Cơ cấu vốn trồng lúa

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng và cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của nông hộ tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp (Trang 36 - 38)

Theo số liệu tính toán thì trong tổng nguồn vốn để sản xuất lúa trong đó vốn tự có của nông dân để sản xuất lúa khá cao chiếm 38,15%, nguyên nhân là do bà con thường sử dụng giống lúa vụ trước để gieo trồng cho vụ sau, chỉ một số ít mua hoặc đổi giống mới để sản xuất vì vậy giảm được một khoản chi phí đáng kể. Do đó, khi cần họ có thể vay thêm từ ngân hàng, người thân hoặc mua vật tư trả chậm.

Trong tổng nguồn vốn để sản xuất 2 vụ lúa đông xuân và hè thu thì vốn vay ngân hàng chiếm khoảng 47,49% chủ yếu để mua phân bón, thuốc trừ sâu nhất là vụ hè thu thường xảy ra rầy nâu, sâu cuốn lá phá hoại mùa màng mà đặc biệt là trên cây lúa gây thiệt hại nặng nề cho bà con nông dân, có nhiều hộ mất trắng không thu hoạch được. Phần còn lại là các hộ không có giấy thế chấp nên không có điều kiện vay ngân hàng phải đi vay các TCTD phi chính thức với lãi suất cao, bên cạnh đó nông dân có thói quen mua vật tư trả sau nên thường giá cao.

Bảng 4: Cơ cấu vốn sản xuất 1.000m2 lúa

( ĐVT: 1.000 đồng)

Nguồn vốn Đông xuân Hè Thu

Số tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%)

1. Vốn tự có của hộ gia đình 335,37 20,55 420,73 55,75

2. Vay ngân hàng 1.073,17 65,74 223,74 29,65

3. Mua vật tư trả chậm 223,74 13,71 110,16 14,60

Tổng nguồn vốn 1.632,18 100,00 754,63 100,00

(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra)

38% 48% 14% 1. Vốn tự có của hộ gia đình 2. Vay ngân hàng 3. Mua vật tư trả chậm

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng và cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của nông hộ tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w