Phân loại ý nghĩa của các yếu tố trong địa danh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa danh thành phố điện biên phủ và huyện điện biên.pdf (Trang 96)

6. Cấu trúc luận văn

3.5. Phân loại ý nghĩa của các yếu tố trong địa danh

Ý nghĩa của các yếu tố trong địa danh như chúng tôi đã trình bày ở trên hết sức phong phú, đa dạng. Có những ý nghĩa phản ánh hiện thực khách quan đậm nét, cũng có những ý nghĩa đi vào chiều sâu đời sống nhận thức, tư tưởng, tình cảm của con người. Chính những phương thức định danh khác nhau đã góp phần tạo nên những lớp ý nghĩa vừa độc đáo vừa đa dạng, có những lớp ý nghĩa vừa cụ thể vừa khái quát, vừa mang đặc điểm chung của địa danh ở nhiều vùng lãnh thổ khác nhau lại vừa có nét riêng của địa danh trong địa bàn. Địa danh có ý nghĩa phong phú như vậy nên việc phân loại chúng là hết sức cần thiết trong nghiên cứu địa danh.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về địa danh ở những quốc gia khác nhau hay những vùng miền, khu vực khác nhau trong mỗi quốc gia. Trong những công trình đó, có nhiều tác giả đã đưa ra cách phân loại ý nghĩa địa danh của riêng mình, những cách phân loại đó có thể giống nhau hoặc khác nhau tùy vào cách nhìn nhận, đánh giá hay mục đích nghiên cứu...

Trong cuốn “Địa danh là gì?”, A.V.Superanskaja, một nhà nghiên cứu người Nga, đã phân chia địa danh thành rất nhiều loại khác nhau như địa danh kí hiệu, địa danh mô tả, địa danh đăng kí, địa danh ước vọng, địa danh được cấu tạo từ tên, biệt hiệu và họ của người, địa danh nêu đặc điểm của đối tượng thông qua một đối tượng khác... trong đó có ba loại lớn là địa danh kí hiệu, địa danh mô tả và địa danh ước vọng. Tác giả cho rằng địa danh kí hiệu “xác định những đối tượng địa lí nhất định nhưng không thông báo cho chúng ta tí gì về bản thân chúng” [43, tr.24], địa

danh mô tả đối lập với địa danh kí hiệu vì địa danh mô tả có khả năng “giúp con người nhận biết được đối tượng bằng thị giác... qua những thông tin về nghĩa” [43, tr.24-25] và địa danh mô tả (trong đó có địa danh đăng kí) là nền tảng cho địa danh ước vọng, là địa danh “dùng để ghi nhận những ý tưởng cao quý mà trên thực tế nó không gắn liền với đối tượng địa lí” [43, tr.28]. Như vậy theo A.V.Superanskaja thì trong ba loại địa danh trên, địa danh mô tả và địa danh ước vọng có khả năng thể hiện ý nghĩa của địa danh một cách rõ ràng nhất còn địa danh kí hiệu không có khả năng này. Cách phân loại của A.V.Superanskaja mang tính khái quát cao.

