Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng vốn của NHTMCPCTVN CN Nam Thăng Long

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 40 - 48)

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng nguồn vốn huy động 2672 2844 3350

Tốc độ tăng trưởng liên hoàn 100% 106,4% 117,8%

Tốc độ tăng trưởng định gốc 100% 106,4% 125,4%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHTMCPCTVN – CN Nam thăng Long)

Nhìn trên đồ thị có thể thấy tốc độ tăng trưởng liên hoàn của chi nhánh có xu hướng tăng và tăng khá đều, tuy nhiên tố độ tăng trưởng định gốc cho thấy so với năm 2007 thì năm 2009 là một năm khởi sắc trong công tác huy động vốn hơn cả với quy mô tăng khá lớn với 17,8% trong khi đó năm 2008 so với năm 2007 chỉ có 6,4%. Như vậy tốc độ tăng trưởng vốn của chi nhánh Nam Thăng Long là khá ổn và có xu hướng tăng vào năm 2010. Cứ duy trì tốc độ tăng trưởng vốn huy động này thì chi nhánh ngân hàng có thể đảm bảo vượt được kế hoạch chỉ tiêu về huy động vốn của NHTMCPCTVN giao cho.

Về cơ cấu nguồn vốn huy động:

Theo cơ cấu tiền gửi (loại tiền):

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo nội tệ, ngoại tệ 2007-2009

Qua bảng số liệu trên và đồ thị trực quan ta có thể thấy được nguồn nội tệ VNĐ huy động được luôn có tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với nguồn vốn huy động bằng đồng ngoại tệ quy đổi. Trong năm 2007 nội tệ huy động được là 1.739 tỷ đồng

(chiếm 65%) tổng nguồn vốn huy động, như vậy nguồn nội tệ đã tăng 699 tỷ đồng so với năm 2006 ( tương đương tăng 67%) và tăng 124 tỷ đồng so với kế hoạch được giao.Còn ngoại tệ quy đổi đạt 933 tỷ đồng (chiếm 35% tổng nguồn vốn huy động của năm) và tăng 84 tỷ so với năm 2006, tuy nhiên mới chỉ đạt 99,8 % kế hoạch được giao. Cho thấy năm 2007 nguồn vốn huy động chủ yếu của chi nhánh là đồng nội tệ. Bước sang năm 2008 nguồn nội tệ huy động của chi nhánh có phần giảm nhẹ so với năm 2007 với số vốn huy động được là 1631 tỷ đồng (chiếm 57,35% tổng nguồn vốn huy động) giảm 108 tỷ đồng so với năm 2007 và thiếu 69 tỷ mới đạt được chỉ tiêu kế hoạch được giao. Còn về khối lương vốn huy động bằng ngoại tệ quy đổi thì năm 2008 không những không giảm mà lại tăng với tổng vốn ngoại tệ huy động quy đổi là 1213 tỷ đồng ( chiếm 42,65% tổng nguồn vốn huy động) tăng 280 tỷ đồng so với năm 2007 và vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra là 113 tỷ đồng. Đến năm 2009 khi nền kinh tế đã dần dần có những biến chuyển tích cực sau cuộc khủng hoảng năm 2007-2008, nguồn vốn huy động của ngân hàng đã tăng cao về mặt quy mô, còn về cơ cấu thì nội tệ đạt 2301 tỷ đồng ( đạt 68,7 % tổng nguồn vốn huy động) trong khi nguồn vốn ngoại tệ của ngân hàng chiếm 1049 tỷ đồng (đạt 31,3% tổng nguồn vốn huy động) cho thấy nguồn nội tệ vẫn luôn đóng vai trò khẳng định trong nền kinh tế. Từ cơ cấu loại tiền gửi có thể thấy được chi nhánh luôn lấy việc duy trì việc huy động vốn nội tệ làm trọng tâm. Sự xê dịch trong tỷ trọng tổng nguồn vốn huy động nội tệ và ngoại tệ có phần thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng ngoại tệ và giảm tỷ trọng nội tệ vào năm 2008 là do nền kinh tế biến động , đồng ngoại tệ lên giá nên người dân chuyển sang tích lũy các loại ngoại tệ mạnh để hưởng lãi suất tiết kiệm và chênh lệch về tỷ giá. Đặc biệt là năm vào thời điểm cuối năm 2008, đồng USD tăng mạnh và liên tục so với trước nên nhiều người chuyển sang dự trữ USD nhiều hơn do đó tỷ trọng đồng ngoại tệ được gửi trong chi nhánh cũng tăng cao.

Từ những phân tích khái quát trên chúng ta có thể thấy được rằng nguồn vốn huy động bằng đồng nội tệ so với nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của chi nhánh luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn và đóng vai trò to lớn trong tổng nguồn huy động.

Sự duy trì tỷ lệ này cũng khá ổn định, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tín dụng cho khách hàng của chi nhánh.

Theo đối tượng huy động.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng huy động 2007-2009.

