Công tác bố trí và sử dụng lao động:

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành tại Công ty Cổ phần tập đoàn NTT (Trang 36 - 40)

- HĐQT: Bao gồm những người có số vốn góp cao trong công ty, số thành viên trong HĐQT thấp nhất là 11 người, trong công ty NTT số thành viên là 15 người HĐQT có

2. Thực trạng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần tập đoàn NTT:

2.2 Công tác bố trí và sử dụng lao động:

Chúng ta đều biết, lao động là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động lao động sản xuất kinh doanh. Việc quản lý và sử dụng lao động có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định, chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Do tầm quan trọng của lao động trong kinh doanh nên Công ty đã có những biện pháp tổ chức khoa học trong việc bố trí và sử dụng lao động sao cho linh hoạt và phù hợp với yêu cầu của công việc.

Bảng 2.2: Phân tích tình hình biến động lao động

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2005 2006 Số tuyệt đối Số tương đối (%)

Tổng số lao động 212 257 +45 +21,2

Lao động trực tiếp 167 207 +40 +23,9

Lao động gián tiếp 45 50 +5 +11,1

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của công ty)

Qua bảng trên ta thấy tổng số lao động của Công ty năm 2006 tăng so với năm 2005 là 19 người tương đương 21,2%. Cụ thể năm 2005 số lao động trực tiếp của công ty là 167 người nhưng sang năm 2006 tổng số lao động trực tiếp này là 207 người. Vậy năm 2006 tổng số lao động trực tiếp đã tăng 40 người tương đương 23,9%. Trong khi đó số lao động gián tiếp trong năm 2005 là 45 người nhưng sang năm 2006 tổng số lao động gián tiếp đã tăng lên 45 người tương đương với 11,1%.

Qua phân tích hình lao động của công ty thấy số lượng lao động của công ty trong năm 2006 đã tăng 21,2% so với năm 2005 nhưng chủ yếu tăng ở số lao động trực tiếp. Nguyên nhân của sự gia tăng nay là vì số lao đông được đào tạo ra ngày một nhiều hơn, tức là thời gian trước đó đã có số người quan tâm đến làm du lịch tăng lên, đồng thời lúc này lại rơi vào đúng thời kỳ mà ngành du lịch Việt Nam đang phát triển mạnh, nhiều doanh nghiệp du lịch đang thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, cũng qua bảng 2 ta thấy rằng số lao đông trực tiếp đã tăng lên mức đangs kể, còn số lao động gián tiếp chỉ tăng lên mang tính xu hướng mà thôi, đây là một tín hiệu rất đáng mừng vì ngày càng có nhiều lao động được đào tạo bài bản trong các trường có uy tín ra trường có việc làm ngay. Đó là điều tất yếu khi mà ngành du lịch đang là một ngành mang lại thu nhập cao cho người lao động, cùng với đó là tính hấp dẫn mà chỉ riêng ngành du lịch mới có, đó là được đi nhiều, khám phá cảnh đẹp trên khắp đất nước cũng như những vùng miền nổi tiếng về cảnh đẹp và món ăn ngon trên khắp đất nước và toàn thế giới, hay là sự tìm hiểu về bản sắc văn hoá của các dân tộc khác nhau trên thế giới.

Bảng 2.3: Phân tích tình hình biến động theo giới tính

Chỉ tiêu năm Chênh lệch

2005 2006 Số tuyệt đối Số tương đối (%)

Tổng số lao động trực tiếp 212 257 45 +21,2

Lao động nam 56 70 14 +25,0

Lao động nữ 156 187 31 +19,8

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của công ty)

Qua bảng ta thấy tổng số lao động trực tiếp của Công ty năm 2006 đã tăng so với năm 2005 là 45 người tương đương 21,2%. Cụ thể năm 2005 số lượng nam là 56 người, lao động nữ là 156 người. Sang năm 2006 số lượng lao động nam là 70 người, lao động nữ là 187 người. Vậy trong năm 2006 số lao động nam tăng so với năm 2005 là 14 người tương đương 25,0%; số lao động nữ tăng 31 người tương đương 19,8%. Trong năm 2006 ta thấy lao động nữ chiếm 187 người tương đương 72,7%. Đây là một tỷ lệ tương đối hợp lý vì nó phù hợp với ngành kinh doanh dịch vụ một ngành đòi hỏi ngoài chuyên môn ra cần phải có sự cần cù, tỉ mỉ của đội ngũ lao động.

Bảng 2.4: Cơ cấu lao động toàn Công ty

Đơn vị tính: Người

Độ tuổi Năm 2005 Năm 2006 So sánh

Tuyệt đối Tương đối %

Trên 40 52 32 -20 -38,5

30-40 115 95 -20 -17,4

Dưới 30 45 130 85 +188,8

Tổng 212 257 45 +21,2

(Nguồn: Trích báo cáo nhân sự của Công ty)

Qua bảng trên chúng ta thấy, tổng số lao động của Công ty năm 2005 là 212 người đến 2006 số lao động của Công ty là 257 người. Vậy năm 2006 số lao động đã giảm 45 người tương đương với 21,2%. Trong đó số lao động có độ tuổi trên 40 tuổi giảm 20 người tương đương 38,5%, và số người ở độ tuổi 30- 40 tuổi giảm 20 người tương đương với 17,4%. Ngược lại số người ở độ tuổi dưới 30 lại tăng 85 người tương đương với 188,8%. Điều này có nghĩa là số lao động có độ tuổi trung bình là tương đối thấp. Số lao động này còn trẻ và đang ở độ tuổi lao động, họ chính là những người rất năng động, nhiệt huyết với công việc và rất phù hợp với đặc thù của ngành du lịch. Đó là những người lao động còn trẻ có sức khoẻ phù hợp với cường độ lao động cao và có thể chịu sức ép của xã hội về công việc.

Sự thay đổi cơ cấu lao động chứng tỏ Ban giám đốc của Công ty đã có những chính sách hết sức hợp lý. Số lượng lao động có độ tuổi trên 40 tuổi đã giảm nhưng vẫn giữ một lượng vừa đủ vì đây là những người có kinh nghiệm, có kiến thức. Họ chính là những người

sẽ dìu dắt và truyền lại những kinh nghiệm cho lớp trẻ và Công ty tránh được tình trạng giảm hàng loạt lao động đến độ tuổi về hưu hoặc thuyên chuyển công tác.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành tại Công ty Cổ phần tập đoàn NTT (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w