Ở Việt Nam, trong những công trình nghiên cứu về địa danh của một địa phương cụ thể, các tác giả rất quan tâm đến vấn đề phân loại địa danh. Chẳng hạn tác giả Nguyễn Kiên Trường khi nghiên cứu về địa danh ở Hải Phòng đã phân loại ý nghĩa địa danh “theo nhóm, theo chủ đề” trên cơ sở lí luận về “từ tương tự, từ đồng nghĩa” [48, tr.92]. Cụ thể tác giả sắp xếp các địa danh có cùng ý nghĩa thành một nhóm nhỏ, được 22 nhóm (trong mỗi nhóm có thể có các tiểu nhóm), 22 nhóm nhỏ này được quy thành hai nhóm lớn là nhóm địa danh 1 và nhóm địa danh 2, tiếp đó tác giả còn tiến hành đối sánh điểm giống và khác giữa các loại hình địa danh ở mỗi nhóm. Còn Từ Thu Mai trong luận án “Nghiên cứu địa danh Quảng Trị”, với cái nhìn bao quát về mặt ý nghĩa của các yếu tố trong địa danh (phương thức định danh, ý nghĩa của phương thức định danh, số lượng các từ cùng trường nghĩa) tác giả nghiên cứu và sắp xếp được 42 trường nghĩa khác nhau tập hợp vào hai nhóm lớn được gọi là nhóm ý nghĩa thứ nhất và nhóm ý nghĩa thứ hai. Tác giả quan niệm: nhóm ý nghĩa thứ nhất phản ánh đặc điểm, tính chất và mối quan hệ với các đối tượng còn nhóm ý nghĩa thứ hai phản ánh nguyện vọng, tình cảm của con người. Trong mỗi nhóm lớn lại có các tiểu nhóm khác nhau [31, tr.115]. Một tác giả khác là Phan Xuân Đạm, khi nghiên cứu địa danh Nghệ An ông lại phân loại ý nghĩa địa danh theo các trường từ vựng - ngữ nghĩa và theo ông có sáu nhóm đó là những trường từ vựng - ngữ nghĩa về núi non - sông nước, về đồng ruộng, về công trình xây dựng, về đường phố, về các đơn vị dân cư và về đời sống văn hóa, tinh thần [20, tr.107]. Trong mỗi nhóm đó tác giả điểm qua vài nét khái quát về nhóm sau đó

đi sâu vào một số địa danh cụ thể hoặc nghiên cứu đặc điểm chung về ý nghĩa của những địa danh thuộc nhóm đó. Như vậy khi nghiên cứu địa danh ở những địa phương cụ thể, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã đưa ra những cách phân loại ý nghĩa địa danh khá chân thực, cụ thể, tỉ mỉ.

Căn cứ vào thực tế nghiên cứu một số địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên như phương thức định danh địa danh, những ý nghĩa mà phương thức định danh mang lại, nguồn gốc ngôn ngữ của các địa danh, mối quan hệ giữa ý nghĩa địa danh và hiện thực được phản ánh, sự tương đồng về nghĩa của các từ trong cùng một trường nghĩa; và trên cơ sở tiếp thu ý kiến của những nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi cũng đưa ra cách phân loại cụ thể về ý nghĩa của địa danh trong hai địa bàn này. Theo chúng tôi ý nghĩa của 1001 địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên có thể được tập hợp trong hai nhóm lớn đó là: nhóm ý nghĩa phản ánh hiện thực khách quan gắn liền với những đối tượng địa lí và nhóm ý nghĩa phản ánh đời sống tư tưởng, tình cảm của con người. Mỗi nhóm lớn lại bao gồm các tiểu nhóm khác nhau và các tiểu nhóm này đều có sự tương đồng về nghĩa của các yếu tố cấu tạo. Trong mỗi tiểu nhóm lại có những trường nghĩa cụ thể với những ví dụ minh họa phong phú, sinh động.

Nhóm ý nghĩa phản ánh hiện thực khách quan bao gồm các địa danh chứa các yếu tố phản ánh những thuộc tính, đặc điểm về hình dáng, kích thước, tính chất, màu sắc, chức năng, tác dụng... của đối tượng được định danh và mối quan hệ của các đối tượng đó với các sự vật, hiện tượng khác có liên quan như các loại động, thực vật, các công trình xây dựng, các sự kiện và biến cố lịch sử... Nhóm nghĩa này chính là loại địa danh mô tả mà nhà nghiên cứu A.V.Superanskaja đã đưa ra. Còn nhóm ý nghĩa phản ánh đời sống tư tưởng, tình cảm của con người bao gồm các địa danh chứa các yếu tố có ý nghĩa chỉ nguyện vọng, tâm lí, niềm tin với tín ngưỡng, tôn giáo của con người được gửi gắm qua đối tượng chính là loại địa danh ước vọng trong quan niệm tác giả. Địa danh dùng kí hiệu (như số Arập, chữ Latinh) để định danh cũng được chúng tôi xếp vào địa danh mô tả vì ít nhiều những kí hiệu đó cũng đem lại cho ta thông tin về số lượng, thứ tự, vị trí của đối tượng so với đối tượng khác trong cùng loại hình địa danh, trong cùng địa bàn.

