Kết quả điều trị:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 bằng mediator tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên (Trang 46 - 71)

Bảng 3.13. Các triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị

Nhóm Triệu chứng Mediator n = 39 Không Mediator n = 39 Trƣớc Sau p Trƣớc Sau p Ăn nhiều 87,2% 38,5% <0,05 84,6% 33,3% <0,05 Uống nhiều 92,3% 30,8% <0,05 84,6% 38,5% <0,05 Đái nhiều 92,3% 46,2% <0,05 92,3% 43,6% <0,05 Gầy sút 87,2% 30,8% <0,05 76,9% 35,9% <0,05 Đau ngực 53,8% 23,1% >0,05 53,8% 25,6% >0,05 Tê bì, RLCG 69,2% 41,0% >0,05 76,9% 66,3% >0,05 Mất ngủ 71,8% 20,5% <0,05 74,4% 41,0% >0,05 Táo bón 40,5% 7,7% <0,05 23,1% 7,7% >0,05 Đau đầu 64,1% 35,9% >0,05 59,0% 30,8% >0,05 Nhận xét: các triệu chứng lâm sàng ở 2 nhóm đều giảm đi sau điều trị, giảm táo bón và mất ngủ ở nhóm dùng Mediator có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Bảng 3.14. So sánh kết quả kiểm soát đường huyết ở 2 nhóm sau điều trị Nhóm Đƣờng huyết (mmol/l) Mediator (n = 39) Không Mediator ( n = 39 ) p Trước điều trị 13,37  4,51 13,78  4,64 > 0,05 Sau điều trị 7,73  1,95 8,09  2,55 > 0,05

Nhận xét: đường huyết lúc đói sau điều trị nhóm dùng Mediator là (7,73  1,95 mmol/l), so với nhóm không dùng Mediator là (8,09  2,55 mmol/l), không có sự khác biệt với p>0,05.

Bảng 3.15. Kết quả thay đổi hàm lượng lipid máu sau điều trị nhóm uống ( Mediator) Nhóm Lipid máu (X  SD) Mediator p Trƣớc điều trị Sau điều trị

CT TP (X  SD) 6,55  1,18 5,34  1,04 >0,05 Triglycerid (X  SD) 4,27  2,23 3,33  2,00 <0,05 HDL - C (X  SD) 1,22  0,33 1,44  0,35 <0.05 LDL - C ( X  SD) 3,62  1,15 2,94  1,02 >0,05 CTTP/HDL– C ( X  SD) 5,66  1,79 3,91  1,17 <0,05

Nhận xét: hàm lượng cholesterol toàn phần, LDL – C sau điều trị có giảm không có sự khác biệt với p>0,05, giảm hàm lượng triglycerid, tăng HDL – C, có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Bảng 3.16. Kết quả thay đổi hàm lượng lipid máu sau điều trị nhóm (không dùng Mediator)

Nhóm

Lipid máu (X  SD)

Không Mediator

p Trƣớc điều trị Sau điều trị

CT TP (X  SD) 6,20  1,35 5,98  1,10 >0,05

TG ( X  SD) 3,87  2,17 3,75  2,08 >0,05

HDL - C (X  SD) 1,32  0,37 1,25  0,35 >0,05 LDL - C ( X  SD) 3,49  1,25 3,36  1,03 >0,05 CTTP/HDL–C (X  SD) 5,28  1,72 5,34  1,51 >0,05

Nhận xét: kết quả sau điều trị hàm lượng các thành phần lipid máu có giảm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Bảng 3.17. So sánh hàm lượng lipid máu sau điều trị ở 2 nhóm Nhóm Lipid (X SD) Mediator n = 39 Không dùng Mediator n = 39 p CTTP (mmol/l) 5,34  1,04 5,98  1,10 >0,05 TG (mmol/l) 3,33  2,00 3,75  2,08 <0,05 HDL - C (mmol/l) 1,44  0,35 1,25  0,35 <0,05 LDL - C (mmol/l) 2,94  1,02 3,36  1,03 >0,05 CT TP/HDL - C 3,91  1,17 5,34  1,51 <0,05