Từ biểu đồ trên cho thấy :

Về tiền gửi của các tổ chức kinh tế:

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy rằng năm 2007 tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 1755,7 tỷ đồng (chiếm 66% tổng nguồn vốn ) và tăng 628 tỷ so với năm 2006 tương đương tăng 56%, so với năm 2006 thì năm 2007 lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng cao, gấp 1,5 lần so với năm 2006. Đến năm 2008 tiền gửi của các tổ chứ kinh tế là 1840 tỷ đồng tăng 84,3 tỷ so với năm 2007 và chiếm 64,7 % trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh, như vậy trong năm 2008 tiền gửi của các tổ chức

kinh tế có phần giảm về mặt tỷ trọng và đến năm 2009 tiền gửi của các tổ chức kinh tế lên đến 2043 tỷ đồng chiếm tới 61 %, tăng so với năm 2008 là 203 tỷ đồng.

Từ các số liệu trên có thể thấy tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng đều đặn hằng năm. Tốc độ tăng trưởng được duy trì khá ổn định riêng năm 2008 sự gia tăng không nhiều nguyên nhân là do nền kinh tế bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến các doanh nghiệp kinh doanh khó khăn, tuy nhiên cho đến năm 2009 thì tình hình kinh tế có khả quan hơn nên nguồn vốn huy động đã dần lấy lại được tốc độ tăng trưởng huy động. Nhìn chung qua tỷ trọng của nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế cho thấy nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế là khá lớn so với nguồn tiền gửi từ dân cư do đó nó cũng là nguồn cơ bản cấu thành lên tổng nguồn vốn của chi nhánh. Vì vậy đối với các nhóm khách hàng này chi nhánh luôn có những chính sách huy động vốn đặc biệt với lãi suất huy động vốn linh hoạt đáp ứng được yêu cầu của người gửi tiền. Tuy nhiên nguồn tiền gửi từ các tầng lớp dân cư cũng không nhỏ và rất đáng quan tâm cần phát huy hơn nữa.

Về tiền gửi của dân cư:

Đây là nguồn tiền nhàn rỗi của một bộ phận dân cư, gửi vào ngân hàng với mục đích là an toàn và sinh lời. Năm 2007 lượng tiền dân cư gửi vào chi nhánh là 916,3 tỷ đồng, chiếm 34% tổng nguồn huy đồng, tăng 155 tỷ đồng so với năm 2006 tương đương tăng 20%. Sang năm 2008 tiền gửi của dân cư là tại chi nhánh là 1004 tỷ đồng chiếm 35,3 % tổng nguồn huy động tăng 87,7 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng đạt 9,61%. Đến năm 2009 thì lượng tiền gửi của dân cư đạt 1307 tỷ đồng và chiếm con số lớn hơn hẳn năm 2008, đạt 39 % và tăng 303 tỷ đồng so với năm 2008. Những con số trên cho thấy các kế hoạch thu hút khách hàng cá nhân của chi nhánh thực sự được quan tâm rõ rệt và đạt hiệu quả .Năm 2008 do có nhiều biến động về kinh tế, người dân không muốn gửi tiền vào ngân hàng do lo sợ sự trượt giá cũng như không an toàn thay vào đó là đổi sang tích trữ vàng và ngoại tệ mạnh do vậy nguồn vốn huy động từ các đối tượng này giảm mạnh so với năm 2007. Tuy nhiên cho đến năm 2009 thì nguồn này đã bắt đầu ổn định hơn khi đi vào quỹ đạo tăng trưởng ổn định. Đây là một nguồn huy động không phải lớn nhất cũng không phải nhỏ trong tổng quy mô nguồn huy động của ngân hàng. Vậy để thu hút nhóm

khách hàng này ngân hàng cũng cần chú ý đến việc thu hút những khách hàng này bằng chính sách lãi suất linh hoạt cũng như các sản phẩm tiền gửi đa dạng phong phú đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Những kết quả phân tích và số liệu trên cho thấy tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn chiếm một trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động qua các năm. Tuy nhiên thì nguồn vốn huy động được từ các cá nhân cũng không nhỏ và đóng góp khá lớn vào tổng nguồn vốn huy động. Như vậy chi nhánh cần tăng cường thúc đẩy hơn nữa việc huy động vốn của các cá nhân cũng như các tổ chức kinh tế để đạt được mục tiêu kinh doanh cho ngân hàng.

Theo kì hạn huy động.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kì hạn huy động 2007-2009.

Nhìn vào bảng số liệu và đồ thị phía trên ta thấy rằng cả ba loại tiền gửi này đều chiếm tỷ trọng khá đều nhau trong tổng nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng cũng khá đều đặn.