Như vậy cách phân loại ý nghĩa địa danh trong một số địa danh thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên nói trên sẽ đưa đến các nhóm từ cùng với những trường nghĩa cụ thể trong đó.

3.6. CÁC NHÓM TỪ VÀ TÊN GỌI THEO TRƢỜNG NGHĨA

3.6.1. Nhóm ý nghĩa phản ánh hiện thực khách quan gắn liền với những đối tƣợng địa lí đối tƣợng địa lí

Đây là nhóm ý nghĩa có chứa các yếu tố phản ánh những đặc điểm về tính chất, màu sắc của đối tượng được định danh và mối quan hệ giữa đối tượng đó với các đối tượng, sự vật, yếu tố khác có liên quan. Những đặc điểm được thể hiện qua ý nghĩa của các địa danh này có giá trị phản ánh hiện thực khách quan cao. Hầu hết các địa danh trong nhóm đều có nguồn gốc là các yếu tố dân tộc thiểu số và yếu tố thuần Việt, chỉ có một bộ phận nhỏ là các địa danh Hán Việt. Nhóm nghĩa này được thể hiện qua 899 địa danh, chiếm 89,81 % tổng số địa danh trong hai địa bàn.

Nhóm ý nghĩa này bao gồm hai tiểu nhóm:

3.6.1.1. Tiểu nhóm 1

Những địa danh chứa các yếu tố có ý nghĩa phản ánh những đặc điểm thuộc về bản chất của đối tượng được xếp vào nhóm này. Đó là những đặc điểm về hình dáng, kích thước, tính chất, màu sắc, địa hình kiến tạo, mùi vị, âm thanh... xuất phát từ chính đối tượng. Có lẽ những đặc điểm đó đã được cảm nhận bằng các giác quan của con người một cách chân thực, cụ thể, sinh động nên qua tên gọi của địa danh và các phương thức định danh chúng ta có thể phần nào hình dung được.

a. Trường nghĩa phản ánh địa hình của đối tượng

Trường nghĩa này tập trung ở các địa danh địa hình tự nhiên và địa danh đơn vị dân cư. Những loại địa hình phản ánh qua địa danh đều là những trường hợp thành tố chung chỉ đối tượng địa hình được chuyển hóa vào các vị trí khác nhau trong địa danh. Đó là những kiểu loại địa hình có nguồn gốc tiếng Việt như núi, đồi, suối, ruộng, ao, hồ, hang, khe, thác... và cũng những loại địa hình đó tiếng Thái sẽ gọi là pú, pom, huổi, ná, noong, thẩm, hoong, cảnh... Trong đó kiểu địa hình kiến tạo được thể hiện nhiều nhất qua địa danh là “ná”, yếu tố có nguồn gốc tiếng Thái,

khi phiên âm sang tiếng Việt, “ná” còn được viết thành “na”, “nà” nhưng đều tương đương với nghĩa chỉ “ruộng” trong tiếng Việt. Chẳng hạn, bản Đỉnh Đèo, khu du lịch Hồ Huổi Phạ (hồ suối trời), bản Thanh Sơn (núi xanh), suối Thẩm (hang), bản

(rãnh), suối Cảnh (thác), bản Nà Ten (ruộng ở nơi cao và bằng), bản Ná Men

(ruộng tốt), bản Ná Khưa (ruộng cà), bản Na Púng (ruộng vũng), suối Na Sang

(ruộng tre mạy sáng), suối Na Ư (ruộng kêu), xã Nà Tấu (ruộng rùa).

b. Trường nghĩa phản ánh loại chất liệu kiến tạo hay loại khoáng sản có ở đối tượng

Đó là những chất liệu như đất, cát, tro than, sỏi đá, đá đen, đá lửa, đá vôi và những loại khoáng sản như chì, sắt. Trường nghĩa này có ở địa danh địa hình tự nhiên và địa danh đơn vị dân cư. Chẳng hạn, bản Đán Yên (phát âm chệch từ Đán Ên) (đá vân trắng) là bản nằm sát núi đá, bản Hoong Hin (khe sỏi đá), suối Him Lam (đá đen), suối Him Lếch Phay (đá lửa), suối Hin Phon (đá vôi), hồ Sái Lương (cát vàng), bản

