Tính đa dạng trong các vùng địa lý sinh vật Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài giảng: Bảo tồn đa dạng sinh học ppt (Trang 57 - 63)

2.3 Các vùng địa lý sinh vật

Việc phân chia các vùng địa lý sinh học (Đơn vị địa lý sinh học - Biounit) ở các quốc gia trên thế giới đều dựa vμo các yếu tố sau:

1. Yếu tố địa hình, 2. Yếu tố khí hậu,

3. Yếu tố phân bố địa lý,

4. Tính thích nghi của đơn vị loμi, 5. Sự phân bố của các thảm thực vật,

6. Sự phân bố của các nhóm hoặc lớp động vật.

7. Sự khác nhau về tổ hợp loμi vμ các giới hạn phân bố của các loμi chỉ thị

Trong đó, yếu tố thứ bảy đ−ợc coi lμ yếu tố cơ bản nhất đối với việc phân chia các vùng địa lý sinh vật.

Việt Nam cũng đ−ợc coi lμ một trong những n−ớc có sự đa dạng cao về vùng địa lý sinh học. Căn cứ vμo các yếu tố trên, các nhμ sinh vật Việt Nam (Thái Văn Trừng, Đμo Văn Tiến, Võ Quí, Đặng Ngọc Thanh, Mai Đình Yên, Cao Văn Sung, Đặng Huy Huỳnh, Trần Kiên, Phan Kế Lộc...) đã chia Việt Nam thμnh 5 vùng địa lý sinh học nh− sau:

1. Vùng địa lý sinh học Đông Bắc 2. Vùng địa lý sinh học Tây Bắc 3. Vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ

4. Vùng địa lý sinh học Nam Trung Bộ vμ Tây Nguyên 5. Vùng địa lý sinh học Đông Nam Bộ

Khi nghiên cứu về các vùng địa lý sinh học Việt Nam năm 1995, Tiến sĩ Jorhn Mackinnon đã chia vùng lãnh thổ đất liền của n−ớc ta thμnh các đơn vị sinh học nhỏ hơn bao gồm:

1. Vùng địa lý sinh học Đông Bắc, 2. Vùng địa lý sinh học Hoμng Liên Sơn,

3. Vùng địa lý sinh học Bắc Trung tâm Đông D−ơng, 4. Vùng địa lý sinh học Châu thổ Sông Hồng,

5. Vùng địa lý sinh học Nam Trung tâm Đông D−ơng, 6. Vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ,

7. Vùng địa lý sinh học Nam Trung Bộ, 8. Vùng địa lý sinh học Tây Nguyên, 9. Vùng địa lý sinh học cao nguyên Đμ Lạt, 10. Vùng địa lý sinh học Châu thổ sông Cửu Long.

Theo Mackinnon thì các vật cản tự nhiên đã tạo nên sự hình thμnh các trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam vμ Đông D−ơng. Thứ nhất. dãy núi chính Tr−ờng Sơn nh− một barie ngăn 2 vùng rừng ẩm hơn ở Miền Đông vμ khô hơn ở Miền Tây, nơi thuộc vùng địa lý sinh học l−u vực sông Mê Kông. Những núi cao ở đây chứa đựng nhiều loμi vμ phân loμi đặc hữu vμ lμ nơi có thể đ−ợc phân chia nhỏ hơn thμn 2 đơn vị địa sinh học phụ lμ Cao nguyên Đμ Lạt vμ Trung tâm Tây Nguyên. Vùng đồng bằng châu thổ sông Mê Kông vẫn còn những nét đặc thù về ph−ơng diện sinh học trải từ những vùng đồi núi ra tận phía đông.

Một yếu tố tự nhiên khác đ−ợc xem xét lμ đèo Bạch Mã-Hải Vân, đèo nμy chia khu hệ nhiệt đới Nam Trung Bộ ra khỏi vùng cận nhiệt đới Bắc Trung Bộ. Đèo Hải Vân tạo nên một đơn vị khí hậu vμ phản ánh qua sự phân bố về các loμi thực vật vμ động vật..