Nhận xét: cholesterol TP, LDL – C, sau điều trị giảm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05, HDL – C tăng và giảm tryglicerid ở nhóm nghiên cứu có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Bảng 3.18. Thay đổi hàm lượng lipid máu sau điều trị 2 nhóm

(Đơn vị: mmol/l)

Nhóm Thông số

Mediator n = 39 Không Mediator n = 39

Trƣớc Sau p Trƣớc sau p CT ≥ 5,2 38 26 > 0,05 31 31 >0,05 TG ≥ 2,3 33 25 < 0,05 29 29 >0,05 HDL - C ≤ 0,9 14 1 < 0,05 15 13 >0,05 LDL - C ≥ 3,5 22 12 > 0,05 21 19 >0,05 CT/ HDL - C ≥ 5 22 7 < 0,05 20 16 >0,05

Nhận xét: sau điều trị hàm lượng các thành phần lipid máu ở nhóm dùng Mediator đều có thay đổi có lợi trong đó tăng HDL - C và giảm triglycerid, giảm tỷ số CT/ HDL - C có ý nghĩa thống kê với p <0,05, nhóm không dùng Mediator có thay đổi không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Bảng 3.19. Chức năng gan thận trước và sau điều trị ở nhóm uống Mediator Nhóm Chỉ số sinh hóa Mediator Trƣớc Sau p SGOT (X  SD) 28,05  12,42 27,97  11,47 >0,05 S GPT (X  SD) 31,03  12,79 31,82  14,03 >0,05 Creatinin (X  SD) 90,41  17,75 91,46  19,88 >0,05

Nhận xét: chức năng gan thận ở nhóm dùng Mediator trước sau điều trị không có sự khác biệt với P>0,05.

Bảng 3.20. tương quan giữa một số thông số Lipid với BMI, Glucose TDT, SGOT, SGPT, Creatinin,

Chỉ số BMI Glucose TDT SGOT SGPT Creatinin

HDL-C (N=78) r - 0,107 - 0,69 0,007 0,038 0,009 P 0,353 0,549 0,952 0,742 0,941 Triglycerit (N=78) r 0,28 0,009 0,303 0,098 0,036 P 0,809 0,937 0,007 0,392 0,757

Nhận xét: triglycerid có tương quan thuận SGOT với r = 0,3, p<0,05. HDL – C Tương quan nghịch với glcose trước điều trị

Chƣơng 4 BÀN LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có rối loạn chuyển hoá lipid máu

Qua nghiên cứu 78 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có rối loạn chuyển hoá lipid máu, điều trị tại khoa Nội bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ tháng 6 - 2006 đến tháng 6 - 2007 chúng tôi nhận thấy:

* Tuổi và giới:

- Tuổi: trong nghiên cứu của chúng tôi qua kết quả (bảng3.1) tuổi trung bình (năm) của bệnh nhân 58,22 ± 9,74 người có tuổi thấp nhất là 40 tuổi , cao nhất là 79 tuổi, độ tuổi gặp nhiều nhất là 50 - 59 chiếm 42,3% không có sự khác biệt về tuổi giữa 2 nhóm nghiên cứu.

Nghiên cứu của chúng tôi về phân bố độ tuổi trong 2 nhóm nghiên cứu cũng phù hợp với nghiên cứu của một số tác gỉa khác, cũng có nhận xét tương tự như chúng tôi, về đặc điểm lứa tuổi, đó là tuổi hay gặp trên 50 tuổi và nhiều nhất ở độ tuổi 50 - 59 [19], [22], [37].

- Giới: nghiên cứu về đặc điểm và dịch tể học của bệnh ĐTĐ týp 2 đã có nhiều tác giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam quan tâm, các nghiên cứu này được tiến hành tại bệnh viện, hoặc tại cộng đồng, thì kết quả thu được đã có những đặc điểm khác nhau nhất định.

