b. Giấu thông tin
4.4. Quy trình tách thông tin
*) Thuật toán:
Input: File bản đồ véctơ chứa thông tin đã giấu tin M‟
Output: Dữ liệu d (dãy bít 0/1) tách từ File bản đồ véctơ M‟
*) Quá trình tách
Để tiến hành khôi phục ta cần có “khoá” K, để lặp lại toàn bộ dãy số ngẫu nhiên, cần dữ liệu gốc (bản đồ gốc – file dữ liệu của bản đồ ) và sai số δ của bản đồ gốc.
Tương ứng với chuỗi z(n) = xn + j*yn với n = 0,1,…,N-1 của bản đồ gốc ta thu được dãy {v(k) = ak + j*bk , với k = 0,1,…,N-1} tương tự như trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tương ứng với chuỗi z‟(n) = x‟n + j*y‟n với n = 0,1,…,N-1 của bản đồ cần khôi phục watermark ta thu được dãy {v‟(k) = a‟k+ j*b‟k , với k = 0,1,…,N-1}.
Hiệu chỉnh hai dãy v(k) và v‟(k) theo dãy số ngẫu nhiên:
0 ) ( ) ( 0 ) ( ) ( 1 ' ' k v k v khi k v k v khi bit (4.15) Trong đó ξ <<< δ
Tương ứng với mỗi Polyline hoặc Polygon ta thu được một ký tự. Tiến hành lần lượt với các Polyline hoặc Polygon đã đánh dấu, ta sẽ thu được watermark đã chèn trong bản đồ.
4.5. Kết luận chƣơng
Chương này tác giả trình bày về cấu trúc và định dạng của tệp tin Shapefile, cấu trúc của tệp cơ sở dữ liệu, cấu trúc của tệp chỉ số, cấu trúc của tệp chính Mainfile, và các quy ước về tệp ShapeFile.
Nội dung chính trong chương 4 là: Thuật toán để xây dựng chương trình thử nghiệm giấu và tách tin trong bản đồ véc tơ.
Ở đó, Để giấu tin vào bản đồ véc tơ, ta sẽ lấy tọa độ của những điểm cần đưa thông tin vào, biến đổi tọa độ đó thành các số phức. Rồi từ đó áp dụng biến đổi Fourier rời rạc để thêm vào 1 bit sao cho sự thay đổi của tọa độ là không nhận thấy được bằng mắt thường.
Cũng bằng phương pháp này, có thể tách thông tin đã giấu trong bản đồ véc tơ một cách đơn giản nhờ thuật toán tách tin đã trình bày ở trên.
Qua đó, bước đầu xây dựng được chương trình thử nghiệm, thực hiện việc giấu một ký tự đơn giản vào một bản đồ véc tơ đơn giản, sau đó tách lấy thông tin ban đầu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN
1. ĐÃ LÀM ĐƯỢC:
Nghiên cứu tổng quan về giấu tin, các phương pháp giấu tin, yêu cầu cần đạt được khi giấu tin, các mô hình, những ứng dụng của kỹ thuật giấu tin và những đặc trưng cũng như tính chất quan trọng của giấu tin. Qua đó lựa chọn một giải pháp giấu tin trong bản đồ véc tơ để nghiên cứu.
Tìm hiểu về bản đồ và bản đồ véc tơ, cấu đặc điểm của bản đồ véc tơ, dữ liệu của bản đồ véc tơ và các thuật toán giấu tin trong nó.
Tìm hiểu về cấu trúc và định dạng khuôn mẫu của tệp ShapeFile, kiểu dữ liệu và cách thức tổ chức dữ liệu của tệp này.
Lựa chọn một thuật toán cơ bản áp dụng biến đổi Fourier để xây dựng một chương trình thử nghiệm nhúng thông tin vào bản đồ, tách thông tin nhúng, phục vụ cho việc bảo vệ bản quyền bản đồ véc tơ.
2. HẠN CHẾ
Tuy nhiên, vì được thực hiện trong thời gian giới hạn, nên luận văn vẫn còn một số hạn chế:
Qua tìm hiểu có một số thuật ngữ tiếng Anh chưa chuyển ngữ được chính xác, chưa rõ ràng, khúc triết. Số lượng kiến thức về lĩnh vực giấu tin rất lớn và liên tục được cập nhật bổ sung công nghệ mới nên luận văn chắc chắn có nhiều thiếu sót.
Luận văn mới đưa ra một thuật toán cài đặt đơn giản nhất, mã đánh dấu mới chỉ là dạng text.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Mục tiêu của luận văn đề ra khi xây dựng phương pháp bảo vệ bản quyền bản đồ véc tơ.
Tiếp tục nghiên cứu về các phương pháp bảo vệ bản quyền ở nhiều lĩnh vực khác như audio, video. Đặc biệt phát triển luận văn này theo hướng giấu dữ liệu dạng image, audio, video vào bản đồ, bản vẽ véc tơ.
Kỹ thuật giấu tin đã được nghiên cứu và áp dụng trong nhiều môi trường dữ liệu khác nhau như trong dữ liệu đa phương tiện (text, image, audio, video), trong sản phẩm phần mềm và gần đây là những nghiên cứu trên môi trường cơ sở dữ liệu quan hệ. Trong các môi trường dữ liệu đó thì dữ liệu đa phương tiện là môi trường chiếm tỉ lệ chủ yếu trong các kỹ thuật giấu tin.
