Ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng (ô nhiễm từ chất thải rắn và

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 (Trang 125 - 131)

lỏng, các bệnh dịch đến từ nơi khác, bệnh xã hội...).

Để minh họa cho các đánh giá chung như trên, có thể đi sâu phân tích một số hoạt động trong quá trình phát triển du lịch có tác động đến môi trường như sau:

* Tác động đến môi trường tự nhiên: Phát triển du lịch và các hoạt động có liên quan góp phần làm cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị xuống cấp về mặt môi trường. Tác động về môi trường của hoạt động du lịch đối với môi trường tự nhiên được xác định một cách rõ nhất là những tác động đến các môi trường thành phần như nước, không khí, đất và các hệ sinh thái.

+ Tác động đến môi trường nước

- Việc giải phóng mặt bằng và san đất để xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch có thể sẽ gây ra xói mòn và sạt lở, có thể làm thay đổi lưu lượng, dòng chảy tự nhiên và chất lượng nguồn nước.

- Quá trình xây dựng với các vật liệu phế thải, nước thải và lượng xăng dầu nhất định trong quá trình vận hành từ các thiết bị xây dựng không được xử lý có thể sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.

- Du khách trong hành trình du lịch xả thải bừa bãi sẽ gây ô nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp khi tầng đất mặt bị rửa trôi dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.

+ Tác động đến môi trường không khí

- Ô nhiễm không khí do khí thải từ các loại máy xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch hoặc do tăng số lượng xe cộ và các phương tiện giải trí phục vụ du khách hoặc từ quá trình đốt các nguyên liệu năng lượng rắn (như củi, than...) để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của các cơ sở dịch vụ du lịch.

- Tiếng ồn do hoạt động của các thiết bị máy móc xây dựng các công trình dịch vụ du lịch, tăng số lượng xe cộ và các phương tiện vui chơi giải trí, do các hoạt động của du khách tập trung đông tại các điểm dịch vụ du lịch.

+ Tác động đến môi trường đất

- Việc thay đổi mục đích sử dụng đất để dành xây dựng khách sạn và các công trình dịch vụ du lịch sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên và các cơ cấu sử dụng đất khác.

- Rác thải không được thu gom và xử lý sẽ gây ô nhiễm tầng đất bề mặt và làm suy thoái môi trường đất.

- Một số khu vực cảnh quan tự nhiên có giá trị khi được sử dụng khai thác du lịch thường bị ngăn lại không cho dân địa phương vào vì chúng đã trở thành tài sản riêng của các khách sạn hoặc tư nhân kinh doanh ngành du lịch.

- Việc xây dựng các công trình du lịch hiện đại và kết cấu hạ tầng thường làm cho cảnh quan và các di tích xuống cấp về mặt thẩm mỹ kiểu cách và kiến trúc truyền thống. Lượng du khách quá đông đến thăm các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử cũng có tác động xấu đến môi trường đất tại đây do các hiện tượng giẫm đạp, sạt lở...

+ Tác động đến môi trường sinh học

- Các yếu tố gây ô nhiễm như rác thải, nước thải do tập trung nhiều tại một điểm tỷ lệ theo sự gia tăng lượng khách du lịch và không được xử lý đúng quy cách sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái dưới nước.

- Trong các khu vực nhạy cảm về môi trường, rác thải không được thu gom kịp thời gây khó khăn cho công tác bảo tồn vì ngoài việc gây ô nhiễm đến các thành phần môi trường khác, các chất phế thải sẽ thu hút các loài động vật ăn xác thối. Thêm nữa, rác thải là nguy cơ làm lây lan bệnh dịch, ảnh hưởng xấu đến sự sinh tồn, phát triển của hệ sinh thái tự nhiên cũng như của khách du lịch và người dân bản địa.

- Các hệ sinh thái vùng ngập và bán ngập ven sông bị chặt phá để xây dựng các công trình phục vụ du lịch.

- Nhu cầu của du khách về các loài động thực vật đặc hữu trong tự nhiên dẫn tới việc suy giảm, kiệt quệ nguồn thực phẩm tự nhiên do bị khai thác, đánh bắt quá mức để phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch.

- Các hoạt động du lịch và thể thao mặt nước như đi thuyền gắn máy tham quan, đua mô tô nước... là nguy cơ đe dọa đến nhiều loài sinh vật dưới nước.

- Việc sử dụng đất không hợp lý cho phát triển du lịch có thể ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường cảnh quan tự nhiên cũng như sinh hoạt của người dân địa phương.

* Tác động đến phát triển kinh tế: Hoạt động phát triển du lịch có 3 tác động tích cực đối với phát triển kinh tế:

- Tăng nguồn thu ngoại tệ mạnh tỷ lệ thuận với số lượng du khách gia tăng. - Tạo nhiều việc làm, đặc biệt với dân cư tại các vùng phát triển du lịch.

- Phát triển khu vực thông qua phát triển hạ tầng, đẩy mạnh đầu tư và giao lưu liên vùng, liên quốc gia.

