Đặc điểm kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị du lịch tại Vườn Quốc Gia Cát Bà (Trang 27 - 28)

Phần 2: Tổng Quan Về Vườn Quốc Gia Cát Bà

2.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hộ

Tương truyền xưa kia tên đảo là Các Bà, là hậu phương cho Các Ông theo Thánh Gióng đánh giặc Ân. Ở thị trấn Cát Bà hiện nay có đền Các Bà. Các bản đồ hành chính thời Pháp thuộc (như bản đồ năm 1938) còn ghi là Các Bà. Như vậy có lẽ tên gọi Các Bà đã bị đọc chệch thành Cát Bà. Trước đây đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Bà, năm 1977 mới sáp nhập với huyện Cát Hải thành huyện Cát Hải mới. Trước đây đảo thuộc tỉnh Quảng Yên, sau thuộc khu Hồng Quảng, đến năm 1956 mới chuyển về thành phố Hải Phòng. Thị trấn Cát Bà hiện nay là huyện lị huyện Cát Hải. Trước năm 1945, thị trấn Cát Bà là phố Cát Bà, rồi đại lý Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, tỉnh Quảng Yên. Sau năm 1945, trở thành thị xã Cát Bà. Đến năm 1957 thị xã Cát Bà đổi thành thị trấn và huyện Cát Bà mới thành lập. Cát Bà còn có di chỉ Cái Bèo thuộc nền văn hoá Hạ Long, dân cư đã sinh sống cách đây 6475 - 4200 năm.

Xung quanh khu vực Vườn Quốc Gia có 48 hộ dân, 202 khẩu, có 23 hộ nghèo, 30% là nhà tranh, nhà tôn, ngói, tường gỗ thô sơ chiếm gần 70%. Đa số cư dân tới đây đều là người Kinh, theo lời kêu gọi đi ra lập vùng kinh tế mới, đến khai thác đất hoang và thành lập nên các xóm làng, khu dân cư sinh sống. Nhân dân địa phương, đa số là nghèo, dân số tăng nhanh, dân trí thấp, họ cho rằng việc thành lập khu bảo tồn không đem lại lợi ích gì cho họ, mà chỉ bị thiệt vì họ không được tự do khai thác một phần tài nguyên thiên nhiên như trước, trong lúc đó có một số khu bảo tồn làm ăn khấm khá, do tổ chức du lịch, có dự án, lấy thêm nhân viên cho khu bảo tồn mà họ không được tham gia và cũng không được chia sẻ mối lợi có được từ khu bảo tồn.

Một số khu vực nằm sát biển tiện cho nghề nghiệp đánh bắt. Do đặc điểm sống gắn bó với biển nên chèo thuyền, đua thuyền là sinh hoạt văn hoá, hội đua thuyền chính là ngày hội xuống nước của các làng chài. Chính ở nơi đầu sóng ngọn gió, với sức sống, tinh thần lao động sáng tạo, người dân ở đây đã để lại những giá trị văn hoá độc đáo. Công việc làm ăn khấm khá nhất có lẽ là khai thác dịch vụ du lịch, chủ yếu là mở hàng quán, bán đồ ăn, quà lưu niệm, trông đồ, bán dụng cụ du lịch. Bên cạnh đó, hướng dẫn viên cũng là ngành “ăn nên làm ra” tại khu vực này. Những người trẻ biết ngoại ngữ có thể kiếm tiền tốt nhờ vào số lượng khách du lịch nước ngoài dồi dào quanh năm, đặc biệt vào mùa hè, mùa du lịch từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 9.

Chính quyền thành phố cũng đang xem xét tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, thu hút mọi nguồn lực và xã hội hoá trong công tác đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội. Thời gian qua, đã có nhiều dự án: Cơ sở hạ tầng, du lịch, thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế, thể thao trên địa bàn đang được đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng, tuy nhiên chính quá trình triền khai chưa đồng bộ lại đem đến nhiều khó khăn, trở ngại về phía người dân

Một phần của tài liệu Áp dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị du lịch tại Vườn Quốc Gia Cát Bà (Trang 27 - 28)