Trong nghiên cứu ở 78 bệnh nhân 2 nhóm của chúng tôi, gặp tỷ lệ nữ nhiều hơn nam sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05, sự khác biệt này giải thích có lẽ liên quan đến hoạt động thể lực và thể trạng béo phì ở nữ thường nhiều hơn nam.

Tỷ lệ nữ gặp nhiều hơn nam phù hợp với một số nghiên cứu, theo Marsia.j và cộng sự, ở Mỹ tỷ lệ mắc đái tháo đường ở nữ cao gấp (3 - 4) lần

so với nam nhưng ở Malaysia, Nhật Bản, Ấn Độ, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở nam cao hơn nữ [1], tại Việt Nam nhiều nghiên cứu cũng cho các kết quả tương đối khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo giới.

Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ đái tháo đường theo giới với một số tác giả

Tác giả Năm Nam

(%)

Nữ (%)

Địa điểm nghiên cứu Nguyễn Kim Lương 2001 100 0 Bệnh viện Quân đội 103 Trần Hữu Dàng 2003 36,6 63,4 Bệnh viện Đa khoa Trung

ương Huế

Phạm Thị Thuý 2003 70,4 29,6 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương

Nguyễn Thị Thu Minh 2003 41,9 58,1 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Bùi Thế Bừng 2004 51,9 48,1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang Triệu Quang Phú 2006 62,0 38,0 Bệnh viện Đa khoa

tỉnh Lạng Sơn

Trần Vĩnh Thuỷ 2007 23,1 76,9 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Như vậy các kết quả nghiên cứu có khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ, tại cộng đồng cũng như tại bệnh viện, nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ nam/nữ là 18/78 nam (chiếm 23,1%) nữ (chiếm 76,9%), so với các nghiên cứu trên nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ nữ cao hơn có lẽ nó phù hợp với một số nghiên cứu về tỷ lệ béo phì ở nữ nhiều hơn nam, và phù hợp với đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường týp 2 có rối loạn chuyển hoá lipid, bệnh nhân đái tháo đường là nữ thường bị rối loạn chuyển hoá lipid.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, chủ yếu bệnh nhân có thời gian mắc bệnh từ (1 - 5 năm), chiếm 71,8%, ở độ tuổi (40 - 49) chỉ gặp bệnh nhân mắc bệnh dưới 1 năm ở độ tuổi >70 thời gian mắc bệnh trên 5 năm là cao nhất (46,7%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Một số tác giả khác cũng có kết quả như chúng tôi đó là thời gian mắc bệnh chủ yếu từ 1 - 5 năm [3], [32],[36], điều này cũng phù hợp với nhận định chung về tình hình mắc bệnh đái tháo đường hiện nay trên toàn thế giới là, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ không ngừng gia tăng [2].

Qua nghiên cứu những bệnh nhân vào điều trị tại bệnh viện chúng tôi thấy rằng, bệnh ĐTĐ là bệnh mạn tính do vậy rất nhiều bệnh nhân, mắc bệnh đái tháo đường lâu năm thường điều trị ngoại trú, một số tự điều trị (vì rất nhiều lý do khác nhau) bệnh nhân chỉ đến viện điều trị khi bệnh mới được phát hiện hoặc có diễn biến, hoặc có biến chứng nặng, chính điều này giải thích vì sao tỷ lệ bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có thời gian mắc bệnh chủ yếu là từ 1 - 5 năm.

* Phân loại thể trạng theo BMI ở đối tượng nghiên cứu cho thấy 67,95 % số bệnh nhân có thể trạng béo phì có 32,05 % thể trạng trung bình điều này cho thấy tình trạng thừa cân béo phì song hành với bệnh ĐTĐ týp 2 có rối loạn chuyển hoá lipid.

