Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân (Trang 49 - 55)

3. Số dư trên tài khoản ATM

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, Ngân hàng chưa khai thác được hết tiềm năng về vốn và

nhân lực của Ngân hàng.

Hiện nay, Ngân hàng mới chỉ sử dụng khoảng 30% tổng nguồn vốn huy động vào hoạt động tín dụng, số lượng vốn lớn còn lại một phần được dùng vào hoạt động đầu tư khác, một phần được gửi tại NHTW nhằm điều hoà vốn và cho các TCTD khác vay. Điều này sẽ làm giảm tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn của

Ngân hàng. Hơn nữa, chi nhánh NHCT Thanh Xuân cũng chưa tận dụng hết khả năng của các cán bộ, nhân viên với đa số có tuổi đời còn trẻ và nhiệt tình với công việc

Thứ hai, dư nợ tín dụng tiêu dùng còn thấp và chiếm một tỉ lệ chưa cao

trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Mặc dù chi nhánh NHCT Thanh Xuân được thành lập với chức năng thực hiện nghiệp vụ là ngân hàng bán lẻ nhưng dư nợ tín dụng tiêu dùng vẫn còn rất thấp và chiếm một tỷ lệ chưa cao trong hoạt động tín dụng. Hiện nay, dư nợ tín dụng tiêu dùng mới chỉ chiếm 26% trong tổng số dư nợ tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ này chưa tương xứng với thực lực và tiềm năng của Ngân hàng.

Thứ ba, hình thức cung cấp tín dụng tiêu dùng còn chưa đa dạng

Ngân hàng mới chỉ tập trung cung cấp sản phẩm tín dụng tiêu dùng dưới một số hình thức như cho vay cầm cố các giấy tờ có giá, cho vay CBCNV, cho vay mua ô tô, cho vay mua và sửa chữa nhà ở, cho vay kinh doanh, cho vay xuất khẩu lao động... mà chưa triển khai rộng rãi các sản phẩm tín dụng tiêu dùng khác như tài trợ tiêu dùng bằng cách phát hành thẻ tín dụng, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay du học...Do đó, ngân hàng chưa tận dụng được triệt để tiềm năng của thị trường tín dụng tiêu dùng cũng như khai thác hiệu quả tiềm lực của ngân hàng.

Thứ tư, số lượng khách hàng vay còn hạn chế.

Các hình thức tín dụng tiêu dùng của chi nhánh NHCT Thanh Xuân ít đa dạng và phong phú nên số lượng khách hàng biết và sử dụng các sản phẩm tín dụng tiêu dùng còn chưa nhiều. Bên cạnh đó, điều kiện để khách hàng có được một khoản tín dụng tiêu dùng còn khó khăn. Đây là hạn chế chung của cả hệ thống NHTM Việt Nam, nó thể hiện ở điều kiện về tài sản thế chấp. Ngân hàng có một điều kiện bắt buộc là phải có tài sản thế chấp thì mới cấp tín dụng theo hình thức này. Tuy nhiên, ngay trong việc định giá tài sản đảm bảo và phát mại tài sản để thu nợ gặp rất nhiều khó khăn

Những yếu tố trên không chỉ tác động tới các Ngân hàng, mà nó còn hạn chế một số lượng rất lớn khách hàng đến với Ngân hàng. Cũng có khi khách

hàng đến với Ngân hàng mà Ngân hàng buộc phải từ chối, bởi điều kiện mà Ngân hàng đặt ra thì khách hàng lại không đáp ứng được.

2.3.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, do thói quen và tâm lý tiêu dùng của người dân.

Hai yếu tố này có tác động mạnh mẽ đến hoạt động tín dụng của ngân hàng nhất là trong hoạt động tín dụng tiêu dùng. Quy mô hoạt động tín dụng tiêu dùng còn thấp, khả năng mở rộng các nghiệp vụ khó khăn, dẫn đến hạn chế trong việc cung cấp các sản phẩm tín dụng tiêu dùng có nguyên nhân bắt nguồn chủ yếu từ thói quen và tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam. Từ bao năm nay, người tiêu dùng Việt Nam có thói quen tích luỹ để mua sắm hoặc vay từ bạn bè, người thân hơn là tìm đến các ngân hàng để thoả mãn nhu cầu của mình vì tâm lý tin tưởng vào bạn bè, gia đình, người thân và cũng do thị trường tài chính phục vụ mục đích tiêu dùng ở nước ta còn chưa phát triển.

Thứ hai, do khách hàng khó chứng minh thu nhập và khả năng trả nợ

của bản thân.

Đây là vấn đề nan giải mà Ngân hàng gặp phải khi cấp tín dụng tiêu dùng. Đối với đối tượng vay là CBCNV hưởng lương thì việc xác định thu nhập từ lương là dễ dàng thông qua bảng lương hàng tháng. Thông thường, ngoài lương khách hàng còn có các nguồn thu nhập khác những rất khó có thể xác định chính xác. Đối với khách hàng vay không phải là CBCNV thì thu nhập của họ chủ yếu do bản thân họ chứng minh và cán bộ tín dụng thẩm định. Nếu việc chứng minh của họ là kém do trình độ hoặc không biết lựa chọn các bằng chứng thuyết phục đem đến Ngân hàng thì nhu cầu vay của họ sẽ không được đáp ứng. Điều này sẽ làm hạn chế khả năng mở rộng tín dụng tiêu dùng đối với các nhóm khách hàng này, làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng và hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng.

