CHƯƠNG 4 :LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 4.1 Địa điểm xây dựng trạm xử lý
4.5.2. Các phương án xử lý nước thải bệnh viện
Từ những yếu tố cơ bản trên có thể đề xuất 2 phương án để xử lý nước thải bệnh viện,và so sánh chọn một phương án thích hợp và có hiệu quả kinh tế-kỹ thuật để tính toán chi tiết các công trình đơn vị trong phương án xử lý đó.
Phương án 1
GVHD:TS.Đặng Viết Hùng Trang 39
SVTH:Trần Lê Lam Phương
Nước thải bệnh viện Song chắn rác Bể điều hoà Aerotank Bể lắng 2 Bể khử trùng Máy thổi khí Bể nén bùn Nước tách bùn Bùn tuần hoàn Sân phơi bùn Bể lắng 1
Hình 4.1 – Sơ đồ dây chuyền công nghệ phương án 1
+ Thuyết minh sơ đồ công nghệ phương án 1
Nước thải từ các khoa của bệnh viện theo mạng lưới thoát nước riêng,nước chảy qua mương dẫn có đặt song chắn rác,ở đây nước thải sẽ được loại bỏ các chất hữu cơ hoặc những chất có kích thước lớn như bao ni lông,ống chích,bông băng,vải vụn,… nhằm tránh gây tắc nghẽn các công trình phía sau.Sau đó nước thải được dẫn vào bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ,tránh hiện tượng quá tải vào các giờ cao điểm,do đó giúp hệ thống xử lý làm việc ổn định và giảm kích thước các công trình đơn vị tiếp sau.Trong bể điều hòa có bố trí hệ thống thổi khí nhằm xáo trộn hoàn toàn nước thải không cho cặn lắng trong bể đồng thời cung cấp O2 để giảm một phần BOD.Sau đó nước thải chảy vào bể lắng 1 nhằm lắng cặn lơ lửng và một phần
BOD.Sau đó nước thải sẽ được đưa vào bể Aerotank thực hiện quá trình phân hủy hiếu khí các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học ở dạng hòa tan và dạng lơ
lửng.Trong bể Aerotank được cấp khí và khuấy trộn nhằm tăng hàm lượng oxy hòa tan và quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải.Sau đó nước thải chảy vào bể lắng 2 để lắng cặn sinh học và bùn hoạt tính.Từ bể lắng 2 nước chảy sang bể khử trùng để loại các vi sinh vật gây bệnh trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Bùn hoạt tính từ bể lắng 2 một phần tuần hoàn lại vào bể Aerotank,phần còn lại được dẫn vào bể nén bùn.Tại bể nén bùn,bùn được tách nước để làm giảm độ ẩm của bùn, phần nước tách từ bùn sẽ được tuần hoàn vào bể điều hòa.Phần bùn từ bể nén bùn sẽ được vận chuyển ra sân phơi bùn để khử hoàn toàn nước và bùn này có thể sử dụng để làm phân bón.
+ Ưu điểm của phương án 1
- Công nghệ đơn giản; - Vận hành đơn giản;
- Giá thành đầu tư ban đầu thấp vì công nghệ chủ yếu là bê tông cốt thép.
+ Khuyết điểm của phương án 1
- Vi sinh va phát triển trong bể Aerotank thường rất chậm và sinh khối tạo ra không nhiều;
Phương án 2 : Rổ chắn rác
Bể lắng 1
Bể sinh học hiếu khí với giá thể nhúng chìm Bể lắng 2 Bể khử trùng Máy thổi khí Bùn tuần hoàn Chở đi nơi khác Clorine Nước thải bệnh viện Bể thu gom Bể phân hủy bùn Bể điều hòa
Hình 4.2 – Sơ đồ dây chuyền công nghệ phương án 2
+ Thuyết minh sơ đồ công nghệ phương án 2
Nước thải từ các khoa của bệnh viện theo mạng lưới thoát nước riêng,nước thải qua rổ chắn rác,tại đây nước thải sẽ được loại bỏ các tạp chất hữu cơ có kích thước lớn như bao ni lông,ống chích,bông băng,vải vụn, …nhằm tránh gây hư hỏng bơm và tắc nghẽn các công trình phía sau.Sau đó chảy vào bể thu gom.