Bắc Việt Nam có nhiều đơn vị địa sinh học khác nhau đ−ợc phân cách bởi các con sông. Sự phân bố của các dạng thú Linh tr−ởng đặc hữu vμ một số loμi chim đã nói lên tầm quan trọng của các con sông nμy nh− ranh giới cho các loμi động vật.

Cuối cùng lμ vùng núi thuộc dãy Hoμng Liên Sơn ở Tây Bắc Việt Nam, nó đ−ợc coi lμ một đơn vị đặc thù nối với dãy Hengduan Trung Quốc đến phía Đông dãy Himalaya. Những dãy núi nμy cao hơn dãy núi còn lại của Việt Nam vμ thực sự có sự khác biệt về thực vật vμ động vật.

Các sinh cảnh thuỷ vực cũng đ−ợc phân chia thμnh một số đơn vị địa sinh học (Mai Đình Yên, 1985, 1988, 1991). Có hai vùng phụ chính của vùng Đông D−ơng vμ đó lμ: vùng phụ Nam Trung Quốc bao gồm toμn bộ các con sông phía Bắc Việt Nam cho đến Huế vμ vùng phụ Đông D−ơng hay còn gọi lμ vùng phụ Mê Kông bao gồm cả châu thổ MêKông, bờ biển phía Nam vμ các con sông trên cao nguyên Đắc Lắc chảy xuống sông Mê Kông. Các sông ở bờ biển phía Nam Huế có sự hỗn hợp về hệ động vật (cá) của hai vùng phụ nói trên.

Sự phân chia nμy không hoμn toμn giống sự phân chia các vùng địa lý sinh vật Việt Nam mμ các nhμ khoa học n−ớc ta đã chia mặc dù việc phân chia các vùng địa lý sinh vật đều dựa vμo sự phân bố khác nhau của thảm thực vật, các loμi thực vật, động vật mang tính chỉ thị. Khó có thể nêu lý do tại sao vμ cơ sở nμo đúng vì các nghiên cứu vμ số liệu thu đ−ợc về sinh vật ở n−ớc ta còn quá nghèo. Tuy nhiên những thực tế tự nhiên cũng có thể giúp ta dễ dμng nhận thấy. Ví dụ dãy Bạch Mã-Hải Vân lμ chiếc barie tự nhiên ngăn chia sự phân bố của nhiều loμi thực vật vμ động vật giữa hai miền Bắc vμ Nam, đặc biệt lμ các loμi thú. Bò xám (Bos sauveli), Bò rừng (Bos javanicus), H−ơu Cμ toong (Cervus eldi), Khỉ đuôi dμi (Macaca fascicularis)... chỉ phân bố trong các đơn vị địa lý sinh vật phía Nam Bạch Mã-Hải Vân hoặc các phân loμi của loμi Voọc đen

(Trachypithecus francoisi), Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Khỉ mốc

(Macaca assamensis) chỉ phân bố ở phía Bắc Bạch Mã-Hải Vân. Chúng ta cũng có thể

thấy nhiều loμi thực vật chỉ phân bố trong các vùng địa lý sinh vật ở phía Bắc Bạch Mã- Hải Vân nh− Lim xanh (Erythropholeum fordi), Giổi bμ(Michelia baviensis), Chò nhai

(Anogeissus tonkinensis), Hoμng đμn (Dacrydium pierei) hoặc phía Nam Bạch Mã-Hải

Vân nh− Cẩm lai (Dalbergia oliverii), Cẩm lai Bμ rịa (Dalbergia bariensis), Cẩm liên

(Pentacme siamensis), Giáng h−ơng (Pterocarpus cambodianus), Chiêu liêu (Terminlia

tomentosa).... Tuy nhiên, việc phân chia các vùng địa lý sinh học chỉ mang tính t−ơng

đối bởi vì các loμi sinh vật luôn có khả năng phát tán vμ di c−, nhất lμ trong những năm gần đây, khi môi tr−ờng sống bị tác động vμ có sự thay đổi lớn, tính chất chỉ thị của các loμi đôi lúc đã trở nên mờ nhạt.

