Thiết lập sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập khi dạy học về chương chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể (vật lí 10 cơ bản).pdf (Trang 48 - 49)

4. Nêu các giả thuyết3 Huy động vố n kinh nghi ệ m, các tr

2.1.2.2. Thiết lập sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức

Để có thể thiết kế hoạt động dạy học kiến thức cụ thể đạt hiệu quả cao, người giáo viên phải trả lời các câu hỏi sau [ ]25 : Cần cho học sinh lĩnh hội kiến thức, kỹ năng gì? Con đường dẫn tới sự chiếm lĩnh kiến thức, ký năng đó là như thế nào? Phải chỉđạo hoạt động gì cho học sinh và chỉđạo như thế nào

để đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng đó một cách sâu sắc, vững chắc, đồng thời đạt hiệu quả giáo dục? Kết quả sau khi học mà học sinh cần thể hiện ra được là gì? Như vậy, giáo viên phải hiểu sâu sắc về nội dung kiến thức và tiến trình hoạt động nhận thức cụ thể để xây dựng được nội dung kiến thức đó, đồng thời thể hiện ra bằng việc lập sơ đồ tiến trình khoa học nghiên cứu xây dựng kiến thức.

Để lập được tiến trình khoa học xây dựng kiến thức (một tiến trình phù hợp với tiến trình nhận thức khoa học, phù hợp với tiến trình phát hiện và giải

quyết vấn đề, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh…) giáo viên phải tìm hiểu sâu sắc về kiên thức cần dạy và thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu chương trình, nội dung tài liệu giáo khoa về kiến thức cần xây dựng.

Bước 2: Xác định những nội dung chính của tiến trình khoa học xây dựng kiến thức, bằng việc trả lời các câu hỏi sau:

1) Kiến thức cần xây dựng là điều gì, được diễn dạt như thế nào (kết luận, nhận định)?

2) Kiến thức đó là câu trả lời rút ra được từ việc giải bài toán cụ thể nào (điều kiện làm cơ sở cho việc tìm kiếm, chứng minh lời giải)?

3) Kiến thức đó trả lời cho câu hỏi vấn đề trong tình huống nào? 4) Kiến thức đó được vận dụng, kiểm tra bằng những điều kiện nào? Bước 3: Lập sơ đồ (biểu đạt logic) của tiến trình khoa học nghiên cứu xây dựng kiến thức, được lập theo tuần tự sau:

3, 2, 1, 4,

Có thể giải trình như sau: Tình huống có tiềm ẩn vấn đề Vấn đề: Câu hỏi định hướng nội dung kiến thức Giải pháp xác lập kiến thức (giải bài toán nào) Kiến thức Vận dụng, kiểm tra (hợp thức hoá kiến thức).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập khi dạy học về chương chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể (vật lí 10 cơ bản).pdf (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)