Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn tại các NHTM việt nam

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý Nguồn Vốn tại các NHTM Việt Nam (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG I I: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

2.2 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn tại các NHTM việt nam

lại lập kỉ lục khi lãi suất cho vay qua đêm tăng vọt lên đến hơn 20% /năm – điều này phản ánh 1 thực trạng bi đát về tinh thanh khoản của thị trường, cũng như việc thiếu tiền đồng nghiêm trọng.

Trước thực trạng đó, không chỉ cần sự vào cuộc của các Ngân hàng, mà còn cần đến sự can thiệp của các cơ quan chức năng. Theo các chuyên gia, nên cho phép nhà đầu tư giao dịch bằng USD hoặc ngoại tệ khác… Một trong những giải pháp được xem là hiệu quả, kịp thời nhất hiện nay là cơ quan chức năng cần mở rộng và khuyến khích các doanh nghiệp vay bằng USD.

2.2 giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn tại các NHTM việt nam việt nam

Bên cạnh những giải pháp nhằm nâng cao năng lực nội tại của các NHTM như: xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể và dài hạn, tăng cường tiềm lực tài chính, nâng cao năng lực công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng quản lý và đa

dạng hóa sản phẩm phục vụ khách hàng; sau đay là những giải pháp cụ thể nhầm phát triển nguồn vốn cũng như hoạt động quản lý nguồn vốn của các NHTM:

• Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn

Các NHTM cần có chiến lược huy động vốn đa dạng bao gồm việc mở rộng đối tượng khách hàng gửi tiền và đa dạng hóa các hình thức gửi tiền, các nguồn trong thanh toán. Cụ thể: mở rộng đối tượng gửi tiền đến mọi tầng lớp dân cư. Áp dụng các hình thức huy động vốn mới như: lãi suất bậc thang, tiết kiệm an sinh, tiết kiệm bảo hiểm, tiết kiệm bảo đảm bằng vàng, ngoại tệ..Phát triển các dịch vụ trọn gói như: thu ,chi hộ tiền mặt, dịch vụ tại nhà (home bankung), dịch vụ qua internet (internet banking)…Mở rộng các hình thức gửi tiền, bao gồm tiền gửi tiết kiệm,phát triển hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng, phát hành “hứng chỉ tiền gửi” đối với các khoản tiền gửi trung và dìa hạn. Đa dạng hóa các loại tiền huy động, không chỉ bó hẹp ở VNĐ và USD mà cần mở rộng ra các ngoại tệ khác. Tổ chức kiểm soát, phân tích diều kiện và tình hình huy động vốn từng thời điểm và từng thời kì để có những biện pháp hữu hiệu tăng khả năng huy động vốn.

• Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt

Trong điều kiện lạm phát có diễn biến phức tạp, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh linh hoạt các loại lãi suất, các Ngân hàng thương mại cũng cần nghiên cứu để điều hành lãi suất linh hoạt theo hướng không để lãi suất âm. Có chính sách khách hàng để áp dụng linh hoạt lãi suất cho vay sao cho phù hợp với đặc thù của từng ngân hàng nhưng cũng nên phù hợp với mặt bằng lãi suất chung trên địa bàn

• Cần có chính sách thích ứng đối với những chi ngân hàng có nguồn vốn lớn Bởi khi chúng ta xác định tập trung vào công tác phát triển nguồn vốn là trọng tâm thì chúng ta phải tập trung nhân tài, vật lực cho công tác này. NHTM VN cần hỗ trợ về tài chính cho các đơn vị thành viên có nguồn vốn lớn, và có khách hàng tiền gửi lớn để có điều kiện chủ động tiếp thị, chăm sóc, gắn bó với họ.

• Gắn kết hơn nữa giữa các phòng ban trụ sở chính với các chi nhánh trong công tác phát triển nguồn vốn của các NHTM.

Đó là trách nhiệm, quyền lợi chung của cả hệ thống. Muốn vậy, trước hết phải làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trụ sở chính cũng như của các chi nhánh ngân

Các phòng khách hàng bên cạnh nhiệm vụ đầu tư cho vay truyền thống còn có chức năng nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là khai thác nguồn vốn. Nhờ vậy, mà đổi mới được tư duy, hành động của cán bộ tín dụng theo đúng nghĩa, cán bộ tín dụng không chỉ biết nghiệp vụ cho vay mà phải biết nghiệp vụ huy động vốn, điều này hết sức quan trọng. Sự bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ huy động vốn đã làm cho các phòng khách hàng, cán bộ cho vay hoạt động đa dạng hơn, có hiệu quả cao hơn. Còn về các phòng ban tại trụ sở chính cần tiếp tục đổi mới để sự chỉ đạo, quản lý, theo dõi sâu sắc và toàn diện. Các phòng khách hàng nên có thêm chức năng nhiệm vụ khai thác nguồn vốn theo đối tượng khách hàng quản lý. Có như vậy mới tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa các phòng khách hàng trụ sở chính với các phòng khách hàng của chi nhánh. Đồng thời các phòng khách hàng của trụ sở chính có điều kiện phát huy hết khả năng của mình trong việc khai thác nguồn vốn và các nguồn lực khác từ phía khách hàng

