Giao thông đờng thuỷ và hàng không

Một phần của tài liệu Du lịch Đà Nẵng - Quảng Nam tiềm năng, thực trạng và giải pháp .doc (Trang 31 - 33)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.1.2. Giao thông đờng thuỷ và hàng không

♦ Giao thông đờng thuỷ

Giao thông đờng thuỷ hiện nay thực sự là một thế mạnh của Đà Nẵng- Quảng Nam trong mạng lới giao thông của vùng và giao thông đờng thuỷ của cả nớc.

Đà Nẵng- Quảng Nam có cụm cảng nớc sâu lớn Tiên Sa, Liên Chiểu, sông Hàn kết hợp giữa cảng sông và cảng biển, là những cảng lớn nhất miền Trung nằm ngay trong lòng thành phố Đà nẵng thuận lợi cho việc đón những tàu có trọng tải lớn. Đặc biệt cảng nớc sâu Tiên sa là một cảng biển kín gió, công suất thiết kế 1,5 triệu tấn /năm. Từ năm 1993 tới nay cảng liên tục đón các chuyến tàu du lịch biển, trong đó có tàu du lịch cỡ lớn của Hãng Star cruise. Ngoài ra còn một số cảng nhỏ hơn phục vụ cho địa phơng nh cảng Cửa Đại, cảng Kỳ Hà.

Bảng: Số tàu biển và khách du lịch đến bằng đờng biển của Đà Nẵng qua các năm

Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000

Số lợt khách DL 1678 9664 14246 25592 10480 7861 56580

Nguồn Sở Du lịch Đà Nẵng

Tiềm năng chùm cảng biển nớc sâu đã tạo cơ hội mở rộng giao lu quốc tế, thúc đẩy nhu cầu du lịch trong mối quan hệ với phát triển kinh tế và đáp ứng đợc xu hớng phát triển du lịch bằng đờng biển của Đà Nẵng- Quảng Nam.

Tuy nhiên Đà Nẵng Quảng Nam cha có cảng du lịch- giải trí, cảng thể thao dành riêng cho tàu du lịch, thuyền buồm, thuyền máy... Bên cạnh đó các thiết bị cơ sở vật chất chuyên dùng và các dịch vụ tơng ứng để phục vụ cho tàu du lịch nhìn chung còn thiếu.

Hiện nay thủ tớng chính phủ đã đồng ý cho xây ga hành khách đờng thuỷ tại cảng Tiên sa, tại đây làm các thủ tục, đa đón khách du lịch khi vào cảng (có nhà đợi, bãi đỗ xe...) với tổng vốn đầu t trên 10 triệu USD rút từ nguồn vốn 100 triệu USD của dự án mở rộng cảng Tiên Sa (đã đợc phê duyệt), đây sẽ là cơ hội để Đà Nẵng - Quảng Nam phát huy hết thế mạnh du lịch biển của mình.

Giao thông đờng sông hiện nay mới chỉ mang tính chất nội bộ trong vùng. Hai con sông có giá trị về mặt du lịch là Sông Hàn và sông Thu Bồn, sông Hàn nối với sông Thu bồn qua sông Vĩnh Điện tạo thành một mạng lới đờng sông nối Đà Nẵng - Hội An và những làng quê trù phú bên bờ sông Thu bồn. Tuy nhiên do lòng sông hẹp nên chỉ sử dụng đợc các tàu thuyền du lịch loại vừa và nhỏ.

♦ Hàng không

Do trớc đây, Đà nẵng - Quảng Nam là khu vực chiến lợc quân sự nên Mỹ đã xây dựng khá nhiều sân bay, trong đó sân bay lớn nhất là sân bay Đà nẵng và sân bay Chu lai, ngoài ra còn có sân bay trực thăng Nớc Mặn, Sơn Trà, Bà Nà, Kỳ Nghĩa. Sân bay Đà Nẵng hiện nay là sân bay lớn thứ 3 của cả nớc, đợc trang bị hiện đại phục vụ các chuyến bay an toàn, kể cả việc cất cánh, hạ cánh ban đêm. Là cửa ngõ chính của miền Trung và Tây Nguyên sân bay Đà Nẵng đã nối liền.Đà Nẵng Quảng Nam với 8 thành phố lớn trong cả nớc và quốc tế. Hàng tuần trung bình có trên 100 chuyến bay nội địa và 03 chuyến bay quốc tế. Đến năm 2000, Đà Nẵng đã thiết lập đợc các chuyến bay trực tiếp tới Đài Loan, Hông kông, Băngkôk

Về mặt kinh tế xã hội, sân bay sẽ có vai trò quan trọng hơn trong mối liên kết kinh tế - xã hội giữa Đà Nẵng - Quảng Nam với các khu vực khác trong cả nớc. Sân bay Chu lai trớc mắt sẽ đáp ứng yêu cầu của các thơng gia liên quan đến dự án Khu công Nghiệp Dung Quất.

Về mặt du lịch, sân bay Đà Nẵng có khả năng thuận lợi đón tiếp và vận chuyển khách quốc tế trực tiếp đến với địa phơng, Sân bay Chu Lai sẽ làm chức năng trung chuyển khách và sân bay Nớc mặn trở thành sân bay chuyên dụng phục vụ các tuyến du lịch bằng đờng không.

Để phục vụ cho khách du lịch cao cấp nghỉ mát tại Bà Nà, Cù lao Chàm, Phú Ninh, việc phục hồi các sân bay trực thăng: Nớc Mặn, Sơn Trà, Bà Nà, Kỳ Nghĩa và xây dựng sân bay Cù lao Chàm sẽ là yếu tố quan trọng không chỉ cho việc nâng khả năng khai thác kết hợp tiềm năng du lịch núi - biển mà còn tạo điều kiện phát triển điều kiện sống ở những vùng nói trên.

Một phần của tài liệu Du lịch Đà Nẵng - Quảng Nam tiềm năng, thực trạng và giải pháp .doc (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w