Đánh giá các mô hình chăn nuôi.

Một phần của tài liệu điều tra phân vùng sinh thái và đánh giá thực trạng khai thác cây thức ăn gia súc xã hùng sơn huyện đại từ - thái nguyên (Trang 100 - 103)

- Nhóm tiểu vùng sinh thái đất dốc dưới 150, cao so với mặt sông dưới 50m, rộng trên 5ha, đất thuộc loại trung bình có hàm lượng mùn 3,52%;

4.4.1.Đánh giá các mô hình chăn nuôi.

22 Rubiaceae Họ Cà phê

4.4.1.Đánh giá các mô hình chăn nuôi.

Để có thể đề xuất được mô hình chăn nuôi hợp lí cho xã chúng tôi tiến hành điều tra một số hộ chăn nuôi điển hình của xã như gia đình ông Nguyễn Ngọc Sơn và gia đình ông Dương Văn Hùng.

- Gia đình ông Nguyễn Ngọc Sơn, cuối năm 2004 mua 7 con bò vàng làm giống, 2005 mua thêm 6 con trong đó có1 đực giống laisind. Vùng chăn thả thường xuyên là các bãi ven sông. Bãi cỏ ven sông có năng suất và chất lượng khá tốt, năng suất có thể đạt 8 tấn/ha/năm đủ nuôi 1 bò trong cả năm với điều kiện có thức ăn bổ xung như gia đình ông Sơn. Gia đình ông Sơn trồng cỏ voi cuối năm 2004 với diện tích 0,15 ha, đến 2005 là 1 ha, sang 2008 chỉ còn 0,7 ha, cỏ không cắt theo lứa, chỉ cắt khi cần cho ăn bổ sung và thường là già, mùa hè (từ cuối tháng 3 đến tháng 9) cỏ trồng ít dùng. Mùa đông cho ăn thêm rơm và mua thân lá ngô già của dân cho ăn thêm, bò đẻ mùa đông ăn thêm bột. Hiệu quả thu nhập chăn nuôi của gia đình trình bày trong bảng 4.10. Qua số liệu bảng 4.10 ta thấy, gia đình ông Sơn đầu tư 43,2 triệu mua 13 con bò, sau 5 năm bán ra 38 con thu 151,5 triệu, bình quân thu nhập 21,6 triệu/năm (Sau khi đã trừ vốn đầu tư mua bò).

Trong phần lãi này bao gồm công chăn dắt, đầu tư cho đồng cỏ trồng, chuồng trại và các chi phí khác phục vụ cho chăn nuôi.

Bảng 4.10. Thu nhập từ chăn nuôi bò của gia đình ông Sơn.

Năm Mua vào (con) Giá (triệu đồng) Bán ra (con)

Giá (triệu đông) 2004 7 20 2005 6 23,2 3 9,5 2006 6 20 2007 10 35 2008 13 62 2009 6 25 Tổng cộng 13 43,2 38 151,5 Lãi 151,5 - 43,2 = 108,3 triệu/5 năm = 21,6 triệu/năm

Gia đình ông Nguyễn Văn Hùng nuôi bò từ cuối 2004 mua 3 con, vùng chăn thả thường xuyên là ven đường đi và rừng trồng, trồng cỏ voi từ 2005, diện tích là 2,5 sào, đất bờ đường và vườn nhà. Khi trồng có bón lót phân chuồng và hàng năm bón 1 lần phân chuồng. Cỏ cắt khi cần, không theo lứa, thường là cho ăn bổ sung. Mùa đông cho ăn thêm rơm, cây chuối, thân lá ngô già. Hiệu quả chăn nuôi được trình bày trong bảng 4.11. Số liệu bảng 4.11 cho thấy, gia đình Ông Hùng đầu tư ban đầu cho chăn nuôi là 10triệu, mua ba con bò, sau 5 năm bán 16 con và thu về 55 triệu, bình quân thu nhập từ chăn nuôi là 9 triệu/năm. Gia đình ông Hùng cũng chăn thả là chính, vùng chăn thả năng suất và chất lượng cỏ thuộc loại thấp vì vậy kết quả đem lại không cao.

Bảng 4.11: Thu nhập từ chăn nuôi bò

Năm Mua vào

(con)

Giá (triệu

đồng) Bán ra (con) Giá (triệu đông)

2004 3 10 2005 2 7 2006 3 9 2007 3 9 2008 4 15 2009 4 15 Tổng cộng 3 10 16 55

Lãi 55 triệu - 10 triệu = 45 triệu/5năm

= 9triệu /năm

Từ kết quả thu được của 2 gia đình ông Sơn và ông Hùng ta có một số nhận xét sau:

- Hai gia đình có sự giống nhau trong cách làm là nuôi bò thịt, chăn thả quanh năm để tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, có cỏ trồng để bổ xung khi cần, cỏ trồng chăm sóc và thu hái không theo quy trình, năng suất thấp, mùa đông bổ xung thức ăn thêm bằng rơm, thân lá ngô già…

- Ông Sơn vốn đầu tư ban đầu có lớn hơn ông Hùng, vốn mua bò cao gấp 4 lần, diện tích trồng cỏ cao gấp 10 lần, hiệu quả mang lại cao gấp 2,1 lần/năm.

- Ông Sơn có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn, bãi chăn thả là các thảm cỏ ven sông, có năng suất và chất lượng cao hơn, thời gian có thể khai thác các thảm cỏ dài hơn. Ông Hùng bãi chăn thả là ven đường đi và thảm cỏ dưới

rừng vì thế không thể đầu tư lớn được, năng suất chất lượng thảm cỏ đều kém, địa hình phức tạp nên gia súc kiếm ăn kém hơn.

- So sánh với nhiều nơi thì hiệu quả chăn nuôi của cả 2 ông đều chưa thật thoả đáng, về quy mô và mô hình có thể chấp nhận là mô hình nhà ông Sơn, nhưng cần có điều chỉnh khâu cung cấp thức ăn để có thể nâng hiệu quả lên gấp khoảng 3 lần nữa

Một phần của tài liệu điều tra phân vùng sinh thái và đánh giá thực trạng khai thác cây thức ăn gia súc xã hùng sơn huyện đại từ - thái nguyên (Trang 100 - 103)