Sự phát triển của nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hành vi tiêu dùng của người dân trong xã hội. Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi thành phần kinh tế trong đo có cả ngành ngân hàng. Sang năm 2209, vẫn còn những dư âm của cuộc khủng hoảng ấy. Nó đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và thu nhập của người dân, gây khó khăn cho hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng tiêu dùng nói riêng. Mặc dù nhu cầu tiêu dùng trong dân cư là rất lớn nhưng sự thiếu ổn định của nền kinh tế đã gây tâm lý e ngại cho người dân, hạn chế khả năng mở rộng tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng

- Thứ tư, do môi trường cạnh tranh

Hiện nay, hầu hết các Ngân hàng đều có định hướng phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng. Do đó, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng sẽ càng trở nên gay gắt là điều khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, không những chịu sự cạnh tranh với các NHTM trong nước mà các Ngân hàng còn phải chịu sự cạnh tranh từ phía các NHTM nước ngoài. Do các NHTM nước ngoài hoạt động tại Việt Nam còn bị hạn chế trong các hoạt động Ngân hàng nên sự cạnh tranh còn chưa rõ nét. Trong thời gian tới, cùng với sự nới lỏng của cơ chế tín dụng, chắc chắn các NHTM Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thử thách vô cùng khó khăn vì lĩnh vực tín dụng tiêu dùng tuy còn mới mẻ tại Việt Nam nhưng lại là lĩnh vực khá phổ biến và phát triển tại các nước trên Thế giới.

b. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Ngân hàng chưa chú trọng khai thác và phát triển các sản

phẩm tín dụng tiêu dùng đúng mức.

Thực tế là các khoản cho vay tiêu dùng có giá trị nhỏ. Hơn nữa, xem xét dưới góc độ một Ngân hàng, tín dụng tiêu dùng phát sinh nhiều chi phí và rủi ro hơn là các khoản tài trợ vốn khác. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng tiêu dùng thường cao hơn so với các hình thức tín dụng khác do lãi suất các khoản tín dụng tiêu dùng thường cao hơn lãi suất của các khoản tín dụng khác.Nếu quy mô hoạt động của tín dụng tiêu dùng lớn thì lợi nhuận thu được từ loại hình này cũng sẽ tương xứng với quy mô đó. Đồng thời, thị trường tín dụng dành cho các

Ngân hàng có thể nói là đang tiến tới bão hoà và sự cạnh tranh trong hoạt động tín dụng đang ngày càng trở nên khốc liệt hơn.

Thứ hai, do quy trình tín dụng của Chi nhánh tuân theo quy trình chung

của toàn hệ thống nên còn chưa đơn giản, rườm rà và nhiều loại giấy tờ.

Khi có nhu cầu vay vốn, các khách hàng thường đến Ngân hàng, gặp trực tiếp cán bộ tín dụng, thực hiện các thủ tục vay vốn theo đúng trình tự mà Ngân hàng quy định. Điều này gây mất rất nhiều thời gian cho khách hàng để có thể hoàn thiện hồ sơ theo đúng yêu cầu của Ngân hàng. Như vậy, nếu quy trình, thủ tục cho vay đơn giản hơn, thuận tiện hơn, gây tốn ít thời gian hơn thì chắc chắn sẽ có nhiều khách hàng là cá nhân đến và sử dụng sản phẩm tín dụng tiêu dùng của Ngân hàng.

Thứ ba, do công nghệ ngân hàng chưa phát huy hết hiệu quả sử dụng.

Mặc dù, hầu hết các NHTM Việt Nam đều quan tâm và chú trọng đến công tác hiện đại hoá công nghệ ngân hàng nhưng việc ứng dụng các công nghệ vào trong quá trình tác nghiệp của các cán bộ tín dụng còn rất hạn chế. Các công nghệ chưa được ứng dụng một cách đồng bộ và hoàn thiện nhất là trong công tác quản lý, lưu trữ nợ và thông tin khách hàng còn chưa thuận tiện, gây khó khăn cho Ngân hàng khi thực hiện đánh giá và phân tích khách hàng.

Thứ tư, do trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng còn chưa cao.

Trình độ của các cán bộ ngân hàng cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Với thuận lợi là đa phần các cán bộ của chi nhánh đều được đào tạo vững vàng về kiến thức và chuyên môn nên đội ngũ cán bộ này đã có những đóng góp tích cực vào việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng. Tuy nhiên, không phải cán bộ ngân hàng nào cũng có khả năng tổng hợp và phân tích các thông tin khách hàng một cách khoa học và chính xác. Ngoài ra, đối với mảng tín dụng cá nhân, nhiều cán bộ được đào tạo không chuyên về lĩnh vực này nên có ảnh hưởng nhất định song không nhiều.

Vì vậy, để phát triển mạnh mẽ hơn nữa mảng tín dụng tiêu dùng, Ngân hàng cần có kế hoạch đào tạo chuyên môn hoá cho các cán bộ tín dụng về lĩnh vực

này.Từ việc phân tích thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHCT Thanh Xuân có thể nhận thấy rằng: Việc mở rộng cho vay tiêu dùng của Chi nhánh là một xu thế phát triển tất yếu và chi nhánh cần đề ra các mục tiêu phát triển cũng như nghiên cứu, đưa ra các giải pháp mang tính chiến lược. Qua đó, Ngân hàng mới có thể có kế hoạch rõ ràng cho các hoạt động tín dụng nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Xuân (Trang 49 - 55)