• Về chiến lược lâu dài

cần quan tâm đúng mức đến công tác nghiên cứu xây dựng chiến lược, dự báo khả năng nguồn vốn để chủ động trong đầu tư cho vay, tránh bị động lúng túng trước biến động của thị trường. Vấn đề này trước hết phải xuất phát từ thực tiễn hoạt động của các chi nhánh, nắm bắt tín hiệu của thị trường trực tiếp nơi mình hoạt động mà đề ra những phương hướng, kế sách phát triển nguồn vốn phù hợp. Đối với trụ sở chính thì vấn đề tổ chức nghiên cứu, phân tích tầm rộng hơn, công phu hơn để đưa ra được những dự báo chung về nguồn vốn. Từ đó, đề ra phương hướng, các chính sách hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho các chi nhánh huy động vốn.

• quan tâm đào tạo nguồn nhân lực cho công tác nguồn vốn.

Một thực trạng tồn tại từ trước đến nay coi như một thực tế khách quan đó là trình độ đội ngũ cán bộ tại các quỹ tiết kiệm, các điểm huy động vốn còn nhiều yếu kém. Trước hết,muốn mở rộng hoạt động dịch vụ trước hết cần mở ngay các lớp học nhận biết ngoại tệ, séc du lịch thật giả, học thêm ngoại ngữ với những tình huống cụ thể, sát thực. Tiếp đó là áp dụng phương pháp đào tạo theo kiểu “Cầm tay chỉ việc”, “Lan toả” từ người này sang người khác.Vấn đề này càng có ý nghĩa hơn khi giai đoạn này chúng ta đang âp dụng việc công nghệ hóa các dịch vụ ngân hàng theo hướng hiên đại.

• Đối với khách hàng

Cần thực hiện tốt việc tổ chức tiếp thị và quảng cào để họ thấy được những lợi ích của việc gửi tiền vào ngân hàng (bảo mật, an toàn, thuận tiện, sinh lời). Tư vấn và hỗ trợ người dân (đạc biệt là những vùng nông thôn) làm các thủ tục gửi tiền, hướng dẫn các làm ăn hiệu quả từ những đồng vốn vay tín dụng của ngân hàng

KẾT LUẬN

Cùng với sự lớn mạnh của đất nước, hệ thống Ngân hàng nước ta cũng đã ngày càng phát triển và tự khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế. Thực tế vài năm qua cho thấy hệ thống NHTM Việt Nam đã thực hiện khá tốt chức năng trung gian tài chính của mình. Điều này có được là nhờ hoạt động tương đối hiệu quả của hệ thống NHTM trong việc thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi để đưa vào nền kinh tế, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đã thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế nước nhà. Với việc nghiên cứu đề tài này, em đã có điều kiện tiếp cận sâu hơn đối với hoạt động quản lý vốn của một NHTM. Qua tìm hiểu lí luận chung cũng như liên hệ với thực tiễn em đã có được cái nhìn tổng quát hơn về bức tranh kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong hệ thống NHTM Việt Nam. Tuy nhiên cùng với những thành công có được như đã nêu trên, hệ thống NHTM Việt Nam vẫn còn nhiều điểm bất cập trong hoạt động quản lý vốn. Trong thời kì hội nhập kinh tế thế giới, để có thể cạnh tranh được với các NH nước ngoài, đưa nền kinh tế nước nhà bước lên một tầm cao mới thì hệ thống NHTM Việt Nam cần phải thực sự chuyển mình, phải nỗ lực hơn nữa, hoạt động hiệu quả cao hơn nữa mới có thể đáp ứng những đòi hỏi của thời đại. Do phạm vi nghiên cứu còn hạn chế, cũng như kiến thức bản thân có hạn, nên em cũng chưa thể có được những nhận xét sâu sắc, những đánh giá thực sự sắc sảo về bức tranh hệ thống NHTM. Em xin chân thành cảm ơn cô đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này, em cũng rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ của cô trong những đề án tiếp theo.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý Nguồn Vốn tại các NHTM Việt Nam (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w