Hỡnh 2.3 Cỏc ki ểu thước kẹp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng thiết bị đo cơ điện tử cho máy công cụ vạn năng nhằm nâng cao độ chính xác dịch chuyển.pdf (Trang 34 - 38)

- Dụng cụ đo kiểu Panme

Dụng cụ đo kiểu panme là loại dụng cụ đo có dùng bộ truyền Vít - đai ốc để tạo chuyển động đo. Đầu đo động được gắn với trục vít và đai ốc gắn với giá cố định. Thông thường bước ren vít p = 0.5 mm.

Trên hình 2.4, 3 là trục vít mang đầu đo động. Khi xoay nắm vặn, trục vít sẽ vừa quay vừa tịnh tiến. Chuyển vị của đầu đo được đọc nhờ bộ du xích vòng. Thước chính gồm hai thang chia có giá trị chia 1mm đặt so le 0.5 mm trên tang chia gắn với giá 1, thước phụ là một thang chia tròn trên bạc 6. Khi xoay nắm 8 trục vít sẽ quay và tịnh tiến đồng thời bạc 6 cũng quay và tịnh tiến

theo. Mép côn của bạc chia 6 sẽ là vật chỉ thị cho phần đọc thô đến 0.5 mm, còn vạch ngang trên thước chính sẽ chỉ thị cho ta số đọc lẻ trên bạc chia 6.

Cần chú ý: Trong núm vặn 8 có cơ cấu cóc để đảm bảo lực đo cho dụng cụ. Khi áp lực đo đã đủ, cóc sẽ trượt. Không cho phép quay bạc 6 khi đo, vì sẽ làm tăng áp lực đo, nếu vặn quá có thể làm bạc 6 xoay tương đối với trục vít làm sai kết quả đo và sai điểm “0” của dụng cụ.

Giá trị chia độ của Panme phụ thuộc vào bước ren vít, đường kính tang chia và số vạch chia trên bạc 2:

Hỡnh 2.4. Cấu tạo Panme đo ngoài cơ khớ

1- Gía, 2- Đầu đo cố định, 3 – Trục vít, 4 – Bạc, 5 - Đai ốc, 6 – Bạc du xích, 7 – Bạc nắm vặn, 8 – Núm vặn, 9 – Chốt cóc,

c =

n p

Với p là bước ren, n là số vạch

Khoảng chia phụ là a a =

n d

π

Với d là đường kính tang chia

Khi tăng d, tăng số vạch n, gía trị chia sẽ nhỏ đi. Thông thường dùng bước vít p = 0.5, n = 50 sẽ có c = 0.01 mm.

Với kiểu kết cấu này thường chỉ dùng c = 0.01mm, khi tăng d có thể dùng c = 0.005 mm

Các dụng cụ đo kiểu Panme như: Panme thường loại đo ngoài và đo trong, panme đo răng, panme đo ren, panme đo sâu, panme đo chiều dày thành ống …Hình vẽ 2.5mô tả các loại panme đo.

Để giảm sai số tích lũy của truyền động ren vít, panme chỉ dùng hành trình hạn chế là 25 mm. Vì thế mỗi panme chỉ có một phạm vi đo xác định, ví dụ: 0 – 25, 25 – 50, 50 – 75 … chỉ cho phép hoạt động trong phạm vi đã ghi trên giá. Ngoài kiểu đọc số theo du xích vòng, panme cũng có loại đọc số theo kiểu hiện số cơ khí hoặc điện tử.

Hình 2.6.Cấu tạo panme đồng hồ

1 - Giá, 2 – Đầu đo động, 3 - Đòn bẩy, 4 - Cơ cấu nâng hạ đầu đo, 5 - Khóa hãm, 6 - Đai ốc điều chỉnh, 7 – Trục vít, 8 – Bạc du xích, 9 – Tang chia, 10 - Kim

Để nâng cao độ chính xác của panme người ta dùng loại panme đồng hồ như hình 2.6. Trong đó, trục panme gắn với đầu đo bán động 7. Đầu đo này được điều chỉnh theo phần nguyên của kích thước đo, phần lẻ của kích thước được đọc nhờ đồng hồ. Chuyển vị của đầu đo động 2 thông qua bộ truyền đòn – bánh răng được kim chỉ ra trên bảng 11. Kết cấu này có gía trị chia c = 0.002 mm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng thiết bị đo cơ điện tử cho máy công cụ vạn năng nhằm nâng cao độ chính xác dịch chuyển.pdf (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)