Noong Chứn (ao chì), suối Lếch (sắt), bản Hồng Lếch Nưa (khe sắt trên).

c. Trường nghĩa phản ánh hình dáng của đối tượng

Hình dáng của đối tượng được phản ánh khá đa dạng. Những đặc điểm hình dáng thường được thể hiện qua các yếu tố như nhọn, cụt, cong, nghiêng... có tác dụng miêu tả đối tượng một cách cụ thể. Hoặc hình dáng của đối tượng xuất phát từ trí tưởng tượng phong phú của người định danh, do đó có những đồ vật, sự vật trong đời sống cũng được dùng để miêu tả hình dáng của những đối tượng khi giữa chúng có nhiều đặc điểm giống nhau như hình bức vách, quả bầu, cái cốc, cái bình, núm quả.

Những hình dáng cụ thể, sinh động dễ dàng nhận diện được qua địa danh chẳng hạn, bản Công (ở nơi địa hình có thế vòng cung), núi Pú Huốt (núi nhọn), suối Huổi Lính (suối nghiêng), bản Pha Đin (vách đất), núi Pha Sung (vách cao), suối Pha Lay (vách chảy). Còn những hình dáng của địa danh gợi sự liên tưởng chẳng hạn, núi Tẩu Pung (quả bầu), suối Kín (có hình dáng giống cái núm quả), suối Múa (suối có nhiều hòn đá giống chiếc mũ), suối Kha Kim (gọng kìm), núi Pu Xá Hin (núi sọt đá), suối Chai (cái chai), suối Ca (cái cốc).

d. Trường nghĩa phản ánh kích thước của đối tượng

Đó là những kích thước dài, ngắn, rộng, hẹp, to, nhỏ, cao, thấp... khác nhau. Những kích thước này có ở địa danh địa hình tự nhiên và địa danh đơn vị dân cư và được biểu hiện qua những yếu tố ngôn ngữ khác nhau (tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số). Chẳng hạn, núi Pú Lấu Luông (núi cây lau lớn), suối Lụ (nhỏ), suối Nậm Phăng Nọi (suối cây phăng nhỏ), bản Nà Hý (ruộng dài), xã Thanh Luông (Mường Thanh to lớn), bản Nà Lơi (ruộng dài, không bằng phẳng), bản Đồi Cao.

e. Trường nghĩa phản ánh màu sắc của đối tượng

Đặc điểm về màu sắc được phản ánh ở cả ba loại địa danh hành chính, tự nhiên và nhân văn qua các yếu tố Hán Việt, thuần Việt và cả các yếu tố tiếng dân tộc thiểu số. Đối với những địa danh tự nhiên, màu sắc được cảm nhận trực tiếp từ đối tượng địa lí còn với những địa danh hành chính và nhân văn màu sắc thường mang tính biểu trưng hoặc gắn liền với sự vật ở trong đối tượng. Có những màu sắc gắn liền với những câu chuyện lịch sử và khi biết được nguồn gốc của nó có thể khiến chúng ta thêm trân trọng đối với địa danh đó. Những màu sắc thường thấy đó là những sắc xanh, đỏ, tím, vàng, trắng. Chẳng hạn, trong địa danh tự nhiên có dãy núi Pú Hồng Mèo là núi đất đỏ có người Mông (Mèo) sinh sống, thác Trắng có dòng nước chảy nhiều từ trên cao xuống trông như dải lụa trắng, sông Nậm Mức là dòng sông có nước trong xanh, suối Lương có nước màu vàng, cầu Trắng được xây bằng xi măng và quét vôi trắng.