Tuy nhiên, nếu không được xem xét một cách có cân nhắc, những tác động tích cực này lại thường không được đánh giá do có những vấn đề sau:

- Lượng ngoại tệ nhập vào không được tính rõ ràng vì ngành du lịch mang tính liên ngành, các khoản thu được tính vào lợi ích của nhiều ngành kinh tế khác như giao thông, thương mại, nông lâm ngư nghiệp, xây dựng...

- Đầu tư khá tốn kém nếu chỉ xét về mặt phát triển hạ tầng ở địa phương.

- Du lịch có thể là một nhân tố làm mất sự ổn định về sinh thái ở một số khu vực riêng biệt.

- Phát triển của một số hoạt động kinh tế và sự ổn định về xã hội sẽ phụ thuộc vào ngành du lịch, đặc biệt là vào tính thời vụ của hoạt động du lịch.

- Các việc làm tạo ra từ phát triển du lịch không đem lại kết quả như mong muốn cho dân cư địa phương nếu như không có biện pháp đào tạo nghề phù hợp và quản lý được sự di dân tự do.

* Tác động đến chất lượng cuộc sống: Do đặc tính riêng, du lịch không chỉ là một ngành kinh tế thuần túy mà còn bao gồm các khía cạnh chính trị, văn hóa, xã hội, y tế, môi trường. Do đó điều quan trọng phải hiểu rằng khi đánh giá tác động của hoạt động du lịch cần chú ý đến không chỉ các hệ quả kinh tế dễ thấy như thu nhập và ngoại tệ, mà còn có các hệ quả phi kinh tế khó nhận biết được, như sức khỏe và các yếu tố văn hóa xã hội.

Khi hoạt động du lịch gia tăng vượt quá khả năng kiểm soát chặt chẽ có thể sẽ dẫn đến sự xuống cấp của môi trường, do vậy có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và phúc lợi của cả du khách và dân địa phương. Ở đây trình bày một số tác động qua lại giữa du lịch và sức khỏe và chỉ ra những lĩnh vực, nơi mà hoạt động du lịch đã tác động đến sức khỏe của du khách cũng như của dân bản địa, xét về mặt tiêu cực và tích cực.

Hoạt động du lịch ngày càng phát triển đã dẫn tới việc tăng đáng kể lượng thực phẩm tiêu thụ tại điểm du lịch. Thực phẩm nếu chỉ được quản lý về mặt cung cấp theo số lượng mà không được quan tâm đến chất lượng thì có thể trở thành một kênh lây lan các bệnh truyền nhiễm như thương hàn, kiết lỵ trực khuẩn, kiết lỵ amip, dịch tả, bạch hầu và lây nhiễm liên cầu khuẩn...

Xúc tiến và mở rộng du lịch có thể sẽ là nguy cơ gián tiếp gây ra việc lan truyền những căn bệnh "thế kỷ" dễ lây lan như AIDS, SARS... và còn là điều kiện để lớp trẻ kém hiểu biết theo đuổi nghề mại dâm để kiếm tiền một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đối với du khách, quá trình truyền bệnh diễn ra theo cả hai hướng: truyền cho và nhận lại từ người dân nước sở tại.

Các chủng tộc khác nhau có khả năng miễn nhiễm tự nhiên khác nhau đối với một số bệnh. Thông qua du lịch, người dân từ nơi này đến nơi khác có thể mang theo mình những vi sinh vật gây bệnh và gây nhiễm cho người bản địa có khả năng miễn dịch tự nhiên thấp hơn và do đó sẽ tăng khả năng mắc bệnh; và quá trình ngược lại cũng có thể xảy ra.

+ Vệ sinh môi trường

Việc phát triển nhanh chóng các hoạt động du lịch có thể làm cho điều kiện vệ sinh môi trường tại các khu du lịch trở nên xấu hơn do sự gia tăng lớn của các chất gây ô nhiễm (rác, nước thải, khí thải) và các điều kiện tại chỗ chưa đủ khả năng xử lý, thiếu nước cấp, trạng thái ồn ào, bụi bặm, tắc nghẽn giao thông. Môi trường vệ sinh xấu sẽ là nguyên nhân cho bệnh dịch hoành hành và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của du khách và dân địa phương.

+ Các khía cạnh văn hóa xã hội

Những tác động về văn hóa và xã hội của du lịch được thể hiện góp phần thay đổi các hệ thống giá trị, tư cách cá nhân, quan hệ gia đình, lối sống tập thể, hành vi đạo đức, những lễ nghi truyền thống và tổ chức của cộng đồng. Nói cách khác, du lịch

tác động đến người dân địa phương trong quá trình họ quan hệ trực tiếp và gián tiếp với du khách. Khó có thể định lượng được ảnh hưởng văn hóa xã hội của du lịch vì phần lớn đó là tác động gián tiếp, cần theo dõi qua thời gian dài và thậm chí không thể lượng hóa được.

