Dư nợ trên tổng nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay để mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL- chi nhánh Ô Môn – Tp Cần Thơ (Trang 53 - 54)

Đây là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng, nó phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Năm 2005 chỉ tiêu này là 96,73, năm 2006 là 95,66% và năm 2007 là 96,98%. Tuy trong năm 2006, chỉ tiêu này có giảm một ít nhưng vẫn ở mức rất cao; đến năm 2007 tăng cao trở lại, ở mức gần 97%. Chỉ tiêu này của MHB- CN Ô Môn tuy tăng giảm không đều qua 3 năm nhưng luôn ở mức rất cao chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng gần như tối đa nguồn vốn để cho vay, làm tốt vai trò điều tiết nguồn vốn giữa người thiếu vốn và người thừa vốn.

4.5.4 Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này giúp đánh giá khả năng thu hồi nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng. Ta thấy hệ số thu nợ của ngân hàng tăng giảm không đều qua 3 năm. Cụ thể, năm 2005 là 87,57%, năm 2006 là 92,07% và năm 2007 là 81,74%. Đây là một kết quả khá tốt, năm 2005 mang 1 đồng đi cho vay ngân hàng thu lại được 0,87 đồng và đến năm 2007 mang 1 đồng đi cho vay ngân hàng đã thu lại được 0,81 đồng. Ngân hàng cần tiếp tục duy trì và phát huy các biện pháp thu hồi nợ đang thực hiện để giúp cho đồng vốn của ngân hàng luôn được đảm bảo an toàn.

4.5.5 Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển của vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của ngân

hàng càng tốt. Năm 2005, chỉ tiêu này là 0,91 vòng, đến năm 2006 tăng lên 0,96 vòng và đến năm 2007 tăng tlên mức là 1,01 vòng. Nguyên nhân là do trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2006, đặc biệt là năm 2006 có nhiều khoản nợ quá hạn tăng lên, một số khách hàng kinh doanh không hiệu quả làm ảnh hưởng đến công tác thu nợ của ngân hàng.

4.5.6 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Chỉ số này giúp đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, chỉ số này càng lớn càng không tốt. Năm 2005, chỉ số này là 1,08%, năm 2006 là 1,10% và năm 2007 là 1,29%. Dư nợ tăng dần là điều tốt, tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng dần theo làm cho chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm dần. Tuy tỷ lệ nợ quá hạn qua 3 năm vẫn ở dưới mức cho phép của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL là 3% và Ngân hàng Nhà Nước là 5%. MHB- CN Ô Môn cần tiếp tục phát huy hiệu quả của công tác thu nợ như hiện nay.

Tóm lại, qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính, có thể nhận thấy tình hình hoạt động tín dụng tai MHB- CN Ô Môn là khá tốt, mạng lưới tín dụng ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, ngân hàng cần phát huy tích cực hơn nữa công tác huy động vốn tại chỗ để tương xứng với quy mô tín dụng hiện có, giảm bớt gánh nặng tín dụng cho nguồn vốn được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Riêng về vấn đề nợ quá hạn, đây là khó khăn chung của rất nhiều ngân hàng; mặc dù vậy, MHB- CN Ô Môn trong thời gian tới cần chủ động nâng cao hiệu quả của công tác thu nợ để cho đồng vốn của chi nhánh được đảm bảo an toàn, quay vòng nhanh mang lại nhiều lợi nhuận.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY MUA, XÂY DỰNG VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở ĐỐI VỚI CÁ NHÂN VÀ

HỘ GIA ĐÌNH Ở NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL – CHI NHÁNH ÔMÔN- TP CẦN THƠ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay để mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL- chi nhánh Ô Môn – Tp Cần Thơ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w