Béo phì và ĐTĐ từ lâu đã được nhiều tác giả cho rằng là hai bệnh đi kèm với nhau, béo phì được coi là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ, các công trình nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã khẳng định rằng tăng cân quá mức, nhất là béo phì nói chung hay là béo phì dạng nam nói riêng, là làm tăng tỷ lệ bệnh tật, tỷ lệ tử vong, giảm khả năng lao động là một thực trạng mà xã hội phát triển đang phải đối mặt, qua nghiên cứu của một số tác giả trong nước, và một số tác giả châu Á khác cho biết đa số bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có thể trạng trung bình [8], [15], [47], [51].

Khác so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả châu Âu, Mỹ như lorenri M, Orlan M.J (1998) là 70% bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có thể trạng béo phì. Theo John H Karam và Peter h Fosham thì tỷ lệ này là 85% [50], [52], Theo Badie C và cộng sự [39], ở châu Âu béo phì thấy ở 80 % bệnh nhân ĐTĐ týp 2, béo phì đặc biệt là béo trung tâm là một trong những yếu tố liên quan đến vữa xơ động mạch, và ĐTĐ thông qua sự kháng insulin, ở người béo bụng, các tế bào mỡ tạng, tăng hoạt động phân giải, giải phóng nhiều acid béo tự do vào hệ thống tĩnh mạch cửa các acid này ảnh hưởng đến một chuỗi quá trình chuyển hoá ở gan [57].

Nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân có thể trạng béo phì là 67.95 % có lẽ đây là đặc điểm chung của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có rối loạn chuyển hoá lipid.

* Triệu chứng lâm sàng:

Bệnh nhân khi được phát hiện là ĐTĐ týp 2 ngoài các triệu chứng cổ điển thường gặp là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sút, thì triệu chứng lâm sàng còn biểu hiện rất đa dạng phong phú như: đau đầu, mệt mỏi, tê bì, rối loạn cảm giác, đau tức ngực, khó ngủ. Tuy nhiên khi bệnh nhân đến với chúng tôi ít khi gặp đầy đủ các dấu hiệu lâm sàng (ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sút). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ các triệu chứng thường gặp là: uống nhiều 88,5%, tiểu nhiều gặp ở 92,3%, ăn nhiều và gầy sút gặp ở 82,1%, khó ngủ gặp 73,1%, các triệu chứng lâm sàng ở đối tượng nghiên cứu của chúng tôi tương tự một số nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Thị Bích Đào (2000) [8], Thái Hồng Quang (1989) nghiên cứu 120 bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ ở viện Quân Y 103 cho thấy 93,3% số các bệnh nhân có các triệu chứng cổ điển của bệnh ĐTĐ (ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sút), Nguyễn

Thị Thu Minh (2003) thấy tỷ lệ này là 83,7%[21], Triệu Quang Phú (2006) gầy sút 90% [23].

Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi về triệu chứng lâm sàng của ĐTĐ cũng tương tự như một số nghiên cứu của các tác giả khác, các triệu chứng cổ điển như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sút, tuy nhiên có một số bệnh nhân đái tháo đường không có triệu chứng lâm sàng, phần lớn các trường hợp bệnh phát triển từ từ, âm thầm, không bộc lộ các triệu chứng lâm sàng, đa số các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh được phát hiện là nhờ làm xét nghiệm máu trong khám sức khỏe định kỳ. Đôi khi phát hiện được bệnh đái tháo đường týp 2 ở bệnh nhân đến khám bệnh với các lý do khác, qua đó cho thấy tỷ lệ bệnh ĐTĐ đang ngày càng phát triển song sự hiểu biết của cộng đồng về bệnh này còn rất hạn chế, và chưa được quan tâm đúng mức vì vậy vấn đề này cần có chiến lược tuyên truyền giáo dục rộng rãi cho cộng đồng để có thể phát hiện và điều trị sớm, nhằm mục đích giảm thiểu các biến chứng của đái tháo đường, việc kiểm tra đường máu định kỳ cho những người từ 40 tuổi trở lên là việc làm thiết thực cho việc phát hiện sớm bệnh không nên đợi đến khi có các triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường cổ điển mới đi khám thì sẽ muộn và đã có nhiều biến chứng rồi. Ngoài triệu chứng kinh điển 4 nhiều thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường trong nhóm nghiên cứu còn thường gặp các triệu chứng tê bì RLCG 73,1%, khó ngủ 73,1%, đau đầu 62,85, đau ngực 51,3%, phải chăng những biểu hiện trên là đặc điểm riêng cho tình trạng rối loạn chuyển hoá lipid những triệu chứng này chưa được mô tả về bệnh đái tháo đường trong các y văn cũ.