Giấu thông tin trong bản đồ hiện nay rất được quan tâm, vì nó đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hầu hết các ứng dụng bảo vệ an toàn thông tin như: nhận thực thông tin, xác định xuyên tạc thông tin, bảo vệ bản quyền tác giả, điều khiển truy cập, giấu thông tin mật....
Việt Nam đang trên đà phát triển và tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, ý thức của việc sử dụng các sản phẩm có bản quyền chưa cao. Thói quen dùng các sản phẩm có bản quyền chưa được hình thành trong đại bộ phận người dân. Dù vậy, khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì các vấn đề về bảo vệ bản quyền được chú trọng quan tâm. Tác giả luận văn cũng mong muốn được góp sức cho sự phát triển, tiến bộ của lĩnh vực bảo vệ bản quyền tại Việt Nam.
Sản phẩn mở ra những ứng dụng mạnh trong lĩnh vực chứng thực quyền tác giả - ứng dụng trong thương mại. Khắc phục những hạn chế trên cũng là hướng phát triển tương lai của tôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Giao diện của chương trình DEMO
Hình 4.4. Giao diện chương trình DEMO Các chức năng của chương trình:
- Chọn file gốc: Chọn file bản đồ véc tơ gốc
- Giấu tin: Giấu thông tin vào bản đồ
- Trích tin: Lấy thông tin đã giấu trong bản đồ
- Ghi ra đĩa: Ghi bản đồ đã giấu thông tin thành 1 tệp mới
- Vẽ lại: Vẽ bản đồ đã giấu tin để so sánh với bản đồ gốc
- Khóa K: quy ước chọn đỉnh để giấu tin
- Dữ liệu: Nhập vào dữ liệu cần giấu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
[1] Artech House, computer security series, “ Information Hiding Techniques for Steganography and Digital Watermarking” , nhà xuất bản stefan katzenbeisser, Fabien A.P.petitcolas.
[2] Christian Collberg, Clark Thomborson (1997), “ on the Limits of Software Watermarking, Algorithms and Applications “, IEEE signal processing magazine. [3] Eric cole, Hiding in plain Sight Steganography and the Art of convert Communication, Wiley-2003.
[4] Nikolaidis, N., I. Pitas and V. Solachidis, “ Fourier descriptors watermarking of vector graphics images” , Proc. of the International Conference on Image Processing, vol.3, pp.10-13, 2000.
[5] R.Anderson (1996), “ Proceedings of the Fist International Information Hiding Workshop” , Cambridge, U.K, May/June, 1996, vol.1174 of Lecture Notes in Computer Science, Berlin, Springer-Verlag.
[6] R.Anderson, Fabien A.P Petitcolas (1998), “ on The Limits of Steganography, IEEE Journal of Selected Areas in Communications” , May 1998, 474-481.
[7] S. H. Low, N.F. Maxemchuk, J.T. Brassil, and L.O’Gorman (1995), “Document Marking and Identification Using Both Line and Word Shifting” , Proc. Infon’95, Boston, MA, 853-860.
[8] S. H. Low, N.F. Maxemchuk, A.M.Lapone (1998), “ Document Identification for Copyright Protection Using Centroid Detection on Communication” , Vol. 46, No.3, 372-383.
[9] Kang, H.,“A vector watermarking using the generalized square mask” , Proc. of the International Conference on Information Technology: Coding and Computing, Las Vegas, NV, USA, pp.234-236, 2001.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Multimedia Content, San Jose, USA, vol.4675, pp.621-628, 2002
[11] Voigt, M. and C. Busch, “Feature-based watermarking of 2D-vector data”,
Proc. of the SPIE, Security and Watermarking of Multimedia Content, Santa Clara, USA, vol.5020, pp.359-366, 2003
[12] Yu Yan Chen, Hsiang Kuang Pan and Yu Chee Tseng, “A Secure Data
Hiding Scheme for Two color Images” IEEE Symp.on Computer and
Communication, 2000.
[13] Yu Chee Tseng and Hsiang Kuang Pan, “Secure and Invisible Data Hiding in
2-Color Images”, INFOCOM 2001, 887 – 896.
[14] Yeung M., and Mintzer F. (1997), “ An invisible watermarking technique for image verification”, In Proceedings of IEEE ICIP’97 (Santa Barbara, Calif.), IEEE Press, Piscataway, N.J., 680-683.
TÀI LIỆU THAM KHẢO BẰNG TIẾNG VIỆT
[15] Nguyễn Ngọc Hà, “Phát triển một số kỹ thuật giấu dữ liệu trong ảnh ứng dụng trong trao đổi thông tin”, Luận án Tiến sĩ Toán Học, Năm 2007 .
[16] Nguyễn Xuân Huy, Bùi Thế Hồng, Trần Quốc Dũng, “Kỹ thuật thủy vân số trong ứng dụng phát hiện xuyên tạc ảnh”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia một số vấn đề chọn lọc của Công nghệ Thông tin lần thứ 7, Đà Nẵng tháng 8 -2004. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
[17] Bùi Thế Hồng, “Về một cải tiến đối với lược đồ giấu dữ liệu an toàn và vô hình trong các bức ảnh hai màu”, Tạp chí Tin học và điều khiển học, tập 21, số 4- 2005, 281-292.