Thiết kế phần mềm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG EMBEDDED OS VÀO BÀI TOÁN GIÁM SÁT TRẠM VỆ TINH (Trang 65 - 67)

5.2.2.1 Chức năng giám sát và điều khiển từ xa

Chức năng giám sát và điều khiển từ xa là một trong những chức năng rất cơ bản của hệ thống. Hệ thống cho phép giám sát từ xa trạng thái hoạt động của tất cả các thiết bị phụ trợ có nối tới hệ thống và các thông số môi trường của phòng máy. Chức năng giám sát từ xa của hệ thống được thực hiện tức thời, liên tục. Các trạng thái hoạt động của thiết bị phụ trợ, trạng thái điều khiển, các thông số môi trường, các thông tin cảnh báo được gửi liên tục, tức thời từ trạm vệ tinh về cơ sở dữ liệu trung tâm, được xử lý và gửi các thông tin cảnh báo tới người sử dụng qua các hệ

thống loa, còi báo động, hình ảnh cảnh báo. Về thực chất, hệ thống cho phép giám sát chi tiết tất cả các cổng vào/ra và điều khiển từ xa đối với các cổng ra điều khiển của thiết bị bộ vi xử lý của các trạm. Hệ thống có các cổng vào/ra như sau trình bày ở dưới đây:

- Cổng vào số 2 trạng thái (DI - Digital Input): cho phép người sử dụng giám sát được một cách định tính đối với các thông tin chỉ có 2 trạng thái đối lập nhau. Ví dụ: có cháy/không có cháy, có điện/mất điện, điều hoà tắt/điều hoà hoạt động, ... Các đầu đo nhiệt độ, độ ẩm, AC, DC, tần số là các đầu đo số, các đầu đo này cũng nối vào các cổng DI cho phép đo các tham số tương ứng. Ví dụ: đo nhiệt độ chính xác trong dải từ 0-50oC, đo độ ẩm chính xác trong dải 0-100%, đo điện áp ăcquy chính xác trong dải 40-60V, ...

- Cổng ra điều khiển 2 trạng thái (DO - Digital Output): đây là cổng để kết nối để bộ vi xử lý gửi tín hiệu điều khiển ON/OFF đến các thiết bị. Đối với các trạm thiết bị viễn thông, thường thì tất cả các thiết bị đều chấp nhận kiểu điều khiển ON/OFF này. Ví dụ: Muốn bật điều hoà thì bộ vi xử lý gửi đến tín hiệu ON, muốn tắt đi thì bộ vi xử lý gửi đến tín hiệu OFF. Muốn khởi động máy phát thì bộ vi xử lý sẽ gửi đến một số tín hiệu điều khiển như: gửi ON đến chân RUN để cấp nguồn từ ăcquy vào máy phát, đồng thời gửi ON đến chân Preheat để sưởi nóng sau đó gửi OFF để tắt Preheat sau 10s, tiếp theo gửi ON đến chân START để khởi động máy và lại OFF chân START xuống sau 2s

Trong hệ thống, có 2 loại cổng vào/ra của bộ vi xử lý dùng để thực hiện giám sát, cảnh báo hoặc điều khiển từ xa (đối với riêng cổng DO), đó là: DI, DO. Để phân biệt được từng cổng, đối với mỗi loại cổng của một bộ vi xử lý, sẽ được đánh số bắt đầu từ 0 và tăng dần lên 1 đơn vị:

- DI-0, DI-1, DI-2... - DO-0, DO-1, DO-2, ...

Việc đánh số này cũng được thể hiện rất rõ ràng khi thực hiện đấu nối các cổng của bộ vi xử lý đến các thiết bị, cảm biến trên thực tế, giúp cho người sử dụng dễ dàng tìm được vị trí đấu nối thực của 1 cổng một khi đã biết chỉ số của cổng.

5.2.2.2 Cổng cảnh báo DI (các cổng cắm thiết bị cảnh báo)

Mỗi giá trị của các cổng vào 2 trạng thái DI được thể hiện bằng chữ và màu sắc tương ứng mà người sử dụng hoàn toàn có thể đặt được. Màu sắc giúp cho người sử dụng có thể nhanh chóng nhận biết được đây là cảnh báo hay không có cảnh báo, nếu là cảnh báo thì là cảnh báo khẩn hay không. Có 4 cấp độ màu sắc:

- Màu nguyên bản (hay không màu): không có cảnh báo - Màu vàng: cảnh báo cấp 1 (không quan trọng lắm) - Màu cam: cảnh báo cấp 2 (quan trọng)

- Màu đỏ: cảnh báo cấp 3 (rất quan trọng)

Khi một cổng DI có thay đổi trạng thái (từ cảnh báo sang xoá cảnh báo hay ngược lại), bộ vi xử lý sẽ gửi tức thời lên trung tâm sự kiện này, gồm các thông tin:

- Thời gian xảy ra sự kiện - Chỉ số cổng DI

- Trạng thái cổng DI (cảnh báo hay xoá cảnh báo)

Phần mềm quản lý hệ thống sẽ bắt lấy sự kiện này và thực hiện chuyển thông tin đến người sử dụng dưới các hình thức như: màu sắc, loa, còi, SMS ...

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG EMBEDDED OS VÀO BÀI TOÁN GIÁM SÁT TRẠM VỆ TINH (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w