4.2. Đặc điểm rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2

Kết quả một số nghiên cứu trên thế giới như:

- Nghiên cứu của Stinson JC và cộng sự [55], đã chứng minh rằng tăng insulin máu sau ăn và tăng glucose sẽ làm tăng tổng hợp cholesterol TP lên

tới 51,4% nếu chỉ tăng insulin máu hoặc tăng glucose máu đơn thuần sẽ không có hiện tượng này, vậy với bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đã có tăng insulin cần kiểm soát tốt đường huyết để hạn chế tổng hợp cholesterol, theo Mustaffa BE [52], 29% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 ở Malaysia có tăng cholesterol > 6,5mmol/l, Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu của Trần Đức Thọ và cộng sự [6], [34], [35], từ năm (1996–1999) cho thấy 100% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có rối loạn lipid, trong đó tăng hàm lượng triglycerid > 2,3 mmol/l, gặp 81, 82%, hàm lượng HDL - C < 0,90 mmol/l gặp 91,89%, tỷ lệ cholesterol toàn phần/ HDL - C > 5 gặp 94,59 %, Đỗ Thị Mỹ Hạnh và Phạm Thị Thu Vân nghiên cứu trên 55 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 ở bệnh viện Đà Nẵng năm 1999 thấy 43,6% bệnh nhân có rối loạn chuyển hoá lipid máu [13]. Lê Huy Liệu và cộng sự [48], nghiên cứu trên 891 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấy hàm lượng cholesterol TP > 5,2 mmol/l chiếm 56% số bệnh nhân.

- Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kim Lương cho thấy hàm lượng cholesterol TP trung bình ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là (5,28 ± 1,19 mmol/l), cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (4,41 ± 0,46 mmol/l) với p < 0,01 [19], thông số này ở nghiên cứu của Phạm Hoài Anh là (5,15 ± 1,26 mmol/l), kết quả này trong nghiên cứu của Bùi Thế Bừng là (5,23 ± 0,73 mmol/l) [3].

Các nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam đều có chung một nhận xét: có thể gặp (70% - 100%) bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có bất thường một hoặc nhiều thành phần lipid [9], đặc điểm nổi bật của bất thường lipid máu bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là tăng cholesterol toàn phần tăng hàm lựơng triglicerid, giảm hàm lượng HDL - C, tăng tỷ số cholesterol toàn phần trên HDL - C [4], [10], [55].

Quan sát 78 bệnh nhân ở 2 nhóm chúng tôi thấy sự rối loạn thành phần lipid máu cũng có những đặc điểm rối loạn tương tự các tác giả trên:

- Tỷ lệ cholesterol toàn phần ở giới hạn bệnh lý 2 nhóm nghiên cứu là: nhóm dùng Mediator có 97,4% bệnh nhân có tăng cholesterol toàn phần > 5,2 mmol/l, ở nhóm không dùng Mediator có 79,5% bệnh nhân có tăng cholesterol toàn phần > 5,2 mmol/l, tăng triglicerid ≥ 2,3 mmol/l, nhóm dùng Mediator là 84,6%, nhóm không dùng Mediator là 74,4%, giảm HDL - C ≤ 0,9 mmol/l, nhóm dùng Mediator là 35,9%, nhóm không dùng Mediator là 38,5%, tăng CT/HDL - C > 5 nhóm dùng Mediator là

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn chuyển hoá lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 bằng mediator tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên (Trang 46 - 71)