Đặc biệt tiền gửi không kì hạn : Vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể năm 2007 tiền gửi không kì hạn là 769 tỷ đồng, tăng 114 tỷ so với năm 2006 và chiếm 29% tổng nguồn vốn. Đến năm 2008 loại tiền gửi này tăng lên 131 tỷ đồng với quy mô huy động là 900 tỷ đạt 31,65% trong tổng nguồn vốn huy động. Cho đến năm 2009 nguồn này lại tiếp tục tăng 77 tỷ đồng đạt quy mô huy động loại tiền gửi này là 977 tỷ đồng tương ứng với 29,16 % tổng nguồn huy động. Đây là nguồn vốn huy động có lãi suất thấp tuy nhiên nó lại không ổn định, nhưng qua ba năm thì nguồn vốn này vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn tuy vào năm 2009 có giảm đôi chút về mặt tỷ trọng. Đây có thể là một hạn chế của chi nhánh bởi nguồn này không chỉ chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động mà còn chủ yếu tập trung vào một số khách hàng có tiền gửi ngoại tệ. Do đó khi nguồn vốn này chuyển đi một lúc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến số dư nguồn vốn huy động. Chính vì thế chi nhánh cần phải nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn bù đắp sự thiếu hụt khi nguồn này bị đột ngột chuyển đi cũng như cần phân tích, nắm rõ nguồn này để chủ động trong việc sử dụng nguồn hợp lý.

Đối với loại tiền gửi dưới một năm: Đây là nguồn chiếm tỷ trọng lớn so với

các loại kì hạn khác trong tổng nguồn vốn bởi tính đa dạng trong các sản phẩm tiền gửi, tính hữu ích trong việc sử dụng cũng như sinh lời của khách hàng. Trong năm 2007 khối lượng huy động của chi nhánh trong nguồn này đạt 1061 tỷ đồng tăng 451 tỷ đồng so với năm 2006 và chiếm 40% trong tổng nguồn huy động. Sang đến năm 2008 loại tiền này đạt số vốn là 1047 tỷ đồng, giảm 14 tỷ đồng so với năm 2007 và chiếm 36,81 % tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Đây có thể thấy là do nguyên nhân của cuộc khủng hoảng và những cơn chấn động kinh tế đã khiến cho người dân không muốn gửi vào ngân hàng với thời gian có kì hạn vì như thế sẽ làm cho số vốn của họ khó chủ động trong việc sử dụng. Nhưng đến năm 2009 thì loại tiền này đã tăng khá cao với nguồn huy động đạt 1177 tỷ đồng, tăng 130 tỷ đồng so với năm 2008 cũng là do nền kinh tế đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi sau cơn địa chấn kinh tế. Tuy nhiên điều này cũng cho thấy chi nhánh đã rất cố gắng nỗ lực trong việc huy động nguồn vốn có tính ổn định này.

Đối với tiền gửi từ một năm trở lên: Là loại tiền gửi trung và dài hạn. Đây là

nguồn có tính ổn định cao, khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với mục đích hưởng lãi và chỉ rút ra khi đến hạn. Năm 2007 chi nhánh ngân hàng huy động được 842 tỷ đồng, tăng 218 tỷ đồng so với năm 2006. Đây là một con số lớn đối với chi nhánh bởi loại vốn huy động này luôn được các ngân hàng cạnh tranh nhau gay gắt. Đến năm 2008 tiền gửi có thời hạn trên một năm là 897 tỷ đồng , tăng 55 tỷ đồng so với năm 2007 và chiếm 31,54 % trên tổng nguồn vốn huy động. Bước sang năm 2009 nguồn vốn huy động của loại kì hạn này là 1196 tỷ đồng tương ứng với 35,71 % và tăng 199 tỷ đồng so với năm 2008. Số liệu trên thể hiện các hình thức tiết kiệm của chi nhánh cũng là khá hấp dẫn với khách hàng. Nguồn vốn này càng lớn càng giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn huy động được tuy nhiên thì nguồn vốn này có một nhược điểm lớn đó là nguồn vốn có chi phí về lãi suất khá cao. Như vậy chi nhánh cần quan tâm đến các khách hàng truyền thống có uy tín có doanh thu cao đồng thời tạo lập những mối quan hệ mới, thu hút được thêm nhiều khách hàng có quan hệ mật thiết với ngân hàng.

Nhìn chung nguồn vốn huy động theo cơ cấu tiền gửi của chi nhánh là tương đối đều nhau, trong đó thì nguồn ngắn hạn( dưới 1 năm) thường chiếm tỷ trọng lớn nhất và nguồn tiền gửi không kì hạn cũng chiếm tỷ trọng khá cao. Chi nhánh cũng đã rất nỗ lực trong việc huy động nguồn dài hạn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, tham gia dự án của chi nhánh ngân hàng.

2.2.2.2. Chi phí huy động vốn của NHTMCPCTVN – CN Nam Thăng Long.

Chi phí huy động vốn của chi nhánh cũng bao gồm chi phí lãi huy động và chi phí phi lãi suất. Chi phí phi lãi suất thuộc về chi phí quản lý do đó rất khó để tiết kiệm và giảm thiểu. Vì vậy chi phí lãi huy động luôn được quan tâm sao cho vừa mang tính cạnh tranh và đồng thời cũng mang lại lợi nhuận mang tính quy mô cho ngân hàng.

Bảng 2.5: Lãi suất huy động vốn theo VNĐ và ngoại tệ cuối các năm.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Thăng Long (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w