Những lợi ích khác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch (Trang 58 - 60)

- Về địa bàn đầu tư:

1.3.2.3.Những lợi ích khác.

Du lịch Việt Nam đã góp phần đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo. Du lịch phát triển đã tăng tỷ trọng GDP của ngành và khối ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân; đồng thời thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhất là ở các trung tâm du lịch như: Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, v.v..

Hoạt động du lịch hiện đã giải quyết thêm nhiều công việc làm cho người lao động. Có hơn 234 nghìn lao động trực tiếp và khoảng 510 nghìn lao động gián tiếp của nhiều tầng lớp dân cư, đặc biệt là thanh niên mới lập nghiệp và phụ nữ. Thông qua du lịch, nhiều di tích, di sản được trùng tu từ nguồn thu du lịch và các nguồn vốn xã hội được huy động, tạo nên ý thức và

trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hóa, truyền tải được các giá trị văn hóa đến các tầng lớp nhân dân và du khách, tăng thêm tính hấp dẫn của du lịch.

Du lịch tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ hàng hóa, dịch vụ. Nếu tính theo con số thống kê trung bình mỗi khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chi tiêu khoảng 902 Đôla Mỹ thì doanh thu "xuất khẩu tại chỗ" năm 2005 khoảng trên 3 tỷ Đôla Mỹ.

Tính đến nay, cả nước có khoảng hơn 6.000 cơ sở kinh doanh lưu trú với hơn 130 nghìn buồng, phòng, trong đó 2.575 cơ sở được xếp hạng từ đạt tiêu chuẩn 1 đến 5 sao; 400 doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Các địa phương có số doanh nghiệp lữ hành quốc tế nhiều nhất là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Ðà Nẵng và Hải Phòng. Số lượng doanh nghiệp lữ hành nội địa đạt hơn mười nghìn doanh nghiệp. Các cơ sở kinh doanh vận chuyển du lịch cũng có xu hướng phát triển mạnh. Ngoài ra, tại các địa phương, còn có hàng nghìn hộ tư nhân tham gia kinh doanh du lịch.

Việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp du lịch Nhà nước được quan tâm, đẩy mạnh. Ðề án sắp xếp lại doanh nghiệp trực thuộc Tổng cục Du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai theo hướng để lại bốn doanh nghiệp du lịch mạnh ở Hà Nội, Ðà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu; hình thành công ty mẹ - công ty con trên cơ sở tám công ty; cổ phần hóa các công ty hiện có. Cả nước đã cổ phần được hơn 100 doanh nghiệp du lịch, tạo điều kiện để các công ty hoạt động hiệu quả hơn.

Ngành du lịch chú trọng xây dựng nhiều tuyến du lịch đường bộ, đường sông, đường biển, nối các điểm du lịch, khu du lịch ở các vùng, miền, khai thác thế mạnh tiềm năng mang tính liên vùng, liên ngành và hình thành các loại hình du lịch mới như đi bộ, leo núi, lặn biển, thám hiểm hang động, du

lịch xuyên Việt bằng xe đạp, mô-tô, ô-tô, du lịch đồng quê, trở về cội nguồn, du lịch sông nước, du lịch văn hóa, sinh thái kết hợp thể thao, v.v... Việc khảo sát tuyến du lịch đường bộ tại các tỉnh miền trung và tuyến, điểm du lịch của nước bạn: Lào, Thái-lan, Cam-pu-chia đã được một số doanh nghiệp lữ hành quốc tế tổ chức thí điểm cho hơn 20 đoàn bao gồm 388 xe ô-tô carnavan tay lái phải và hơn 1.000 du khách Thái-lan vào Việt Nam du lịch. Ðây là cơ sở

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch (Trang 58 - 60)