* Tác động tăng dân số học: Hoạt động phát triển du lịch là tác động đến việc thuyên chuyển và nhập cư sức lao động. Nhân công nhập cư là một hiện tượng phổ biến ở các khu du lịch. Dưới tác động đó, thành phần, cơ cấu, mật độ phân bố và nhiều chỉ tiêu dân số học liên quan đều bị thay đổi.

* Tác động về nghề nghiệp: Về mặt kinh tế, du lịch tồn tại dưới dạng tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ, do đó có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến cơ hội kinh doanh và việc làm. Du lịch phát triển tạo ra việc làm có những ảnh hưởng tích cực làm cho xã hội ổn định, bao gồm:

- Tạo thêm sự gắn kết và ngăn chặn sự tan rã của các cộng đồng địa phương. - Giảm bớt lượng nhân công lao động bỏ quê hương đi nơi khác tìm việc làm. - Củng cố tính đồng nhất và lòng tự hào về di sản của địa phương qua việc

cung cấp những sản phẩm mỹ nghệ và thủ công nghiệp cho khách du lịch. Du lịch cũng ảnh hưởng đến cách thức làm việc. Nét đặc biệt của hoạt động du lịch là làm thêm ngoài giờ, nhiều loại việc làm và tính thời vụ. Việc phát triển các hoạt động du lịch sẽ làm giảm bớt các hoạt động ngành nghề truyền thống ở địa phương (cả về tính chất, thời gian và nhân công tham gia làm việc), nhưng lại phát triển một số những nghề mới liên quan đến dịch vụ du lịch.

* Chuyển biến về chuẩn mực xã hội: Quá trình tiếp xúc giữa du khách và người dân địa phương gây lên sự thay đổi về xã hội, đặc biệt là trong xã hội biệt lập. Thông qua sự giao lưu đó, nhiều nét tương đồng về chuẩn mực xã hội sẽ có tác dụng tích cực vì tính cộng hưởng, nhưng những nét khác biệt thì sẽ phải chịu 2 loại tác động ngược chiều nhau, có thể sẽ được nhấn mạnh vì đó là những nét đặc trưng, nhưng cũng có thể sẽ bị lu mờ dần đi nếu như bị đồng hóa.

Dưới một góc độ khác, quan niệm của xã hội về giới cũng có những thay đổi theo chiều hướng tích cực. Báo cáo kinh tế của Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO cho thấy nhiều công việc trong ngành du lịch do phụ nữ đảm nhiệm. Điều này đã làm

thay đổi cách nhìn nhận về vai trò truyền thống của phụ nữ trong xã hội, đặc biệt là đối với các quốc gia Hồi giáo, Nho giáo và Phật giáo.

* Thay đổi phương thức tiêu dùng: Phát triển du lịch đồng thời có những tác động tích cực và tiêu cực đối với phúc lợi và phương thức tiêu dùng của người dân tại các khu du lịch (Bảng 22).

Bảng 22: Tác động của hoạt động du lịch đối với phương thức tiêu dùng

Tác động tích cực Tác động tiêu cực

- Tăng mức sống cùng với việc cải thiện kết cấu hạ tầng (đường xá, cầu cống, sân bay, bến tàu) hỗ trợ du lịch. - Tăng sức mua các sản phẩm của địa phương.

- Tăng thu nhập của người dân địa phương.

- Tăng mức sống vật chất do thu nhập và nhu cầu tăng lên.

- Tăng giá hàng và nguyên vật liệu sinh hoạt.

- Thiếu hàng hóa và thực phẩm truyền thống.

* Tác động về văn hóa: Hoạt động du lịch tác động đến văn hóa theo hai hướng. Hướng thứ nhất, du lịch có thể là phương tiện bảo tồn nền văn hóa truyền thống, trong khi hướng thứ hai lại tác động ngựơc lại. Du lịch đảm bảo cho du khách có cơ hội tốt để gặp gỡ và tiếp xúc với dân địa phương có tiếng nói, cách nghĩ và nếp sống khác hẳn. Du lịch cũng chấp nhận các hình thức giao lưu văn hóa khác nhau, kể cả trao đổi quan điểm và luyện tập các thứ tiếng khác.

Ngoài ra, ảnh hưởng của hoạt động phát triển du lịch đến văn hóa còn bao gồm:

- Kiến trúc truyền thống thay đổi theo thị hiếu của du khách.

- Cố ý tạo ra "nền văn hóa tiêu biểu" và trong một số trường hợp biến các lễ hội ở đình chùa thành các loại hình trình diễn cho du khách nước ngoài xem.

- Thay đổi cách nghĩ, quan niệm truyền thống để làm cho nền văn hóa địa phương thích nghi với khẩu vị, đáp ứng thị hiếu của du khách.

- Tạo ra tình trạng chật chội, mất vệ sinh và có thể làm mất tính trang trọng đối với các nghi thức tôn giáo thiêng liêng truyền thống trong các lễ hội.

- Nhu cầu của du khách về vật kỷ niệm, các đồ thủ công mỹ nghệ, các văn hóa phẩm đều có tác dụng tích cực và tiêu cực đối với văn hóa truyền thống , ví dụ như:

Một phần của tài liệu Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 (Trang 125 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w