2.4 Đặc điểm các vùng đa dạng sinh học trên cạn vμ trong các thủy vực

Với việc phân chia các vùng địa lý sinh học nh− đã nêu trên thể hiện rõ tính phong phú của đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái trên cạn vμ các thủy vực ở Việt Nam. Các nghiên cứu cũng đã xác định ở Việt Nam hiện có 4 trung tâm đa dạng sinh học chính lμ: Hoμng Liên Sơn, Bắc Tr−ờng Sơn, Tây Nguyên vμ Đông Nam Bộ.

2.4.1 Các vùng đa dạng sinh học trên cạn

1. Đông Bắc: Có các HST đa dạng, bao gồm núi đá vôi, vùng đồi núi thấp vμ đồng

bằng ven biển hẹp. Vùng có nhiều cảnh quan có giá trị di sản quan trọng nh− Vịnh Hạ Long, đảo Cát Bμ rất giμu về động thực vật. Duy nhất lμ vùng còn tìm thấy các loμi động vật đặc hữu nh− voọc mũi hếch (Rhinopithecusavunculus), vμ voọc đầu trắng (Trachypithecus francoisi poliocephalus) lμ những loμi động vật quý hiếm của cả thế giới. Độ che phủ rừng ở vùng nμy tr−ớc đây chiếm khoảng 50%, nh−ng hiện nay bị giảm nghiêm trọng.

2. Dãy Hoμng Liên Sơn: lμ dãy núi quan trọng nhất của Việt Nam có đỉnh Phan Xi

Păng cao nhất cả n−ớc (3.140 m). Vùng nμy có các tμi nguyên sinh học đa dạng, nhất lμ các cây thảo d−ợc có giá trị kinh tế, cũng lμ vùng có nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu mát.

3. Châu thổ sông Hồng: một trong hai châu thổ lớn nhất của Việt Nam, có hệ sinh

thái đất ngập n−ớc điển hình nh− Xuân Thuỷ, một điểm Ramsar đầu tiên của Việt Nam, nơi có số l−ợng chim di chú lớn nhất ở Việt Nam.

4. Tây Bắc: mặc dù không rộng nh−ng các khu rừng trong vùng phân theo các độ

cao khác nhau tạo nên các hệ sinh thái đặc tr−ng. Mức độ đa dạng sinh học thấp, bởi vì diện tích rừng bị suy giảm nhanh chóng. Hiện có 38 loμi động vật quí hiếm vμ một số loμi thực vật đặc hữu quý hiếm.

5. Bắc Trung Bộ (Bắc Trờng Sơn): có đặc điểm hẹp vμ dμi, nằm kẹp giữa dải

Tr−ờng Sơn vμ biển. Rừng giμu, độ che phủ ở mức độ khá. Địa hình biến đổi đa dạng giải thích tính giμu có vè đa dạng sinh học của vùng. Vùng có một số loμi đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng, nh− gμ lôi lam mμo trắng (Lophura edwardsi)

vμ voọc Hμ Tĩnh (Trachypithecus francoisi hatinhensis). Đã phát hiện đ−ợc 4

loμi động vật có vú mới lμ Sao La (Pseudoryx nghetinhensis), mang Tr−ờng Sơn (Caninmuntiacus truongsonensis), mang Pù Hoạt (Muntiacus puhoatensis) vμ mang lớn (Megamunticus vuquangensis) ở trong vùng.

6. Trung Trung Bộ (Trung Trờng Sơn): lμ vùng có đặc điểm chuyển tiếp giữa

núi đá vôi của miền Bắc với núi đất ở miền Nam, tạo ra các đặc điểm đa dạng sinh học độc đáo, có nhiều loμi đặc hữu, quí hiếm.

7. Nam Trung Bộ: đặc tr−ng lμ vùng bán khô hạn, có tính đa dạng sinh học không

cao nh− các vùng khác.

