CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH HAPRO
3.4.1. Kiến nghị với Nhà nước và Tổng cục Du lịch
Cần quán triệt một cách đúng đắn, toàn diện, đồng đều về chủ trương, đường lối, chính sách phát triển du lịch của Nhà nước đến các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội cho ngang tầm với yêu cầu phát triển của một ngành kinh tế mũi nhọn.
Hoàn thiện, đồng bộ và thường xuyên bổ sung các cơ chế, chính sách, nhất là chính sách xã hội hoá du lịch và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo cho sự phát triển du lịch phù hợp với yêu cầu thực tế trong nước và thông lệ quốc tế.
Điều chỉnh và hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước ngành Du lịch và công tác tổ chức cán bộ sao cho tương ứng với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển du lịch. Bởi vì, hiện nay hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về du lịch chưa thống nhất (Sở Du lịch, Sở Thương mại, Sở Thương mại-Du lịch) chưa đủ mạnh, một số Sở Thương mại-Du lịch mới chỉ có 1 hoặc 2 cán bộ chuyên trách về quản lý du lịch.
Đẩy mạnh công tác quản lý quy hoạch đối với một số công trình, cơ sở kinh doanh du lịch xây dựng không theo quy hoạch đã gây lãng phí, kém hiệu quả;
Tại một số điểm tham quan du lịch vẫn còn tồn tại tệ nạn ăn xin, bán hàng rong, đeo bám chèo kéo khách, cò mồi vận chuyển, hệ thống các khu vệ sinh chưa tốt, nhiều tài nguyên du lịch bị khai thác không đúng mục đích… Đề nghị các ngành các cấp có chức năng cần có những biện pháp đúng đắn nhằm khắc phục tình hình trật tự, trị an và vệ sinh môi trường để nơi đó trở thành một điểm du lịch lý tưởng có thể thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan.
Đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo lực lượng lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp trong Ngành nhằm nâng cao chất lượng đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của quá trình phát triển du lịch: Nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, đào tạo hướng dẫn viên tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc, những nghệ nhân và chuyên gia, cán bộ quản lý giỏi.
Đơn giản các thủ tập xuất nhập cảnh tại các sân bay. Tránh các thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian cũng là yếu tố gây ngại cho du khách khi đến Việt Nam. Trên hết là việc giáo dục cán bộ Hải quan có thái độ lịch sự nhã nhặn với khách. Cải cách cung cách phục vụ của các cơ quan tổ chức như thông tin bưu điện, các hãng lữ hành, các nhà hàng, ban quản lý di tích danh thắng cho phù hợp nhu cầu thị trường đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
Chuẩn bị tổ chức chu đáo các sự kiện năm 2003: Kỉ nệm 30 năm thành lập quan hệ Việt Nam Nhật Bản, Sea Games 22, liên hoan du lịch quốc tế tại Hà Nội.
Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá, mở văn phòng du lịch tại một số nước có thị trường lớn, khả năng thanh toán cao. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch ở trong nước và ngoài nước, phối hợp tốt hơn với các hệ thống thông tin đại chúng như Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Thông tân xã Việt Nam, các Báo và Tạp chí ở Trung ương và địa phương trong và báo chí nước ngoài, chú trọng tuyên truyền tại chỗ.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch và đẩy mạnh sự phối hợp liên ngành, liên vùng; khuyến khích các thành phần kinh tế huy động các nguồn vốn ở trong và ngoài nước đầu tư phát triển Du lịch; Tăng cường đào tạo phát triển nguồn nhân lực và giáo dục du lịch toàn dân.