Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Công Thương Chi nhánh Cà Mau (Trang 60 - 61)

−Trong những năm gần đây khi nền kinh tế có bước tăng trưởng khá thì tốc độ tăng trưởng dư nợ của Ngân hàng luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tự huy động. Các hình thức huy động truyền thống như tiền gửi, tiêt kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, kỳ phiếu có mục đích với nhiều kỳ hạn khác nhau là hình thức gửi gọn rút gọn khó có thể thu hút thêm vốn nhàn rỗi; trong xã hội phải có nhiều hình thức huy động tiền gửi mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người gửi tiền.

−Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhu cầu đời sống sinh hoạt của người dân hiện nay đã được nâng lên rõ rệt. Các dịch vụ đáp ứng nhu cầu chi trả của người dân ngày càng thuận tiện. Người dân không cần phải nắm giữ nhiều tiền trong nhà mà vẫn có thể mua sắm được đầy đủ thông qua tài khoản cá nhân. Việc mua sắm tiêu dùng và tích luỹ là hai khoảng thời gian hoàn toàn tách biệt. Vì vậy Ngân hàng cần phải có hình thức huy động mới phù hợp như: gửi một nơi rút nhiều nơi, gửi một lần rút nhiều lần hoặc gửi nhiều lần rút một lần. Bằng hình thức này, Ngân hàng sẽ thu hút một lượng vốn nhàn rỗi còn trong dân cư, nhất là đối với cán bộ công nhân viên chức. Mặt khác tự tạo thuận

lợi cho người có tiền gửi, vừa tạo thêm tích luỹ cho người gửi, đặc biệt tạo ra được nguồn vốn khá ổn định cho Ngân hàng.

−Để giữ được nguồn vốn và tiếp tục tăng trưởng, Chi nhánh cần phải quan tâm đến chính sách khách hàng, chính sách lãi suất. Nếu thực hiện lãi suất huy động hợp lý, hấp dẫn sẽ thu hút được ngày càng nhiều khách hàng về Ngân hàng gửi tiền.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Công Thương Chi nhánh Cà Mau (Trang 60 - 61)