8. Tây Nguyên: Vùng rất giμu tính ĐDSH, lμ địa bμn có độ che phủ rừng lớn nhất

Việt Nam (61%). Đây lμ nơi c− trú của nhiều loμi động vật có vú lớn nh− voi, hổ, báo, trâu rừng, bò rừng, bò xám. Có nhiều loμi thực vật quí có giá trị kinh tế cao nh− sâm Ngọc Linh, thông n−ớc, thông lá dẹt, thông Đμ Lạt, thông đỏ vμ các loμi gỗ quí khác.

9. Đông Nam Bộ: lμ vùng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên vμ đồng bằng Nam Bộ, có

tiềm năng phát triển cây công nghiệp. Trong vùng còn tồn tại một quần thể Tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus), khoảng 5-7 cá thể.

10.Châu thổ sông Cửu Long: lμ châu thổ sông lớn nhất cả n−ớc vμ lμ vùng có tính

đa dạng sinh học về các hệ sinh thái rừng ngập mặn vμ đất ngập n−ớc, lμ nơi hiện bảo vệ có hiệu quả loμi sếu đầu đỏ (Grus antigone) ở Đông Nam á.

2.4.2 Các vùng ĐDSH biển vμ ven biển

Với bờ biển dμi trên 3.200 km, hệ sinh thái biển Việt Nam rất đa dạng với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, gồm những quần đảo lớn nh− Hoμng Sa, Tr−ờng Sa, Cô Tô, v.v… lμ những hệ sinh thái độc đáo, có tính đa dạng sinh học cao vμ đặc thù. Tuy vậy, các nghiên cứu về đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái biển còn ít, nên ở đây chỉ cung cấp một l−ợng thông tin cơ bản về đắc điểm tự nhiên của một số vùng có tầm quan trọng đối với đa dạng sinh học.

1. Móng Cái đến Đồ Sơn: lμ vùng có thuỷ triều chiếm −u thế, có các cửa sông ven

bờ vμ nền trầm tích bùn.

2. Đồ Sơn đến cửa sông Lạch Trờng: lμ vùng có động thái trội về dòng chảy

sông vμ sóng có bờ biển bằng phẳng có cát vμ trầm tích cát.

3. Lạch Trờng đến Mũi Ron: có động thái trội lμ các dòng chảy sông vμ bờ biển

bằng phẳng có cát vμ trầm tích cát.

4. Mũi Ron đến mũi Hải Vân: có động thái trội lμ các dòng bờ vμ sóng biển, bờ

biển gồm các đụn cát vμ sau các đụn cát lμ các đầm phá.

5. Mũi Hải Vân đến mũi Đại Lãnh: biển có nhiều mũi, châu thổ nhỏ, các đầm phá

vμ các vịnh nhỏ.

6. Mũi Vũng Tμu đến mũi Cμ Mau: động thái trội lμ các dòng chảy sông, bờ biển

lμ các châu thổ có các rừng đ−ớc. Trầm tích biển lμ cát vμ bùn.

7. Mũi Cμ Mau đến mũi Hμ Tiên: động thái trội lμ các dòng chảy sông. Bãi bồi

ven biển có các rừng đ−ớc vμ trầm tích biển lμ cát vμ bùn.

8. Quần đảo Hoμng Sa vμ Trờng Sa: hầu hết lμ các đảo san hô.

Trong đó các vùng 1,5,6 vμ 8 xu thế có các điều kiện môi tr−ờng ổn định hơn vμ các chỉ số đa dạng sinh học cao hơn các vùng khác.

Hình 7.3: Bản đồ về các Trung tâm đa dạng sinh học của Đông D−ơng

Bản đồ về các trung tâm đa dạng sinh học ở Việt Nam, Lμo vμ Campuchia

Bμi 8: Suy thoái đa dạng sinh học ở việt nam

Mục tiêu:

Đến cuối bμi học sinh viên có khả năng:

• Phân tích đ−ợc thực trạng suy thoái đa dạng sinh học.

• Giải thích đ−ợc nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bài giảng: Bảo tồn đa dạng sinh học ppt (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)