Sau đó nước thải được bơm vào bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ,tránh hiện tượng quá tải vào các giờ cao điểm,do đó giúp hệ thống xử lý làm việc ổn định và giảm kích thước các công trình đơn vị tiếp sau.Trong bể điều hòa có bố trí hệ thống thổi khí nhằm xáo trộn hoàn toàn nước thải không cho cặn lắng trong bể đồng thời cung cấp O2 để giảm một phần BOD.
Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng cũng như nồng độ của nước thải vì là bệnh viện nên lưu lượng cũng như nồng độ của nước thải không ổn định,để từ đó có thể giúp cho các công trình phía sau hoạt động ổn định,đạt hiệu quả tốt.Nhằm tránh hiện tượng lắng cặn ở bể điều hòa nên cần phải có sục khí để khuấy trộn.
Từ bể lắng 1,nước thải được bơm vào vào bể xử lý sinh học hiếu khí với giá thể nhúng chìm.Ở bể này, hàm lượng BOD còn lại trong nước thải sẽ được xử lý tiếp với sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí.Hiệu quả khử BOD có thể đạt 85 - 90%. Không khí được cung cấp cho bể sinh học nhờ 2 máy sục khí hoạt động luân phiên.Trong bể sinh học hiếu khí có lắp đặt hệ thống vật liệu nhúng chìm trong nước thải bằng vật liệu nhựa.Các vi sinh vật trong bể sẽ bám dính vào bề mặt vật liệu tiếp xúc tạo thành lớp màng vi sinh vật.Nước thải mang những chất hữu cơ khi đi ngang qua và tiếp xúc với lớp màng vi sinh này sẽ được vi sinh vật dùng để làm thức ăn tồn tại và phát triển.Từ đó nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải được được giảm thiểu và ít ô nhiễm hơn.Ngoài ra, lớp màng vi sinh này còn tạo ra những vùng thiếu khí giúp cho quá trình khử Nitơ trong nước thải được tăng lên.
Nước sau đó tiếp tục tự chảy qua bể lắng 2,ở bể này các chất lơ lửng và những lớp màng vi sinh vật già cổi sẽ được giữ lại làm giảm hàm lượng SS.
Từ bể lắng 2 nước chảy sang bể khử trùng để loại các vi sinh vật gây bệnh bằng dung dịch Chlorin 5% trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.Dung dịch chlorine được bơm định lượng đưa vào đường ống thu nước, nhờ vào cấu tạo của đường ống thu nước và thời gian lưu nước mà chlorine có thể khuếch tán đều và đảm bảo tiệt trùng tốt. Chlorine là chất oxy hóa mạnh sẽ oxy hoá màng tế bào vi sinh gây bệnh và giết chết chúng.Thơì gian tiếp xúc để loại bỏ vi sinh khoảng 15-40 phút.Ngoài mục đích khử trùng,chlorine còn có thể sử dụng để giảm mùi.Hàm lượng chlorine cần thiết để khử trùng cho nước sau lắng từ 3-15mg/l .Hàm lượng Chlorine cung cấp vào nước thải ổn định qua bơm định lượng hóa chất.
Bùn từ bể lắng được tuần hoàn về bể sinh học tiếp xúc nhằm duy trì sinh khối trong bể và tăng hiệu quả xử lý của quá trình sinh học.Phần bùn dư được bơm qua bể tự hoại.Bùn dư được hút định kỳ..
Nước thải sau khi qua bể tiếp xúc chlorine đạt tiêu chuẩn xả ra nguồn tiếp nhận Đối với bệnh viện này, tiêu chuẩn xả thải áp dụng là: TCVN 7382:2004, mức II
+ Ưu điểm của công nghệ:
- Trong bể sinh học có bố trí vật liệu nhúng chìm bằng dây cước nhựa. Vật liệu này giúp tạo ra chủng vi sinh vật có thể khử được Nitơ và Photpho trong nước thải.
- Có thể xử lý triệt để hàm lượng Nito và photpho trong nước thải
+ Lựa chọn phương án xử lý thích hợp để tính toán
Dựa vào tính chất nước thải đầu vào, ưu - khuyết điểm của 2 phương án trên và mức độ cần thiết xử lý là đạt tiêu chuẩn mức II để thải vào nguồn tiếp nhận nên chọn phương án 2 được coi là phương án tốt nhất để tính toán.