bước quản lý chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách của công ty cổ phần Hoàng Hà tại Thái Bình .doc (Trang 51 - 57)