Tham gia các Tổ chức Hội nghị về du lịch

Một phần của tài liệu Du lịch và tầm quan trọng của du lịch trong nền kinh tế quốc dân (Trang 54 - 56)

Thực hiện hợp tác đa phương, đa chiều. Đó là việc thành lập lên các tổ chức quốc tế ở khu vực và trên thế giới để giúp đỡ nhau cùng phát triển. Các tổ chức như Liên Hợp Quốc (UN) với mục đích duy trì nền hoà bình, an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự chủ, hợp tác trên mọi lĩnh vực. Ở Châu Âu có Cộng đồng Kinh tế chung Châu Âu EEC,với các quy định riêng về đồng tiền, chiến lược đường lối phát triển chung của các nước trong khối và các nước trong khối giúp đỡ nhau cùng phát triển. Ở Đông Nam Á có tổ chức ASEAN, bao gồm 11 nước thành viên trong khu vực Đông Nam Á, nhằm liên kết hợp tác để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước trong khu vực. Với mục đích giúp đỡ phát triển Du lịch trên phạm vi toàn thế giới, tổ chức Du lịch thế giới (WTO) được thành lập ngày 2/1975. Ở Đông Nam Á để phục vụ cho sự phát triển Du lịch, năm 1971 ASEAN thành lập Hiệp hội Du lịch của các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN - TA) và một loạt các tổ chức quốc tế được thành lập như Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, tổ chức APEC....

Mặt khác, việc ký kết các hiệp định song phương giữa các nước với nhau cũng đựơc tăng cường. Các hiệp định được kí kết giữa Việt Nam với các bên đối tác như kí Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, Việt Nam - Nhật Bản....

Ngoài việc tăng cường các hoạt động hợp tác song phương và đa phương, quá trình hội nhập khu vực và quốc tế còn có nhiều hình thức khác nữa như việc mở rộng hợp tác tiểu vùng. Việc các nước tăng cường mở rộng các hội nghị, hội thảo về các vấn đề liên quan tới phát triển kinh tế đất nước, một nhằm tìm ra những giải pháp tốt nhất cho các vấn đề được đề cập tới, mặt

khác thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo này mà các hoạt động của hợp tác quốc tế đựơc gắn kết hơn, được nâng lên một tầm cao mới.

Trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế góp phần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tận dụng nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế nội địa. Thúc đẩy việc đặt các mối quan hệ với các nhà đầu tư nước ngoài, thực hiện mở rộng chính sách tăng cường mở các khu kinh tế liên doanh với nước ngoài; tham gia các chương trình vay vốn từ nguồn ODA, FDI, WB....

Các hình thức tiến hành quá trình hội nhập rất đa dạng, dưới nhiều phương thức khác nhau và cái gì cũng có tính hai mặt của nó, hội nhập một mặt tạo ra những cơ hội, thuận lợi đồng thời với nó là những khó khăn và thách thức. Mỗi nước căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội nứơc mình để tìm ra hướng hội nhập đúng đắn, làm kim chỉ nam cho mọi hành động nhằm đưa đất nước tiến lên, nhằm phát huy được thế mạnh, cơ hội đồng thời tìm mọi cách khắc phục và hạn chế những khó khăn thách thức đặt ra để xây dựng thành công đất nước. Việt Nam với tình hình đất nước vẫn còn nhiều khó khăn muốn hoàn thành được mục tiêu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp thì cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, một trong những đường lối chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là thực hiện hội nhập khu vực và quốc tế, kết hợp với phát huy nguồn nội lực đất nước và tận dụng tối đa mọi cơ hội từ bên ngoài có được trong quá trình hội nhập. Đất nước thực hiện đường lối đổi mới năm 1986, nhưng tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam vào khu vực và quốc tế mới thực sự được tiến vào đầu những năm 90 của thế kỷ 20. Gần hai thập kỷ thực hiện hội nhập khu vực và quốc tế, Việt Nam thu được những thành công đáng kể, bên cạnh đó cũng còn những hạn chế cần khắc phục. Đó là chúng ta đã xây dựng được đất nước ta có nền kinh tế năng động hơn, nền kinh tế mở, vận hành theo cơ chế thị trường, theo đúng quy luật phát triển của nền kinh tế thế giới, từng bước đưa nước ta vượt qua

khỏi mức sống nghèo đói, không còn cảnh “cơm lo từng bữa nữa”, nâng cao mức sống của đại bộ phận dân cư. Quá trình phát triển này cũng tồn tại nhiều hạn chế, nhiều tiêu cực xã hội phải gánh chịu như tệ tham ô, ăn hối lộ, xa hoá bộ phận cán bộ lãnh đạo Nhà nước, các vấn đề toàn cầu đặt ra rất gay gắt. Tuy nhiên không thể phủ nhận những thành công, tiến bộ của cơ chế kinh tế mở cửa, hội nhập khu vực và quốc tế. Vì vậy, con đường mà Đảng và Nhà nước ta lựa chọn là hoàn toàn đúng với xu thế chung của thế giới ngày nay.

Trong xu thế chung hoà nhịp với hội nhập các ngành kinh tế, Du lịch Việt Nam được Đảng và Nhà nước ta xác định là ngành kinh tế sẽ trở thành mũi nhọn. Thực hiện phát triển ngành Du lịch theo xu hướng hội nhập khu vực và thế giới, Du lịch Việt Nam đã có những thành công đáng tự hào, bên cạnh đó cũng còn nhiều tồn tại và xuất hiện những thách thức.

Một phần của tài liệu Du lịch và tầm quan trọng của du lịch trong nền kinh tế quốc dân (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w