Trong địa danh nhân văn có bản Khẩu Cắm, nơi có nhiều loại cây dùng để nhuộm cơm thành màu tím sẫm, người Thái rất ưa thích dùng loại lá này để đồ xôi; cầu treo Nậm Thanh được bắc qua dòng suối có nước chảy trong xanh; bản Tông Khao nghĩa là “cánh đồng trắng”. Địa danh này gắn liền với một câu chuyện lịch sử cảm động: Vào khoảng thế kỉ XVIII, đây là nơi giặc Phẻ tàn ác đã bắt hết trẻ con trong vùng đem giết, trẻ nhỏ còn ẵm ngửa chúng cho vào cối giã, lớn hơn thì chúng ném xuống cánh đồng trũng này rồi tháo nước vào cho chết hết. Khi đồng cạn, xương trẻ con trắng xóa khắp đồng. Người dân địa phương gọi đây là Tông Khao (cánh đồng trắng) để tưởng nhớ tới sự kiện đau thương này.

g. Trường nghĩa phản ánh âm thanh liên quan đến đối tượng

Trường nghĩa này có số lượng nhỏ, chỉ có ở rải rác một vài địa danh tiếng dân tộc thiểu số, những địa danh này cũng được chuyển hóa sang những địa danh cùng loại hay khác loại. Những âm thanh được mô phỏng thường là tiếng động của dòng chảy hay của một số loại động vật sinh sống ở đối tượng. Chẳng hạn, bản Na Khếnh (ruộng tiếng kêu), hồ Hồng Khếnh (khe nước chảy phát ra tiếng kêu), Na Ư (ruộng kêu), địa danh này được chuyển hóa vào các địa danh như suối

Na Ư, xã Na Ư, bản Na Ư.

h. Trường nghĩa phản ánh tính chất, mùi vị của đối tượng

Trường nghĩa này có ở cả ba loại địa danh địa hình thiên nhiên, đơn vị dân cư và công trình nhân tạo trong đó ở địa danh đơn vị dân cư và công trình nhân tạo là do những hiện tượng chuyển hóa mà có. Đó là những đặc điểm tính chất, mùi vị xuất phát từ bản chất của đối tượng hoặc là những thuộc tính của sự vật, hiện tượng có ở trong đối tượng. Những đặc điểm về tính chất, mùi vị này khá độc đáo và phong phú trong đó đặc điểm tính chất chiếm số lượng lớn hơn đặc điểm về mùi vị. Những đặc điểm về tính chất như xa xăm, thông thoáng, thất thường, đục, trong, khô, cạn, lớn, nhỏ, nghèo nàn, ấm, lạnh, rậm rạp, quang đãng; đặc điểm về mùi vị như vị mặn... Chẳng hạn, trong địa danh tự nhiên có dãy núi Pu Khâu Lạnh (núi khô cạn), có Huổi Un (suối nước ấm) cũng có núi Pu Huổi Un với nghĩa tương tự, khe

Hồng Sống (khe nghèo nàn), suối Nậm Đuống (suối nước lớn), suối Huổi Pe (suối nhiều nước), suối Lang (thông thoáng), suối Sẻ (dòng nước đột ngột, thất thường), suối Sen (cạn kiệt), suối Ít (mặn), suối Nậm Khún (nước đục), sông Nậm Núa (sông ngon). Địa danh sông Nậm Núa gắn với một câu chuyện khá thú vị: trước đây vào mùa khô nhất là gần tết, từng đoàn thuyền chở đầy ắp hàng hóa của các thương gia từ Thái Lan, Lào ngược dòng sông Mê Kông - Nặm U - Nặm Núa - Nặm Rốm đến Mường Thanh để buôn bán. Con sông này không có nhiều thác ghềnh nên các đoàn thuyền đi lại không gặp khó khăn trở ngại. Chính vì vậy người ta đặt tên cho con sông này là Nặm Núa (sông ngon) với ý nghĩa chỉ tính chất thuận lợi, suôn sẻ.

Trong địa danh đơn vị dân cư có địa danh mường Lói (xa xăm), mường là một đơn vị hành chính cũ mà đồng bào dân tộc thiểu số thường sử dụng để gọi khu vực dân cư nơi họ sinh sống, đến nay địa danh này đã được chuyển hóa sang các địa danh đơn vị dân cư khác như bản Lói, xã Mường Lói và chuyển hóa sang địa danh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa danh thành phố điện biên phủ và huyện điện biên.pdf (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)